PHẬT GIÁO LUẬN LÝ HỌC-------------

NHÂN MINHNHẬP CHÁNH LÝLUẬN NGHĨA QUÁN

-----------------------------------------------------------------------------

* Tác giả:    Bồ Tát Thương Yết La Chủ

* Dịch giả:Đại Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang

* Soạn giả (kiêm chú giải): Sa Môn Thích Thành Quan.

* Việt dịch: Sa Môn Thích Thắng Hoan.

                                   *************

 

THỨ MỤC

 

*- Lời Dịch Giả:......................................................................

A)- Lời Tựa Chung Của “Hệ Thống Tướng Tông”..................

        I.- Kinh Điển Cùng Truyền Thừa Căn Bản

             Của Tướng Tông............................................................

       II.- Tuyển Chọn Và Chú Giải Duyên Khởi

            “Hệ Thống Tướng Tông”.............................................

      III.- Sao Gọi Là Duy Thức Học?.......................................

B)- Nguyên Văn “Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận”............

C)- Cổ Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận................................

                    ********

Phật Giáo Luận Lý Học:

    Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận Nghĩa Quán

 

A.- LỜI NÓI ĐẦU..................................................................

      1.- Quy Tắc Thật Dùng Nhân Minh Phá Ngoại Đạo.......

2.- Trình Bày Tổng Quát Luận Lý Học...........................

            a. Cách Đơn Giản Của Luận Lý Tây Dương.............

            b. Cách Đơn Giản Của Luận Lý Trung Quốc.............

            c. Cách Đơn Giản Của Luận Lý Phật Giáo................

 

B.- NHÂN MINH

      NHẬP CHÁNH LÝ LUẬN NGHĨA QUÁN....................

 

1A.- Giải Thích Đề Luận, Luận Chủ, Dịch Giả................

2B.- Giải Thích Văn Luận................................................

I.-Nhập Môn Có Hai Lợi Ích............................................

     II.- Pháp Môn Chân Năng Lập.........................................

      III.- Bộ Môn Tợ Năng Lập...............................................

 

1/- Tợ Tông.................................................................

                   A, Tợ Tông Có Chín Lỗi......................................

                         1, Hiện Lượng trái ngược nhau......................

                         2, Tỷ Lượng trái ngược nhau.........................

                         3, Tự Giáo trái ngược nhau............................

                         4, Thế Gian trái ngược nhau..........................

                         5, Tự Ngữ trái ngược nhau.............................

                         6, Năng Biệt Bất Cực Thành..........................

                         7, Sở Biệt Bất Cực Thành...............................

                         8, Cau Bất Cực Tành.......................................

                         9, Tương Phù Cự Thành................................... 

                   B, Tổng Kết Chín Lỗi...........................................

 

2/- Tợ Nhân................................................................

                    A,Bốn Thứ Tợ Nhân Bất Thành.....................

                          A1, Lưỡng Câu không thành.....................

                          A2, Tuỳ Nhất không thành........................

                          A3, Do Dự không thành...............................

                          A4, Sở Y không thành..................................

                    B, Sáu Thứ Tợ Nhân Bất Định.........................

                         B1, Cộng Bất Định (Nhân của hai bên tạo để

                                chung nhau dùng mà trở thành bất định).......

                         B2, Bất Cộng Bất Định (Nhân của hai bên tạo

                                mà không chung nhau dùng liền trở thành

                                Bất Định)........................................................

                         B3, Nhân Bất Địng nơi Trong Đồng Phẩm Dụ

một phần chuyển, mà nơi trong Dị Phẩm Dụ

biến chuyển...........................................

                         B4, Nhân Bất Định nơi trong Dị Phẩm Dụ

                                Một phần chuyển, mà nơi trong Đồng Phẩm Dụ

                                Biến chuyển...........................................................

                    C, Bốn Thứ Tợ Nhân Trái Ngược Nhau...........

                         C1, Tợ Nhân cùngTự Tướng của Pháp trái ngược                   

                                 nhau.....................................................................

                         C2, Tợ Nhân cùng Tướng Sai Biệt của Pháp

                                 trái ngược nhau....................................................

                         C3, Tợ Nhân cùng Tự Tướng của Hữu Pháp

                                 sai biệt nhau........................................................

                         C4, Tợ Nhân cùng Tướng Sai Biệt của Pháp

                                 Trái ngược nhau.................................................

 

3/- Tợ Dụ.................................................................

                     A, Tợ Đồng Dụ.................................................

                           A1, Tợ Đồng Dụ của Pháp Năng Lập

                                   không thành................................................

                           A2, Tợ Đồng Dụ của Pháp Sở Lập

                                   Không thành.............................................

                           A3, Tợ Đồng Dụ của Câu không thành.............

                           A4, Tợ Đồng Dụ của Không Hợp.............................

                           A5, Tợ Đồng Dụ Phối Hợp Bị Điên Đảo ................

                     B, Tợ Dị Dụ................................................................

                          B1, Tợ Dị Dụ của Sở Lập không lìa bỏ..............

                          B2, Tợ Dị Dụ của Năng Lập không lìa bỏ..........

                          B3, Tợ Dị Dụ của Câu không lìa bỏ....................

                          B4, Tợ Dị Dụ Không Lìa Bỏ.....................................

B5, Tợ Dị Dụ của lìa bỏ bị đảo ngược.....................

 

4/- Lời Kết Luận...................................................

 

  IV.- Hai Môn Lượng Của Tự Ngộ...................................

A, Hai Môn Lượng Chân.......................................

B, Hai Môn Lượng Tợ...........................................  

 

      V.- Bộ Môn Chân Năng Phá............................................

      VI.- Bộ Môn Tợ Năng Phá...............................................

      VII.- Kệ Tụng Tổng Kết...................................................

 

C.- PHỤ LỤC: Thư Mục Tham Khảo....................................

 

                          *************

 

LỜI TỰA CHUNG CỦA “HỆ THỐNG TƯỚNG TÔNG”

--------- ---- --- Sao gọi là Duy Thức Học.---------------------

 

*- Lời Dịch Giả:

 

Giáo lý Phật Giáo trong ba Tạng Kinh, Luật, Luận, nhất là Tạng Tuận kể cả giáo lý Tiểu Thừa và Đại Thừa đều được xây dựng trên nền móng Nhân Minh Luận để phát huy tư tưởng sâu rộng trong dân gian nhằm minh định chân vọng, cánh tà, thiện ác, đúng sai, phải quấy, tốt xấu..v..v...... ngỏ hầu giúp cho người mới vào đạo nhờ đó tư duy được chân chánh.Cũng nhờ luận chứng của Nhân Minh, tư tưởng Phật Giáo, đi đến đâu ảnh hưởng đến đó, ảnh hưởng lan rộng đến mọi tầng lớp xã hội, đồng thời trở thành chất liệu sống ăn sâu vào tâm huyết con người từ bao giờ như tư tưởng từ bi, bình đẳng, thiện ác nghiệp báo, nhân quả luân hồi..v..v..... đã trở thành phương châm, luân lý, đạo đức trong nếp sống xã an lạc.

 

      Ngày nay trong thời kỳ mạt pháp, con người đang đứng trước quả mù của vạn hoa tư tưởng tha hồ tung bay khắp mọi chân trời gốc biển. Một số con người hầu như bị rơi vào trong thế giới ảo tưởng quá nặng của vạn hoa tư tưởng ấy lung lạc, làm cho tâm trí bị mờ tối, không biết hướng đi nào đích thực để chọn. Thế mà họ không nắm vững yếu điểm tư tưởng của mỗi luận thuyết, đã vậy họ tự mình lại còn đem những kiến giải thiếu kiểm chứng tung ra những luận thuyết phi luận thuận thuyết, trong đó vay mượn, vá víu, nối kết những tư tưởng phi tư tưởng chân chánh để trang điểm cho luận thuyết của mình, rồi tự hào cho luận thuyết của mình là chân chánh.Khi nhìn vào nội dung những luận thuyết vay mượn, vá víu, nối kết nói trên, chúng ta nhận thấy trong đó những tư tưởng mâu thuẫn, tạp nhạp, không liên kết nhất quán, theo Nhân Minh Học gọi là tự ngữ tương vi, hay nói theo ngôn từ bình dân là “Râu ông này cắm càm bà kia”, mà những thứ đó hiện nay sản xuất quá nhiều, nếu người sơ cơ khó bề lựa chọn.

 

      Nhằm mục đích giúp những người muốn học Phật pháp chọn đúng tư tưởng hoa Ưu Đàm Bát Nhãchân thật trước cao trào vạn hoa tư tưởng ảo giác nói trên, tôi cố gắng chọn tác phẩm Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận Nghĩa Quán của Bồ Tát Thương Yết La Chủ do Sa Môn Thích Hành Quan biên soạn và chú giải dịch ra tiếng Việt để làm cẩm nam cho việc khảo cứu, đồng thời cũng làm tư liệu cho văn học Phật Giáo Việt Nam. Tôi dịch theo lối thoát văn, chỉ chọn lấy ý tưởng hơn là chọn lấy văn chương cú pháp, đồng thời những chữ nằm nghiêng và nằm nghiêng trong dấu Ngoặc(chữ nằm nghiêng) chính là lời dịch giả thêm vào để người đọc dễ nhận định hơn. Lối dịch của tôi dường như có nhiều thiếu sót kính xin quý ngài cao minh chỉ giáo để tu chỉnh lại cho được hoàn bị hơn.

          Cẩn bút.

Thích Thắng Hoan

 

 

I.- KINH ĐIỂN CÙNG TRUYỀN THỪA

      CĂN BẢN CỦA TƯỚNG TÔNG.

 

      Chủ yếu là giải rõ Tướng Tông (tức là Pháp Tướng Tông, cũng gọi là Du Già Tông, hoặc gọi là Duy Thức Tông), tất nhiên cũng phải dần dần giải rõmột thứ dưới đây là học phái Trung Quán; nhân vì chính như Tam Tạng Đường Đại Nghĩa Tịnh ở nơi chỗ trình bày trong Nam Hải Ký Quy Nội Pháp Truyện do Ngài trước tác nói rằng: “Chỗ gọi Đại Thừa, không ngoài hai thứ: một là Trung Quán, hai là Du Già. Trung Quán thì thông thường có chân không, thể thì hư vọng như huyễn; Du Già ở ngoài thì không nhưng ở trong thì có, sự vật đều là Duy Thức.” Do đó có thể hiểu biết, Phật pháp đại thừa thì có hai Đại Pháp Phái hoặc Học Phái, một là Trung Quán Học Phái, hai là Du Già Học Phái. Trung Quán Học Phái thì tôn vinh Bồ Tát Long Thọ là Tổ đầu tiên, đem Trung Quán Luận và Thập Nhị Môn Luận của Bồ Tát làm căn bản luận điển, về sau học phái của Bồ Tát truyền đến Bồ Tát Đề Bà, Bồ Tát Đề Bà trước tác thành Bách Luận, nghĩa là cùng với hai bộ Luận của Long Thọ hiệp nhau lại gọi là “Tam Luận”; người truyền thừa phái của Bồ Tác Đề Bà là La Hầu La Bạt Đa La, Thanh Mục, Bà Tẩu, Phật Hộ, Thanh Biện..v..v....... Người hoằng truyền tại Trung Quốc thì có Cưu Ma La Thập, truyền cho đến đời Đường.Đại sư Kiết Tạng nhơn vì muốn khai sáng “Tam Luận Tông” nên mới gom góp chúng lại trở thành to lớn. Trung Quán Học Phái tại đây được gọi là Hiệp Nghĩa Đích Trung Quán Phái; phái này mặc dù gọi là “Trung Quán”, kỳ thật là sử dụng pháp Không Quán (Đệ Nhất Nghĩa Không, Nhất Thiết Pháp Không)trong đó bao hàm ba pháp quán là Không, Giả, Trung, cho nên gọi là “Trung Quán”, cũng xưng là “Không Tông”. Kinh điển căn bản của tông này là các kinh Bát Nhã cùng Tam Luận.

 

      Nghĩa rộng của Trung Quán Học Phái hoặc Không Tông thì bao quát cả Thiên Thai Tông, Hoa Nghiêm Tông, Thiền Tông..v..v......, nhân vì những tông phái ấy đều chọn lấy Trung Quán Học Phái để mở đầu sáng lập và chủ yếu là căn cứ kinh điển của Trung Quán Học Phái để lập Tông, cho nên ở trong tám Đại Tông Phái Đại Thừa, ngoại trừ Pháp Tướng Tông và Luật Tông, kỳ dư các Tông Phái trên cơ bản đều lệ thuộc chỗ nhiếp lấy nơi Tánh Không (Không Tông) (dùng nó làm tương đối nơi “Tướng Tông”, lại còn nghiên cứu bản tánh của các pháp huân tập, cho nên lại xưng là “Tánh Tông”.

 

      Nói đến Pháp Tướng Tông (Hoặc là Du Già Tông) kinh điển tối chủ yếu chính là “Một Kinh một Luận”: Giải Thâm Mật Kinh và Du Già Sư Địa Luận. Kinh điển căn bản của nó chính là căn cứ Thành Duy Thức Luận Thuật Ký, đó là 6 Kinh 11 bộ Luận:

 

      A.- 6 Kinh gồm có:

      1, Kinh Giải Thâm Mật,

      2, Kinh Hoa Nghiêm,

      3, Kinh Mật Nghiêm (cũng gọi là Kinh Hậu Nghiêm)

      4, Kinh Lăng Già,

      5, Kinh Như Lai Xuất Hiện Công Đức

      6, Kinh Đại Thừa A Tỳ Đạt Ma

      (Hai Kinh sau cùng chưa dịch thành Hán Văn).

 

 

B.- 11 Bộ Luận:

      1, Luận Du Già Sư Địa (Bồ Tát Di Lặc giảng)

      2, Luận Hiển Dương Thánh Giáo

      3, Luận Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh,

      4, Luận Đại Thừa A Tỳ Đạt Ma Tập.

      5, Luận Nhiếp Đại Thừa (Từ đây trở về trước do Bồ Tác Vô Trước sáng tạo).

      6, Luận Biện Trung Biên (Bổn Luận do Bồ Tác Di Lặc giảng giải, Thế Thân

sáng tạo và giải thích luận)

      7, Luận Phân Biệt Du Già (Bổn Luận này cũng do Bồ Tác Di Lặc giảng, Thế 

Thân sáng tạo và giải thích Luận, Luận này chưa dịch và truyền thừa)

8, Luận Duy Thức Nhi Thập (do Thế Thân sáng tạo).

      9, Luận Thập Địa Kinh (do Thế Thân sáng tạo, giải thích quan hệ nơi phẩm 

          Thập Địa của kinh Hoa Nghiêm) 

    10, Luận Tập Lượng (do Bồ Tát Trần Na sáng tạo, Nghĩa Tịnh giải thích, đã

          thất lạc mất, Luận Điển này liên hệ với Nhân Minh Học,  phát huy hai

Lượng, Hiện Lượng và Tỷ Lượng, và học thuyết 3 Phần của Duy Thức)

    11, Luận Quán Sở Duyên Duyên (do Trần Na sáng tạo).

 

      Do đây có thể biết, kinh điển căn bản của Du Già Tông, trong đó sáu Kinh đều là Phật nói; còn 11 Luận kia thì do Bồ Tát nói hoặc sáng tạo, bao quát gồm có Di Lặc, Vô Trước, Thế Thân, Trần Na..v..v........

 

      Cho đến sự truyền thừa của Du Già Tông, ngoại trừ Thích Tôn và Bồ Tát Di Lặc, chủ yếu chính là hai Bồ Tát Vô Trước và Thế Thân. Bồ Tát Vô Trước quan hệ nơi khoảng (thời gian cuối thế kỷ thứ IV)sau Phật nhập diệt, Bồ Tát đản sanh nơi nước Kiền Đà La Bắc Ấn Độ, xuất gia sau khi chứng nhập Sơ Địa, bằng trên sức thần thông bay lên cõi Trời Đâu Xuất, đích thân lắng nghe Bồ Tát Di Lặc thuyết pháp, ngộ được Đại Thừa Nghĩa Không của nhân duyên vô tánh, liền thỉnh Bồ Tát Di Lặc nơi giữa đêm gián thần xuống nơi thiền đường của ngài ở nước A Du Đà trung Ấn Độ, vì ngài mà thuyết pháp 5 bộ Luận (tức là Du Già Sư Địa Luận, Phân Biệt Du Già Luận Tụng, Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận Tụng, Biện Trung Biên Luận Tụng, Vương Pháp Chánh Lý Luận). Bồ Tát Vô Trước thừa tiếp  giữ vững yếu chỉ chỗ thuyếp pháp của Bồ Tát Di Lặc liền sáng tạo Hiển Dương Thánh Giáo Luận, Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận, Đại Thừa A Tỳ Đạt Ma Tập Luận, Nhiếp Đại Thừa Luận..v..v...... Thế Thân liên hệ chính là em của Vô Trước, đầu tiên tu học Tiểu Thừa, về sau chịu sự giáo hoá của Vô Trước, quy y Đại Thừa, đồng thời thừa hành sự chỉ giáo của Vô Trước, hoằng dương rộng lớn giáo pháp của Đại Thừa, được gọi là chủ của trăm Luận, trước tác gồm có: Nhiếp Đại Thừa Luận Thích, Thập Địa Kinh Luận, Biện Trung Biên Luận, Duy Thức Nhị Thập Luận, Duy Thức Tam Thập Tụng..v..v..... Nổi bật của Thế Thân là Duy Thức Tam Thập Tụng, đối với Trung Thổ lại có ảnh hưởng rất lớn không có gì hơn, nguyên nhân là từ khi Thế Thân sáng tạo những bài Tụng trở về sau lại có 10 Đại Luận Sư tiếp nối (Hộ Pháp, Đức Huệ, An Huệ, Thân Thắng, Nan Đà, Tịnh Nguyệt, Hoả Biện, Thắng Hữu, Tối Thắng Tử, Trí Nguyệt), các vị trước sau sáng tạo thích luận để giải thích văn Tụng của Thế Thân, do đó tông phong của Du Già liềnngổn ngang toàn cõi Ấn Độ. Thời đại nhà Đường, Pháp sư Huyền Trang vào Ấn Độ cầu pháp, Pháp sư liền tôn thờ Giới Hiền là người của môn phái Hộ Pháp, toàn bộ đều được thầy truyền thừa cho Pháp sư.Sau khi trở về Đường, Pháp sư phiên dịch và truyền thừa kinh luận của Bản Tông, hoằng dương yếu chỉ Pháp Tướng Duy Thức. Gom lại sự giải thích tạp nhạp của mười Đại Luận Sư uốn nắn văn luận của Duy Thức Tam Thập Tụng, tạo thành bộ luận là “Thành Duy Thức Luận”, nhân đó liền thành lập Pháp Tướng Tông. Từ đây Pháp Tướng Tông ở Trung Thổ, nói giản đơn tức là căn cứ nơi năm ngôi vị Bách Pháp phê phán phân biệt các pháp hữu vi và vô vi, mà tu chứng yếu chỉ giáo pháp của Duy Thức.

 

      Kẻ được chỉ bảo kế thừa Duy Thức của Đại sư Huyền Trang tương đối hơi nhiều, những kẻ trứ danh là: Khuy Cơ, Thần Phưởng, Gia Thượng, Phổ Quang, Thần Thái, Pháp Bảo, Huyền Ứng, Huyền Phạm, Biện Cơ, Ngạn Tông, Viên Trắc..v..v...... Khuy Cơ là người tiếp nối kế thừa chính thống của Huyền Trang, trụ tại chùa Đại Từ Ân ở Trường An, người đời gọi ngài là Đại Sư Từ Ân, cho nên Pháp Tướng Tông cũng lúc đó xưng là Từ Ân Tông. Tân La (tên xưa của Hàn Quốc) Tăng Thái Hiền theo làm đệ tử của Viên Trắc và học pháp với Đạo Chứng, trước tác Duy Thức Cổ Tích, người đời gọi ngài là “Tổ của Hải Đông Du Già”.

 

      Trên đây là kinh điển và truyền thừa của Hiệp Nghĩa Đích Pháp Tướng Tông. Cho đến nghĩa rộng của “Pháp Tướng”, chung chung thì chỉ có Đại Thừa Duy Thức Tông, Tiểu Thừa Câu Xá Tông và Lục Túc Luận, Phát Trí Luận, Đại Tỳ Bà Sa Luận..v..v.......

 

      Riêng đem chỗ trình bày ở trên, giải thích đơn giản theo Đồ Biểu như dưới đây:

 

 

 

 

 

Phật Pháp Đại Thừa

Trung Quán Học Phái

(Tánh Tông)

Du Già Học Phái

(Tướng Tông)

Long Thọ

Di Lặc

Tam Luận Tông

Hoa Nghiêm Tông

Thiên Thai Tông

Thiền Tông

Đề Bà.....

Bát Nhã các kinh, Tam Luận

 

Vô Trước

Thế Thân

Hoa Nghiêm, Giải Thâm Mật, Du Già Luận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Truyền Thừa của Du Già Học Phái:

 

Thích Tôn

Di Lặc

Vô Trước

Thế Thân

Trần Na

Vô Tánh

Hộ Pháp

Giới Hiền

Huyền Trang

 

 

 

 

 


      Rốt cuộc kể từ được thấyLục Kinh của kinh điển căn bản Du Già Tông, ngoại trừ hai kinh sau cùng ở Trung Thổ chưa được dịch, còn bốn Kinh (Giải Thâm Mật Kinh, Hoa Nghiêm Kinh, Mật Nghiêm Kinh, Lăng Già Kinh), đều được gọi là “Tánh Tướng Viên Dung”, cũng tức là có Tánh có Tướng, đều không phải thuần nhất là môn học của Pháp Tướng. Lại có tiến bộ hơn, bốn bộ Kinh đây đồng thời cũng là kinh điển căn bản của Tánh Tông; nổi bật nhất là Lăng Già Kinh, Tổ sư Thiền Tông Đạt Ma thay đổi bằng cách sử dụng Tâm Ấn để truyền thừa, nơi Lục Tổ trở về trước vốn là Tánh Tướng Viên Dung, Tánh Tướng không phân chia.  Chẳng những Tánh Tướng không phân chia, mà lại cũng là Hiển Mật không phân chia: nhân vì Hoa Nghiêm, Mật Nghiêm, Giải Thâm Mật, cho đến Lăng Già cũng là hai giáo pháp Hiển Mật được chung cùng tôn vinh với nhau. Nhưng mà chúng nó về sau, do căn khí chúng sanh chuyển hướng đần độn, không có thể thọ trì toàn thể đại pháp, nhân đây phân ra môn phái để tu học mỗi sở trường của nó. Nhưng mà nương nơi bổn nguyên của pháp cùng được thấy phát triển, sự nối kết đây đã không được như ý, đồng thời phi pháp đã có mầm phân phái, mà thật tế người nối kết căn cơ nông cạn gây nên: cùng một lúc phi pháp có hai thứ, ba thứ hoặc nhiều thứ; mọi thứ giáo pháp thật tế đều nối kết một thể của Pháp Thân Như Lai; chúng sanh không kham nổi toàn thể đại pháp, cho nên mới tiếp thọ pháp môn bộ phận riêng biệt của nó. Nhưng yếu điểm của nó đều muốn cầu Bồ Đề vô thượng thì cần thiết chớ nên sử dụng một bộ phận pháp nào để tự tu tập,như hoặc tánh hoặc tướng,hoặc hiển hoặc mật, chấp lời giải thích hình tượng mô phỏngmà nói rằng: “Đây chính là toàn bộ của pháp Như Lai!” nhân vì chỉ được ít mà lại cho là đủ, thậm chí hoặc là chính mình không phải người nào khác, mọi thứ vọng tưởng phân biệt, cho đến công kích tranh đấu lẫn nhau, người như thế đúng là bị mê hoặc, uổng công chọn lấy sự chăm chỉ mà không vào được chánh lý.

 

II.- TUYỂN CHỌN VÀ CHÚ GIẢI

     DUYÊN KHỞI “HỆ THỐNG TƯỚNG TÔNG”

 

Bốn cửa lớn tu hành của Phật pháp tức là: Tin, Hiểu, Hành và Chứng. Cho nên nếu Tin mà không hiểu, hiểu mà không thật hành, tức là không nhờ đoạn trừ để chứng đắc. Lại thêm nữa không tin, không hiểu, không hành,hoặc là tuy xem đầy đủ kinh Phật,nhưng lỗ hỏng nơi chánh pháp của Như Lailà không thể phát khởi tin chân chánh, hiểu chân chánh, cho đến mọi thứ đều hiểu không có lý, hiểu không chánh đáng,hiểu sai lầm; như thế không chỉ tự mình đã không thể phát khởi tu hành chân chánh và lại còn chỉ đạo sai lầm cho người khác.

 

      Hiển Giáo của Phật pháp dẫn đến phân chia trầm trọng là hai bộ phái Tánh Tông và Tướng Tông mà Tướng Tông tức là Duy Thức Học, hoặc là Pháp Tướng Học, hoặc hai học phái Duy Thức và Pháp Tướng hợp nhau lại gọi là “Pháp Tướng Duy Thức”. Nhưng mà “Pháp Tướng” cùng “Duy Thức” thì không giống nhau: như trước đã nói tất cả Du Già Bộ, cho đến Đại Tỳ Bà Sa Luận của Tiểu Thừa, Lục Túc Luận và Câu Xá Luận thì nằm ở giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa, đều có thể sử dụng học thuyết “Pháp Tướng” và “Duy Thức”. Cho đến “Duy Thức” thì không cộng pháp với Đại Thừa và không có pháp của Tiểu Thừa. Nhân vì Duy Thức Học là chỗ nghiên cứu phân tích rất nhiều “Danh Tướng”, cũng là thuộc nơi chỗ nhiếp lấy của Pháp Tướng, cho nên cũng gọi chung Đại Thừa Duy Thức Học là “Pháp Tướng Tông”, mà “Pháp Tướng Tông” là một từ lại nghiễm nhiên trở thành đại danh từ của Duy Thức Tông. Thật thì, căn cứ nơi lý mà nói “Duy Thức” được thành danh một Tông Phái, nhân vì trong một từ “Duy Thức” liền tự có chủ trương của Tông phái. Nhưng một từ “Pháp Tướng” thì mảy may không đặc sắc, không chủ trương; vả lại chỗ công dụng đều quan hệ nhiều Tông, cho nên thật tế không thích hợp thành danh là một Tông phái. Nhưng vì trải qua nhiều thời đại cho đến nay đều tương truyền như thế, cho nên cũng tạm thời tùy thuận “truyền thống”, cũng thường theo đó mà xưng là “Pháp Tướng Tông” hoặc “Tướng Tông”; nhưng quý đọc giả các vị phải biết “Pháp Tướng” cùng “Duy Thức” khác biệt nhau.

 

      Tánh Tông trong Hiển Giáo, đại lược khái quát thì tất cả trong Hiển Giáo đều hoàn toàn liên quan đến “Pháp Tánh”, hoặc dùng để tham cứu “Pháp Tánh”, hoặc tông phái là chủ của “Bản Tánh” xin đề cử, phàm các học phái Thiền Tông, Trung Quán, Tam Luận, Bát Nhã, cho đến Hoa Nghiêm, Thiên Thai..v..v..... đều có thể chọn lấy học thuyết đây để nghiên cứu tu học “Tánh Tông”. Tại Trung Quốc trải qua thời đại học phái Tánh Tông có thể sử dụng thuyết “Độc Chiếm”, cho nên tất cả hoàn toàn trở thành “Phật Giáo Thị Trường”; còn “Tướng Tông” thì chỉ có ở thời gian đầu của Nhà Đường, nơi Đại sư Huyền Trang và Pháp sư Khuy Cơ đệ tử của ngài, Pháp sư Phổ Quang (Đại Thừa Quang)..v..v...... cùng nhau hoằng truyền một thời ở Xương Thịnh, sau Đường xu hướng cung cách huyền bí, con người hỏi han yếu đuối; cho đến cuối nhà Minh, mới có Đại sư Ngẫu Ích, Đại sư Hám Sơn, Pháp sư Minh Dục..v..v.....  đề xướng nghiên cứu tìm cầu, vừa mới hơi hơi chấn hưng; về sau Tánh Tông chỗ sơ hở lại tuyên bố cung cách huyền bí. Cho đến đầu Dân Quốc, lại có một số nhà Phật học, chủ yếu chọn lấy Bạch Y làm đầu, nổ lực lớn đề xướng truyền bá Pháp Tướng Duy Thức Học, đây là Duy Thức Học lại tái dẫn độ đại gia phát khởi hứng thú nghiên cứu. Nhưng một số học giả Duy Thức đây, họ ban đầu phát tâm nghiên cứu Duy Thức Học, thì lúc đó lại có bài học nơi Thiền Tông tại Trung Quốc họ lại ngã theo và phát triển cao độ, nhưngtrào lưu mạt phái của Thiền Tông thì lại rơi vào trào lưu nhàn đàm trống rỗng, không chính xác, không xác thực,cho đến Khẩu Đầu Thiền quyết không thật tế, nhân đây muốn đề xướng Pháp Tướng Duy Thức Học chính xác, nên sửa chữa hủ bại của trào lưu mạt phái Thiền Tông. Các vị phát tâm đây nguyên do không thể sai lầm to lớn, nhưng mà chỗ sơ hở là sửa chữa quá đáng, chỉ thấy đến sự hủ bại của trào lưu mạt phái Thiền Tông, mà không thấy cái khéo cái hay của chánh pháp Thiền Tông; nơi đấy lý do bởi vì mất sự trợ giúp của Thiền lưu, mà chỉ Nhất Tâm, dốc toàn lực công kích chỗ có của Thiền Tông, cho đến nghĩa rộng của Tánh Tông, cũng dùng thêm lời mỉa mai huỷ báng. Phần nào học giả đây, một số xuất gia làm đệ tử, kế thừa ý chí của Thiền Tông, phát huy quang đại học thuyết của họ, sự nghiệp quan trọng là “dùng Tướng phá Tánh”, thực tại đây là nghĩa hướng về Duy Thức Học, phần nhiều giải thích sai lầm và dẫn đến chỗ giải thích không có lý. Kỳ thật, các bạn trí giả chỗ hiểu biết chung đều cho là đại pháp của Như Lai cũng như “một thể của Như Lai”, mà hai tông Tánh và Tướng thì cũng giống như “tay trái tay mặt của Như Lai”; chúng sanh làm sao không giải thích nghĩa này, chỗ sơ hở là đem chỗ xuất sắc của Như Lai để “tay trái  đập tay phải, tay phải đập tay trái”, hơn nữa “dùng hai tay đập lên đầu”;phải chăng đây là ý của Như Lai thuyết pháp hay sao? Như Lai nói mọi thứ pháp, đâu là yếu tố khiến chúng sanh chấp một bộ phận pháp của Như Lai nói, mà đấu tranh lẫn nhau và thị phi lẫn nhau? Đây thật là trái ngược rất to lớn yếu chỉ của Như Lai thuyết pháp. Bởi vì chỗ Như Lai tuyên dương thuyết pháp là diệu nghĩa vô lượng, đều là dùng đại bi, đại trí, căn cứ nơi căn cơ của chúng sanh, phương tiện thâu nhận dẫn dắt, đều khiến vào hạnh Bồ Đề vô thượng, tức là chỗ gọi: “Tất cả pháp đều là một pháp Phật Thừa”; khá thương hại chúng sanh ngu muội, nghe nói diệu pháp, không tự tu hành, liền nương nơi ngã chấp ngã kiến, phát khởi đại đấu tranh, lý do những kẻ nói xấu pháp, phá hoại pháp, mỉa mai hủy báng chánh pháp hiện tại có rất nhiều.

 

Nguyên do nơi Duy Thức Học trải qua thời đại kẻ nghiên cứu cũng ít, thật tại có thể cung cấp những chú giải để tham khảo thì không nhiều, vả lại phần nhiều là văn thuộc văn nói, thêm nữa văn căn bản và văn chú giải trên kinh điển, phần nhiều đều thâm áo khó giải thích, nhơn đây người hiện đại liền khiến cần yếu phát tâm tu học Duy Thức, cũng khó khăn chồng chất. Tác giả có bài học nơi đây,

 

1, Muốn khiến đệ tử Phật thường phát tâm mong học Duy Thức đều có cửa có thể vào, ít nhất nơi văn của kinh luận đều có thể giải được, vả lại nơi yếu chỉ của nó đều được thông đạt chánh tín;

 

      2, Chúng sanh nếu muốn phổ biến có thể xem điển Phật, nơi trong đó đạt được tín giải chân chánh, tức là không lo lắng bị mê hoặc cho là ác tri thức và không bị lừa dối.

 

      3, Chọn đây để tuyên dương yếu chỉ Duy Thức chân chánh của Như Lai, khiến chúng sanh trong pháp giới được phổ biến chánh tri, tín giải chân chánh: Như Lai chỗ nói tất cả diệu pháp, thật không trái nghịch lẫn nhau, không hoang đường xa cách; vì pháp của Như Lai chọn “trước đã thiện, giữa đã thiện và sau cũng thiện”; này các Phật tử nơi thánh giáo của Như Lai chớ tự đấu tranh, chớ khởi ý trái nghịch, lại chớ phát động huỷ báng; nên theo Phật giáo tin hiểu phụng hành, diệt độ vượt qua các chướng: phiền não chướng, sở tri chướng, báo chướng, ác nghiệp chướng, pháp chướng, ma chướng, thẳng đến Bồ Đề vô thượng.

 

III.- SAO GỌI LÀ DUY THỨC HỌC?

 

      Nghĩa của “Duy Thức Học” nói duy nhất là bao trùm hết, tức là “Trợ Đạo Tâm Lý Học” hoặc là “Tu Đạo Tâm Lý Học”. Nay xin giải thích như dưới đây.

 

Thời đại gần đây do khoa học xương thịnh, nhân đó đại chúng mười phần đều tôn sùng hướng về khoa học. Mà nơi trong Phật giáo cũng có cảnh tượng hướng về khoa học đây. Trong nó do thấy một số học gia Duy Thức tỏ ra xuất sắc. Chúng nó thấy nhiều pháp tướng trong Duy Thức Học, và nó quan hệ mạch lạc phân minh, hiểu được Duy Thức Học “hết sức khoa học”, mà lại chủ đề chỗ nghiên cứu của Duy Thức Học cũng đều dựa trên phương diện “Tâm Lý Học” làm cơ sở, sở dĩ chúng nó lại xem Duy Thức Học như là “Phật Giáo Tâm Lý Học” đem ra nghiên cứu. Kỳ thật điều đó không phải là chính xác:

 

      1.- Duy Thức Học mặc dù “hêát sức khoa học”, nhưng nghiên cứu đến nó thì không phải khoa học;nguyên vì Phật pháp tuy có thể cho là “rất khoa học”, nhưng Phật pháp là siêu hơn khoa học. Cùng một lý, Duy Thức Học cũng không phải là “Phật Giáo Tâm Lý Học”, nhân vì tâm lý học là thế học (học vấn của thế gian), chỗ bàn chuyện chính là “Thế Đế”, mà Duy Thức Học thì thuộc về “Pháp Xuất Thế”, chỗ sơ hở của tham cứucho “Tâm Lý Học” là pháp “Xuất Thế Đế”,là đúng lý của xuất thế, cho nên hai thứ đây không thể giống nhau bừa bãi;lại nữa không thể nhân vì nơi đề tài trên của Duy Thức Học cùng Tâm Lý Học có chút hứa hẹn chỗ tương tợ, lại nhân đó khiến Phật giáo đồ hiểu được chính mình “thân có giá trị trăm lần”, hoặc theo kịp tân thời;những người ấy quan niệm pháp đều sai lầm, nguyên do nếu tưởng như thế tức là: “cho thế pháp là quý”, cho đến “dùng thế pháp phê phán phân biệt cao thấp của Phật pháp”, cũng vậy thứ quan niệm sai lầm đây mà khiến một số nhà học Phật nọ dùng tiêu chuẩn “Khoa Học” để làm thước đo, lại một lần nữa là tiến hành công tác “Phán giáo” toàn thể Phật pháp, rồi lại hướng dẫn người nghi ngờ, bàn tán mọi thứ Phật pháp.

 

      2.- Nếu nhất định muốn nói Duy Thức Học một thứ “Tâm Lý Học” thì phải biết nó đều không phải “Phổ Thông Tâm Lý Học”, mà là “Trợ Đạo Tâm Lý Học” hoặc “Tu Đạo Tâm Lý Học”, đây là tất cả đệ tử Phật học Duy Thức tất nhiên cần yếu phải biết rõ lý sự của nó. Nguyên nhân Phật và Bồ Tát từ bi khai thị chánh lý của Duy Thức đều là vì hoàn toàn trợ giúp đệ tử Phật tu tập chánh đạo Bồ Đề, không vì cá biệt, cho nên gọi là “Trợ Đạo Tâm Lý Học”; lại nữa “vấn đề tâm lý” chỗ xử lý của Duy Thức, đều là kẻ tu đạo phải ở trong quá trình tu hành, cơ hội bắt gặp mọi thứ hiện tượng, mọi vấn đề, hoặc mọi khốn nạn, cùng với đối diện như thế nào, bài trừ ra sao..v..v....... nhân đây Duy ThứcHọc chính là “Tu Đạo Tâm Lý Học”. Cho nên “Trợ Đạo Tâm Lý Học”, nội dung, đề tài và mục đích của nóvề phương diện lý vô cùng không giống nơi “Phổ Thông Tâm Lý Học” của tâm lý phàm phu thế gian. Nguyên do “Duy Thức Học” đây có thể nói là một cái vỏ bao bọc chuyên môn thiết kế “Tu Đạo Tâm Lý Học” để giúp cho người tu hành Phật pháp, thế nên không thể đem nó so sánh tương đương như một môn “học thuật” để “nghiên cứu”.

 

      Như thế hai chữ “Duy Thức” của “Duy Thức Học” nghiên cứu thì ý nghĩa như thế nào? Ý nghĩa của “Duy Thức” chính là: tất cả vạn pháp đều là biến hiện của Thức, đều là “Tự Chứng Phần” (Bản Thể) nương nơi Thức, là chỗ biến hiện ra “Kiến Phần” và “Tướng Phần”; ngoài đây đều không có vật nào khác, cho nên nói “Chỉ Có Thức”. Dễ dàng để nói, tức là “Tam Giới Duy Tâm, Vạn Pháp Duy Thức” của Kinh Hoa Nghiêm nói. Kinh Hoa Nghiêm đây nói: một nửalà bộ phận của “Duy Tâm”, ở trong Thánh giáo tức là “Tánh Tông”, nói rộng là để khai sáng; còn riêng một nửa là bộ phận của “Duy Thức”, ở trong Thánh giáo tức là “Tướng Tông”,nói rộng là để khai sáng. Nên biết “Duy Tâm” của “Tánh Tông” cùng “Duy Thức” của “Tướng Tông” ở trên nội dung chân thật thì thực không sai biệt, chỉ là chỗ không giống nhau đối với căn cơ, và chỗ phương tiện thực hành thì có sai biệt, đã là như thế; cho nên phải biết hai tông Tánh Tướng đều không phải đối địch nhau, mà là giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau thành công, cũng giống như hai cánh của một con chim. Lại nữa, công dụng mà Như Lai thường nói pháp,chính là “trong Tánh có Tướng”, hoặc là “trong Tướng có Tánh”, cho đến “trong Hiển có Mật”, “trong Mật có Hiển”, “trong Thiền có Tịnh”, “trong Tịnh có Thiền”, chỉ là mở rộng hay tóm lược, khai triển hay kết hợp không giống nhau, chủ và bạn có khác nhau. Thí dụ như nếu đối với cơ chế của Tướng Tông thì nói rộng pháp của Tướng Tông, mà lại nói lược Tánh Tông, ngay cả điểm đến chính là đình chỉ.Ngược lại, nếu đối với cơ chế của Tánh Tông thì ở nơi trong Kinh nói rộng pháp của Tánh Tông, mà lại nói lược Tướng Tông, ngay cả điểm đến là đình chỉ.Ngay cả mở rộng hay tóm lược, khai triển hay kết hợp của Hiển Mật thì cũng như thế. Dụng ý nói pháp như thế của Như Lai là:

 

      1, Khiến học giả mở rộng giống thiện căn----- do vì các Bồ Tát không có thiện căn họ chỉ tu học một pháp để được thành Phật,thì phải trải quaba đại a tăng kỳ kiếp tu vô lượng tư lương phước đức, rộng độ chúng sanh, dĩ nhiên sau đó mới được thành Phật.

 

      2, Khiến Bồ Tát nơi pháp biết rõ chỗ thấu triệt ------ thông suốt bản tánh của các pháp, chúng sanh do tự tâm đóng chắc đình trệ, cho nên nơi pháp đình trệ không thông: do tâm không thông đạt cho nên pháp cũng không thông đạt; tâm họ nếu thông đạt thì pháp tự nhiên thông đạt; Như Lai muốn khiến chúng sanh dựa vào thấu triệt xuất sắc nơi Pháp Tánh, mà đạt đến mục đích của “Tâm Thông”, cho nên mới sáng tạo học thuyết này.

 

      3, Vì khiến các Bồ Tát mau bỏ pháp chấp, đoạn trừ sở tri chướng, pháp chướng, cho nên Như Lai thuyết pháp “trong Tánh có Tướng” “trong Tướng có Tánh”, tất nhiên đối với pháp khiến đoạn trừ chấp thiên lệch. Lại nữa, có một số kinh điển, đối với chỗ căn cơ là thuộc đại căn cơ thành thục, nơi họ trong các kinh, Như Lai liền đem giáo pháp vô thượng khai thị tánh tướng viên dung, thí dụ như Kinh Giải Thâm Mật, Kinh Lăng Già..v..v...... đều là loại này.

 

      Thứ đến, ý nghĩa của “Duy Thức Học”, có thể trở lại từ hai chữ “Duy Thức”, và lại nghiên cứu xét tìm “Ngũ Vị Bách Pháp”, liền có thể làm cho thêm tường tận:

 

A.-  Hãy Xem Từ Hai Chữ “Duy Thức”:

 

Tất cả vạn pháp Duy Thức thì không có cảnh, do tất cả ngoại cảnh đều là “Tướng Phần” của các Thức biến hiện, cho nên các cảnh giới vi trần, như sơn hà đại địa, hữu tình vô tình, đều là “Tướng Phần” chỗ biến hiện của Thức này, đều không có thật thể. Hành giả nên quán như thế tức là “chỉ quán Tâm Thức”, thấu rõ tự tâm, không mê nơi cảnh, nơi đây từ trong tu đoạn, hai chướng sở tri, mà không bị trói buộc nơi cảnh, tâm được giải thoát, chứng “Duy Thức Thật Tánh” (tức là “Viên Thành Thật Tánh”), chứng đắc Đại Bồ Đề.

 

B.- Hãy Xem Năm Vị Bách Pháp.-

 

1.- Hãy Xem Từ “Pháp Hữu Vi” và “Pháp Vô Vi”.

 

Duy Thức Bách Pháp, phân tích đại khái “tất cả pháp” là “Hữu Vi Pháp” và “Vô Vi Pháp”, hai pháp đại khái đây thì nhiếp lấy hết tất cả vạn pháp thế gian và xuất thế gian. Thế Tôn khai thị pháp này là khiến các Phật tử hiểu hữu vi và chứng vô vi, tông chỉ của nó thì ở nơi Thánh Đạo vô thượng xuất thế, cũng tức là “Chân Như Vô Vi” trong “sáu pháp Vô Vi”, đây cũng tức là “Tánh Thắng Nghĩa của Duy Thức”, cũng chính là Viên Thành Thật Tánh (thấy trong Duy Thức Tam Thập Luận Tụng và Thành Duy Thức Luận). Nên biết tất cả chỗ nói của Như Lai đều là hoàn toàn cứu giúp tất cả hữu tình ra khỏi khổ luân của hữu vi sanh tử, đạt đến nơi Thánh Đạo xuất thế của Niết Bàn, của Bồ Đề (đây tức là chỗ gọi “Hai Chuyển Y”). Nên than thở rằng, hiện nay đời mạt pháp, có người giảng nói pháp Như Lai, kẽ hở là tạo lời nói điên đảo, khiến người tham trước pháp thế gian, nơi hữu vi có phước hữu lậu, mọi thứ cầu vinh, lỗ hổng ở chỗ là tự khoe khoang “tu hành Đại Thừa”, hoặc nói là “Phật pháp tại thế gian, không lìa khỏi thế gian để có giác ngộ”. Thật không ngờ đây là giải thích sai lầm và giải thích quanh co ý hướng của Đại sư Lục Tổ Thiền Tông. Lục Tổ thì nói: “không lìa thế gian để có giác ngộ”, đồng thời chưa nói “không lìa khỏi thế gian để có mê lầm”, đây là nghĩathứ nhất; vả lại ý nghĩa “không lìa khỏi thế gian để có giác ngộ” là: không có thể lìa khỏi nơi Tâm Bi, Tâm Bồ Đề đối với hữu tình thế gian mà có thể chứng đặng Đại Giác; đây là nghĩa chính. Nguyên do ý của Tổ Sư đều không phải dạy ông kế thừa liên tục tham ái, nhiễm trước thế gian, mà có thể chứng đặng Đại Giác. Vì thế chớ dụng tâm sai lầm, nếu dụng tâm sai lầm, giải sai kinh Phật thì tất cả chỗ tu uổng phí chăm chỉ. Nên biết thiện căn của “Chánh Kiến” ở trên sự học Phật hết sức trọng yếu: nên dùng chánh kiến, thường chánh tư duy, chọn lựa chánh pháp; như thế tất cả chỗ tu học, công sức không bị tổn thương nói khoác.

 

2.- Lại Xem Từ Tâm Pháp, Tâm Sở Hữu Pháp,

            Sắc Pháp, Và Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp.

 

      Pháp của bốn vị trí đây gọi chung là “Hữu Vi Pháp”, cũng chính là nói pháp của bốn vị trí đây đều nhiếp lấy cai quản suốt tất cả pháp hữu vi. Như Lai khai thị là vì khiến chúng sanh hiểu rõ “Tâm” là căn bản,tất cả các pháp hữu vi khác, nếu là sắc nếu là tâm..v..v...... đều là tác dụng và biến hiện của Tâm Thể (Tâm Vương). Đã hiểu như thế, Hành giả trở lại cầu tự tâm, không thể chạy cầu bên ngoài, để đạt được căn bản của nó.

 

3.- Xem từ Tâm Sở Hữu Pháp.-

 

a.- Xem từ Biến Hành Tâm Sở:

 

Nghĩa của Duy Thứ Học là khiến hành giả biết rõ trong tác dụng của Tâm Thức, điều kiện phổ biến chung cộng có 5 thứ: Tác ý, Xúc, Thọ, Tưởng, Tư.

 

 

b.- Xem từ Biệt Cảnh Tâm Sở:

 

Nghĩa của Duy Thức Học là khiến hành giả trong khi tu hành biết tướng, trạng và điều kiện của các thiện pháp sanh khởi, cộng chung có 5 thứ: Dục, Thắng giải, Niệm, Định, Huệ. Sở dĩ, người tu hành tưởng nên cần yếu là tu thiện pháp, hoặc “đoạn ác tu thiện”, hoặc “diệt tội sanh thiện”, tất nhiên phải cụ bị cho đủ 5 thứ điều kiện đây, mới có thể đạt được công lao.

 

c.- Xem Từ Thiện Tâm Sở, Phiền Não Tâm Sở Và

            Tùy Phiền Não Tâm Sở:

 

      Đây chính là hiển bày rõ mục đích tối căn bản của Duy Thức Học: nơi đây khiến người “đoạn ác tu thiện”. Trong Phật pháp, chỗ gọi là “Thiện”, không phải thiện trong pháp thế gian, hoặc phước báo hữu lậu, mà chính là thiện pháp cứu cánh có thể thành tựu Thánh Đạo vô lậu, cộng chung có 11 thứ: (Tín, Tàm, Quý, Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, Tinh Tấn, Khinh An, Bất Phóng Dật, Hành Xả, Bất Hại). Cho đến “Phiền Não” mọi người quen tai có thể hiểu rõ “Học Phật là vì hoàn toàn đoạn phiền não”, xét đến cùng thì như thế nào? “Phiền Não” căn cứ Duy Thức Bách Pháp thì thường phân làm hai loại: Căn Bản Phiền Não và Tùy Phiền Não. Căn Bản Phiền Não lại xưng là Đại Phiền Não, gọi đơn giản là Phiền Não, cộng có 6 thức Căn Bản Phiền Não: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác Kiến. Tùy Phiền Não cộng có 20 thứ: Phẫn, Hận, Phú, Não, Tật, San, Cuống, Siểm, Hại, Kiêu, Vô Tàm, Vô Quý, Trạo Cử, Hôn Trầm, Bất Tín, Giải Đãi, Phóng Dật, Thất Niệm, Tán Loạn, Tất Chánh Tri.Các đại đức đọc giả quý ngài nếu tử tế xem một cái nội dung của 6 Đại Phiền Não và 20 thứ Tùy Phiền Não đây, liền biết thế nào Duy Thức Học chính là nhân của “Tu Đạo Tâm Lý Học”; nguyên vì một số Phiền Não và Tùy Phiền Não đây chỉ có người tu hành đối với Phật pháp (người cần chứng bồ đề), chỉ vìđại bệnh, chỉ vì ác, chỉ vì phải đoạn trừ mới chú ý đến; nếu là người phàm phu thế gian và người ngoại đạo đều không dùng đến vì bệnh phải trừ; nhân đây, theo nghĩa hẹp mà nói, việc tu đoạn trên Duy Thức Học, cho đến nghĩa rộng mà nói, việc tu đoạn trên tất cả Phật pháp, chỗ ác, chỗ phiền não, chỗ pháp bất thiện muốn đoạn trừ, đều phải dùng 6 căn bản và 20 tùy Phiền Não này làm đại biểu. Cho nên tu học Pháp Tướng Duy Thức không chỉ không hội ngộ cùng tông khác để chống đối, mà chỉ hội ngộ cùng tông khác để khiến chỗ tu, chỗ hiểu biết để chân thật, minh bạch, thích đáng được sung mãn; nói dễ hiểu, tức là khiến hành giả lại thêm rõ ràng muốn “tu cái gì thiện, đoạn cái gì ác”. Vì thế 3 vị trí Tâm Sở Hữu Pháp đây (Thiện, Phiền Não, Tùy Phiền Não), tức là chỉ bày rõ ràng cơ bản nòng cốt của tất cả Duy Thức Học: tu thiện đoạn ác. Nói ngược lại, mục đích cơ bản của Duy Thức Học là gì? Tức là dạy người tu thiện đoạn ác, vì chọn đoạn hoặc, cho nên có thể chứng chơn, thông đạt vào đến “Vô Vi Pháp” của vị trí thứ sáu. Nếu thông đạt Vô Vi Pháp chính là hiền thánh của ba Thừa. 

 

d.- Xem Từ Sắc Pháp và Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp:

 

      Nghĩa của Duy Thức là khiến hành giả hiểu rõ: ngoại trừ Tâm Sở Hữu Pháp, còn có pháp của Hành Uẩn nhiếp lấy mà không tương ưng cùng tâm, cùng với 11 thứ Sắc Pháp của trong và ngoài để khiến cho tâm khi tu hành không mê các pháp cả trong lẫn ngoài của sắc.

 

e.- Xem Từ Vô Vi Pháp:

 

Đây là khiến hiểu biết mục đích sau cùng của Duy Thức Học, không ở nơi lời nói danh tướng, mà là cùng một thứ chỗ thuyết pháp của tất cả Như Lai, đều ở nơi “đoạn hoặc chứng chơn”, đạt đến nơi cảnh Vô Vi. Đây chính là Duy Thức Tông cùng Tướng Tông chung của tất cả Phật pháp. Mà lại do vì nơi Duy Thức Học là pháp đại thừa, cho nên so với pháp đại thừa khác cũng cùng một thứ,cùng một mục đích sau cùng của nó là tu chứng, tất nhiên ở nơi “Chân Như Vô Vi” của trong “sáu pháp Vô Vi”. “Chân Như Vô Vi” đây tức là “Duy Thức Thật Tánh” nơi chỗ Duy Thức Tam Thập Luận Tụng nói của Bồ Tát Thế Thân (Duy Thức Tam Thập Luận Tụng nói rằng: “Các pháp Thắng Nghĩa đây cũng tức là Chân Như, vì tánh của nó thường như, tức là Duy Thức Thật Tánh.), cũng gọi là “Viên Thành Thật Tánh”. Nhân đây chỗ muốn tu chứng của hành giả Duy Thức Du Già tức là “Chân Như Vô Vi” của “Đại Thừa Cộng Pháp”; nhưng pháp Chân Như đây chỗ sơ hở là nó không cùng cộng pháp với bốn Thừa khác: không chỉ không cùng Nhân Thừa, Thiên Thừa, cho đến không cùng chung Thinh Văn, Duyên Giác Thừa, lại không cùng chung với ngoại đạo. Chỉ có người căn cơ Đại Thừa mới có thể tín giải, tu chứng, vào đến chân chánh. Đây cũng là “Mật Nhân” của tất cả Như Lai Thành Phật(Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh), “Nhân Địa Pháp Hạnh”, “Tịnh Viên Tánh Giác” của tất cả chư Phật (Đại Phương Quảng Viên Giác Kinh). Cho nên phải biết Thích Ca Như Lai và Di Lặc Bồ Tát (Phật vị lai) nơi trong các kinh luận Duy Thức khai thị Chân Như và Duy Thức Tánh, đích thật cũng là cùng Chân Như trong các kinh luận đại thừa khai thị, cả hai không hai không khác, tất nhiên là pháp tối cao tối thượng, do các Như Lai đều “nương nơi đạo Chân Như mà khai thị (Lai), cho nên xưng là Như Lai”, các đệ tử chánh kiến của Phật đều phải biết như thế.

 

Nhờ đem “Duy Thức” và “Ngũ Vị Bách Pháp” ở trên để phân tích, cho nên có thể biết rõ ý nghĩa và mục đích thực tế của “Duy Thức Học”, đều là vì hoàn toàn tu chứng Bồ Đề vô thượng, cũng vì hộ trì chánh nghĩa như thế, khiến khắp cả hữu tình thảy đều đạt được tín giải chân chánh, mới có biên soạn chú giải “Hệ Thống Tướng Tông”, để mong mỏi tất cả hữu tình, nơi chánh pháp Như Lai tất nhiên được hiểu và thực hành một cách tương ưng, cùng nhau hộ trì chánh pháp, lìa xa ma sự, gấp rút vào Bồ Đề vô thượng. Đây là lời tựa.

 

THÍCH THÀNH QUAN

Thiên Chiếu Tự,

Châu Mật Tây Căn, Mỹ Quốc

Ngày mùng 4 tháng 4năm 2546 Phật Lịch.

(Ngày 15 tháng 5 năm 2002 Tây Nguyên)

 

 

NHÂN MINH NHẬP CHÁNH LÝ LUẬN

---------------

(Cổ Nhân Minh)

 

Tác giả: THƯƠNG YẾT LA CHỦ

Dịch giả: ĐƯỜNG TAM TẠNG PHÁP SƯ HUYỀN TRANG

Việt dịch: THÍCH THẮNG HOAN

 

Năng thành lập và năng đả phá, cho đến ngộ tha tương tợ; hiện lượng và tỷ lượng, cho đếntự ngộ tương tợ. Như thế yếu nghĩa của các luận đều được nhiếp lấy chung.

 

      Trong đây các Tông phần nhiều được nói đến gọi là năng lập.  Do phần nhiều nói đến Tông, Nhân, Dụ, là khai thị các câu hỏi chưa được rõ nghĩa.

 

I.- TÔNG: Chữ Tông, trong đây tức là Tông Chỉ, nghĩa là có pháp đã được Cực Thành, Cực Thành nghĩa là có khả năng phân biệt tánh sai biệt của một pháp, đồng thời tuỳ theo chỗ sở thích của mình mà thành lâp tánh của pháp đó, nên gọi là Tông.

 

Thí dụ như thành lập:

    *- Tông :“Âm Thanh là vô thường”(Âm thanh là một pháp và tánh của nó là

vô thường),

        *- Kết luận: Tông “Âm thanh là vô thường” đây gọi là Cực Thành.

 

      Chữ Nhân, tức là nguyên nhân có hai lý do,gồm có ba thứ Tướng, những gì là ba? 1- Nghĩa là Biến Thị Tông Pháp Tánh(Tánh biến khắp là tông chỉ của pháp), 2- Đồng Phẩm Định Hữu Tánh(Phẩm vật nhất định có tánh giống nhau),3- Dị Phẩm Biến Vô Tánh(Phẩm vật biến khắp không có tánh giống đồng phẩm).

 

Thế nào gọi là Đồng Phẩm, Dị Phẩm?

 

*- Đồng Phẩm, nghĩa là phẩm vật chính làpháp được thành lập có ý nghĩa đều bình đẳng(đều giống nhau và có liên quan với Tông), nên gọi là Đồng Phẩm. như thành lập ý nghĩa “vô thường” là Nhân, giống như bình..v..v...... đều là vô thường, nên gọi là “Đồng Phẩm”.

 

      *- Dị Phẩm, nghĩa là phẩm vật chính là pháp được thành lậpkhông có tánh phổ biến giống như Đồng Phẩm(đều có ý nghĩa trái ngược với đồng phẩm và không liên quan với Tông). Âm thanh nếu cho là thường, giống như hư không..v..v..... thì thấy không phải là tánh của chỗ thành lập. Trong đây tánh của chỗ thành lập, hoặc chỗ phát ra tánh phải siêng năng dũng cảm, chính là Tông pháp có tánh phổ biến. Tông pháp có tánh phổ biến là Âm Thanh, nơi đồng phẩm nhất định có tánh phổ biến là Vô Thường và nơi dị phẩm không có tánh phổ biến là Thường. Nhân có tánh phổ biến chính là vô thường có liên quan với Tông là âm thanh. Nhân không có tánh phổ biết là thường và không có liên quan với Tông là âm thanh.

 

      Chữ Dụ, tức là thí dụ có hai thứ: 1- Đồng Pháp, 2- Dị Pháp. Đồng Pháp đây, nếu ở nơi chỗ hiển bày Nhân (nguyên nhân) thì Đồng Phẩm quyết định có tánh giống nhau, nghĩa là “nếu chỗ thành lập Tông (tông chỉ) thấy nó là vô thường, thí dụ như cái bình..v..v.....” nên gọi là Đồng Pháp.

 

Thí dụ:

      *- Tông: Âm thanh vô thường,

      *- Đồng Pháp (Đồng Dụ): Cái Bình cũng vô thường

 

Dị Pháp đây, nếu nơi chỗ thành lập Tông nói là không, tức là Nhân (nguyên nhân) của Tông không có phổ biến, nghĩa là “Nếu là thường thì thấy không phải chỗ thành lập Tông (âm thanh), dụ như hư không..v..v.....”  Trong đây nói “thường” là tiêu biểu “không phải vô thường”; nói “không phải chỗ thành lập” là tiêu biểu “không có chỗ thành tập”; như có không phải “Có” là nói “không có”.

 

Thí dụ:

      *- Tông: Âm thanh là vô thường,

      *- Dị Pháp (Dị Dụ): Dụ như hư không là thường.

 

      Đã nói Tông và Nhân..v..v....., mặc dù nói nhiều như thế, đúng lúc là để khai ngộ kẻ khác, gọi chung là “Năng Lập”.Năng Lập bao gồm cả Tông và Nhân trong đó, như nói“Âm thanh vô thường” cũng được gọi là Lập Tông (thành lập tông chỉ); “Chỗ thành lập tánh” đây là nói tông pháp; “Nếu chỗ thành lập thấy nó là vô thường giống như cái bình..v..v......” là nói theo đồng phẩm; “Nếu nó là thường, thấy không phải chỗ thành lập, như hư không”, là nói xa lìa không giống đồng phẩm. Ba phần Tông, Nhân, Dụ đây đều cũng được gọi là Năng Lập.

 

Thí dụ Năng Lập:

      *- Tông: Âm thanh là vô thường

      *- Nhân: Đồng Phẩm là vô thường

      *- Dụ: Dị Phẩm: hư không là thường

 

      Mặc dù thành lập theo sở thích, nhưng so cùng hiện lượng..v..v..... thì mâu thuẫn nhau, cho nên gọi là Tợ Lập Tông; Tợ Lập Tông (lập Tông tương tợ) đều phạm phải: Hiện Lượng Tương Vi, Tỷ Lượng Tương Vi, Tự Giáo Tương Vi, Thế Gian Tương Vi, Tự Ngữ Tương Vi, Năng Biệt Bất Cực Thành, Sở Biệt Bất Cực Thành, Câu Bất Cực Thành, Tương Phù Cực Thành.

 

Tợ Lập Tông có 9 thứ:

1-    Trong đây Hiện Lượng Tương Vi (sự nhận biết hiện hữu mâu thuẫn nhau), như nói: “Tiếng không phải chỗ để nghe”.

2-    Tỷ Lượng Tương Vi (sự nhận biết qua so sánh mâu thuẫn nhau), như nói: “Cái bình..v..v.....cho là thường”.

3-    Tự Giáo Tương Vi (tự giảng dạy mâu thuẫn nhau), như sư Thắng Luận lập luận: “Tiếng là thường”.

4-    Thế Gian Tương Vi (lời nói thế gian mâu thuẫn nhau), như nói: “Mong thỏ không có mặt trăng”.Lại nữa như nói: “Xương đầu con người thanh tịnh, vì thành phần chúng sanh dụ như sò ốc”. 

5-    Tự Ngữ Tương Vi (tự nói mâu thuẫn), như nói: “Mẹ tôi là đàn bà bằng đá của nó”.

6-    Năng phân biệt bất cực thành (năng phân biệttột cùng không thành tựu), như đệ tử Phật đối với sư Số Luận lập luận: “Âm thanh bị hoại diệt”.

7-    Sở phân biệt bất cực thành(sở phân biệt tột cùng không thành), như sư Số Luận đối với đệ tử Phật nói: “Ta là nghĩ ngợi”.

8-    Câu bất cực thành(cả hai tột cùng đều không thành tựu), như sư Thắng Luận đối với đệ tử Phật lập luận: “Ta cho là nhân duyên hoà hợp”.

9-    Tương phù cực thành (thành tựu tột cùng ăn khớp nhau), như nói: “Tiếng là chỗ để nghe”. Nói nhiều như thế thì khiến cho bộ phận tự tướng các pháp không thể tiếp thu được, thành lập không kết quả, nên cho là lỗi ở Tợ Lập Tông(lập tông tương tợ).

 

II.-NHÂN:

Đã nói Tợ Tông (Tông tương tợ) thì phải nói Tợ Nhân. Tợ Nhân: nghĩa là không thành, không định, và cùng mâu thuẫn nhau nên gọi là Tợ Nhân.Không Thành có bốn:

1-    Cả hai đều không thành(Nhân đây mà cả chủ và khách đều không chấp nhận),

2-    Theo một bên không thành(thành lập nhân mà bên khách không công

nhận),

3-    Do dự không thành(cái Nhân do dự không nhất định),

4-    Chỗ nương tựa không thành(chỗ nương tựa mà bên khách không công

nhận).

 

Không Định có sáu:

1-    Cộng không định (Nhân này liên quan cả đồng phẩm và dị phẩm vì không nhất định nên bị lỗi) ,

2-    Không Cộng không định (Nhân này không liên quan cả đồng phẩm và dị phẩm nên bị lỗi),

3-    Đồng phẩm một phần chuyển mà Dị phẩm đều biến chuyển không định (Nhân này đối với đồng phẩm có một phần liên quan và đối với dị phẩm hoàn toàn không liên quan nên bị lỗi),

4-    Dị phẩm một phần chuyển mà đồng phẩm đều hoàn toàn chuyển biến

không định (Nhân này đối với đị phẩn có một phần liên quan và đối với đồng phẩm hoàn toàn không liên quan nên bị lỗi),

5-    Câu phẩm một phần chuyển biến không định(Nhân này đối với đồng phẩm và dị phẩm đều chỉ có một phần liên quan nên bị lỗi),

6-    Quyết định mâu thuẫn lẫn nhau không định(Chủ và khách lập lượng mâu thuẫn nhau nên có lỗi).

Lời Giải Thích 6 Không Định:

      1-Trong đây Cộng không định như nói: “Tiếng Thường là tánh của chỗ suy luận”; Nhân (tiếng thường)đây đều liên quan chung cả phẩm vật thường và vô thường, cho nên bị lỗi là không nhất định. Như cái bình..v..v..... tánh của cái bình chỗ suy luận cho là vô thường? Còn như hư không..v..v......tánh của hư không  chỗ suy luận cho là thường? Cả hai Nhân trên đều bị lỗi là không nhất định(Cộng bất định).

      2-Nói Không Cộng Không Định đây, như nói: “Tiếng thường, vì chỗ nghe của tánh”, phẩm vật thường và vô thường đều lìa khỏi nhân đây; thường và vô thường ngoại trừ không có, đó chính là nhân do dự, chỗ nghe của tánh đây nó do dự như thế nào đó?(Phẩm vật là nhân, mà tánh nghe nhâncủa phẩm vật lại do dự không xác định là thường hay vô thường, nên gọi là không định)

      3-Đồng phẩm một phần chuyển mà dị phẩm đều biến chuyển, như nói: “Chỗ phát ra không phải chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn, vì tánh của nó là vô thường”. Trong đây “Chỗ phát ra không phải chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn” làm Tông, dùng điện..v..v...... làm đồng phẩm và hư không..v..v..... làm dị phẩm của nó. Tánh vô thường đây ở nơi điện..v..v...... thì có liên quan với Tôngvà ở nơi hư không..v..v...... thì không liên quan với Tông.

      Thí dụ cho dễ hiểu:

*- Tông: Chổ phát rakhông phải......Vô Thường

      *- Đồng Phẩm: Điện là vô thường

      *- Dị Phẩm: Hư Không là thường.

 

Đồng phẩm điện một phần liên quan với Tông là vô thường; nhưnghư không thì không liên quan với Tông vì nó lại là thường.

 

 

“Chỗ phát ra không phải chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn” làm Tông, dùngcái bình..v..v..... làm dị phẩm của nó, nơi bình kia thì có phổ biến, dùng điện đây làm Nhân, dùng bình làm đồng pháp, cho nên cũng là không định.

 

      Thí dụ cho dễ hiểu:

*- Tông: Chỗ phát ra không phải chuyên cần dũng mãnh......

*-Nhân: điện là Đồng Pháp

      *- Dị Phẩm: cái Bình là phổ biến.

Dị phẩm là cái bình một phần liên quan với Đồng Pháp của Nhân là điện thì phổ biến vì nó cũng phải chuyên cần...... mới phát ra; nhưng điện làm nhân thì không liên quan với Tông vì điện phải chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới phát ra,còn Tông thì chỗ phát ra không phải chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn, cho nên không định.

 

Như cái bình..v..v...... là tánh vô thường, còn kia là chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn để làm chỗ phát ra tiếng thì như thế nào, có liên quan là tánh vô thường của cái bình không? Như điện..v..v...... là tánh vô thường, còn chỗ phát ratiếng kia không phải chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn thì như thế nào, có liên quan là tánh vô thường của điện không?(Dị phẩm của cái bình vì tánh vô thường có liên quan với Tông là vô thường, chỗ phát ra sức chuyên cần.....; Dị phẩm của điện cũng là tánh vô thường,nhưng không liên quan với Tông là thường, chỗ phát ra tiếng....., cho nên không định).

      *- Tông: Vô thường, vì chuyên cần..v..v..

      *- Dị Phẩm: là cái bình cũng vô thường, có liên quan với Tông

      *- Tông: là Thường, vì chỗ phát sanh......

      *- Dị Phẩm: là điện cũng vô thường, nhưng không liên quan với Tông là

thường.

 

      4- Dị phẩm một phần chuyển mà đồng phẩm đều biến chuyển, như lập tông

nói: “Chỗ phát ra tiếng là chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn, là tánh vô thường” “Chỗ phát ra chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn” là Tông,dùng cái Bình..v..v...... làm đồng phẩm, tánh nó vô thường, nó có chuyển biến. Dùng điện, hư không..v..v..... làm dị phẩm, nơi hư không kia có một phần điện..v..v....., nhưng hư không..v..v...... thì hoàn toàn không phải điện, cho nên giống như trước cũng là không định. (Đồng phẩm là cái bình..v..v..... đều hoàn toàn quan hệ nơi Tông, thảy đều vô thường, đều chuyển biến. Còn Dị phẩm là điện và hư không thì có một phần quan hệ chuyển biến, trong hư không có một phần điện mà hư không thì hoàn toàn không phải điện, nên cũng gọi là không định).

 

5-Câu Phẩm (cả hai phẩm) một phần chuyển, như nói: “Tiếng thường không có chất ngại”. Trong đây chữ thường là Tông, dùng hư không, cực vi làm đồng phẩm,tánh không chất ngại nơi hư không..v..v...... thì có, mà nơi cực vi thì không, dùng bình, vui thích..v..v....... làm dị phẩm, ở nơi vui thích thì có tánh không chất ngại, mà ở nơi bình..v..v...... thì không có tánh không chất ngại, cho nên dùng vui thích đây làm nhân, dùng hư không làm đồng pháp, cũng gọi là không định.

      6- Quyết định mâu thuẫn nhau, như lập tông nói: “Tiếng là vô thường; vì tánh của nó là chỗ tạo tác; thí dụ như bình..v..v......” . Có thành lập “Tiếng thường; vì tánh của chỗ nghe; thí dụ như tánh của tiếng”. Hai thí dụ đây đều là Nhân mâu thuẫn nhau, nên gọi là không định.

 

      Tương vi (mâu thuẫn) có bốn: 1- Nhân của pháp tương vi tự tướng, 2- Nhân của pháp tương vi sai biệt, 3- Nhân có pháp tương vi tự tướng, 4- Nhân có pháp tương vi sai biệt.

 

1, Trong đây, Nhân của pháp tương vi(mâu thuẫn) tự tướng, như nói: “Tiếng

thường, vìTánh chỗ tạo tác, hoặc chỗ phát sanh tánh phải chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn”. Nhân đây chỉ có ở trong Dị Phẩm, cho nên là tương vi.

(Thí dụ: Nhân: Tiếng Thường thì mâu thuẫn với Tạo Tác hoặc chỗ phát sanh tánh......., nên gọi là Tương Vi)

 

      2, Nhân của pháp tương vi sai biệt, như nói: “Con mắt..v..v.....  tất nhiên là người khác thọ dụng, vì tánh nó chứa nhóm; như ngoạ cụ..v..v.......” . Nhân đây như con mắt..v..v...... có thể thành lập “tất nhiên là người khác thọ dụng”, và cũng có thể thành lập chỗ lập pháp sai biệt mâu thuẫn chứa nhóm cho người khác thọ dụng: các ngoạ cụ..v..v......  vì chứa nhóm cho người khác thọ dụng.

(Thí dụ: Nhân: Con mắt..v..v...... mâu thuẫn với chứa nhóm và toạ cụ..... cho người khác thọ dụng, nên gọi là tương vi)

 

      3, Nhân có pháp tương vi tự tướng, như nói: “Có tánh không phải thật không phải đức không phải nghiệp; vì có một thứ thật,có đức nghiệp; như tánh đồng và dị”. Nhân đây có thể trở thành che đậy sự thật..v..v....... và cũng có thể trở thành tánh che đậy, vì cả hai đều quyết định.

(Thí dụ: Nhân có tánh không phải thật hoặc che đậy sự thật, đối với thật có mâu thuẫn, nên gọi là tương vi).

 

      4, Nhân có pháp tương vi sai biệt, như Nhân đây, nghĩa là nơi Tông trước có pháp sai biệt là Tạo Tác Tánh Có Duyên và cũng có thể thành lập Tạo Tác Tánh Không Có Duyên để mâu thuẫn với có duyên đây nhằm che đậy sự thật, cả hai đều có thể quyết định.

     (Thí dụ: Tông: tạo tác tánh có duyên mà Nhân: tạo tác tánh không có duyên; Nhân đây so với Tông thì mâu thuẫn, nên gọi là pháp tương vi sai biệt)

 

III.-DỤ:

Đã nói Tợ Nhân(Nhân tương tợ)thì phải nói Tợ Dụ(Dụ tương tợ).Tợ Dụ có hai : Tợ Đồng Dụ và Tợ Dị Dụ. Pháp Tợ Đồng Dụ có 5 thứ: 1- Pháp năng lập không thành, 2- Pháp sở lập không thành, 3- Câu không thành, 4- Không hợp (Không phối hợp), 5- Đảo hợp(Phối hợp đảo ngược).

 

      A,- Pháp Tợ Đồng Dụ có 5 thứ: 1- Pháp năng lập không thành, 2- Pháp sở lập 

            không thành, 3- Câu không thành, 4- Không hợp, 5- Đảo hợp.

 

       1,- Pháp nănglập (chủ thể thành lập)không thành, như nói “Tiếng thường, vì không có chất ngăn ngại, thấy các pháp không có chất ngăn ngại gọi là thường. Dụ như “cực vi”. Nhưng cực vi kia là pháp được thành lập mặc dù có tánh thường,mà là pháp thuộc năng lập có chất ngăn ngại, lý do vì các pháp cực vi đều có tánh chất ngăn ngại.

(Thí dụ: Tông: tiếng thường là pháp sở lập; Đồng Dụ (Nhân): cực vi là pháp năng lập. Tiếng Thường thì không có tánh ngăn ngại; nhưng Cực Vi thì có tánh ngăn ngại, cho nên không thể thành lập để chứng minh được Tánh Thường của Tông)

 

      2,- Pháp sở lập (đối tượng thành lập) không thành, như nói: “như Giác ngộ ”. Tuy nhiên tất cả giác ngộ là pháp không có chất ngăn ngại cho nên có thể thành lập, còn pháp chỗ thành lập thì không có tánh thường trụ, vì tất cả Giác Ngộ đều vô thường.

(Thí dụ: Tông: Giác Ngộ là vô thường, Đồng dụ: vì không có chất ngăn ngại là thường còn, vì thế Đồng Dụ là thường còn thì trái ngược với Tông là vô thường, cho nên pháp Dụ không thể thành lập).

 

      3,- Câu không thành, lại có hai thứ: có và không có. Nếu nói: có “Như cái bình” thì đều không thành. Nếu nói: đối với thứ tự thì không có “Như hư không” đều không thành.

(Thí dụ: Tông:  Tiếng Thường.  Nhân: vô thường như Cái Bình. Dụ: không có thứ tự như Hư Không. Cái Dụ đây trái ngược với Tông và Nhân, nên không thành).

 

      4,- Không Hợp, nghĩa là chỗ như thế mà không có phối hợp, chỉ ở nơi cái bình..v..v...... hai pháp hiện song song với năng lập và sở lập, như nói: “Nơi cái bình, thấy tánh chỗ tạo tácvà tánh vô thường”.

(Thí dụ: Nhân (năng lập): Nơi cái bình; Dụ (sở lập): Thấy tánh chỗ tạo tác và tánh vô thường. Dụ đây không phối hợp để ăn khớp với Nhân, như cái bình không xác định rõ là thấy được tánh chỗ tạo táccủa nó hay tánhvô thường của nó, cho nên không thành).

 

      5,- Đảo Hợp (phối hợp đảo ngược), nghĩa là cần phải nói rằng: “Các chỗ tạo tác đây đều là vô thường”,  mà nói ngược lại rằng: “Các vô thường đây đề là chỗ tạo tác” nên cũng không thành, như thế gọi là loại pháp Tợ Đồng Dụ.

 

      B,- Pháp Tợ Dị Dụ cũng có 5 thứ: 1- Sở lập không trái, 2-Năng lập không trái, 3-Câu không trái, 4- Không lìa khỏi, 5- Đảo ngược để lìa khỏi.

 

      1,- Sở lập không trái. Trong pháp Tợ Dị Dụ, chỗ thành lập hoàn toàn khôngtrái ngược. Vả lại như có chỗ nói: “Các vô thường đây thấy nó có chất ngăn ngại(năng lập), thí dụ như cực vi(sở lập)”. Theo lẽ cực vi là chỗ thành lập(sở lập)tánh thường thì không trái, nhưng họ lập cực vi là pháp có chất ngăn ngại (thì trái ngược với năng lậptrùng hợp cũng có chất ngăn ngạicho nên không thành).

      2,- Năng lập không trái. Nghĩa là nói: “Như Nghiệp” chỉ trái với sở lập mà không trái vơi năng lập; họ nói các nghiệp không có chất ngăn ngại, đó là không trái.

      3,- Câu không trái. Đối với luận kia có nói: “Như hư không”. Do hư không kia có tánh thường trụ không ngăn ngại, năng lập nói hư không là thường tánh và sở lập nói khôngcó chất ngăn ngại, cho nên cả hai không trái.

       4,- Không lìa khỏi. Nghĩa là nói: “Như cái bình, thấy tánh vô thường, có tánh chất ngại.” (Thí dụ: Năng Lập: như cái bình, Sở Lập: thấy tánh vô thường, Tợ Dị Dụ: Có tánh chất ngại).

      5,- Đảo ngược để lìa khỏi. Nghĩa là như thuyết nói: “Các chất ngại đây đều là vô thường.” (Câu này là nói đảo ngược của câu “Như cái bình, thấy tánh vô thường, có tánh chất ngại”).Như thế các Tợ Tông, Tợ Nhân, Tợ Dụ đây nói không phải chính là Năng Lập.

 

      Lại nữa, vì tự khai ngộ, cho nên phải biết chỉ có hai lượng là Hiện Lượng và Tỷ Lượng. Trong đây Hiện Lượng(cảm giác hiện tiền) nghĩa là không phân biệt, nếu có chánh trí, nơi nghĩa của sắc..v..v......  không cần phân biệt, lìa khỏi thứ chỗ có phân biệt danh nghĩa,hiện tượng chuyển biến lúc nào thì hiểu ngay lúc đó, nên gọi là hiện lượng.

 

Nói Tỷ Lượng (so sánh phân biệt) đây, nghĩa là mượn các tướng mà quán nơi nghĩa. Tướng có ba thứ, như trước đã giải thích. Do kia làm nhân, nơi chỗ so sánh nghĩa có chánh trí phát sanh, hiểu rõ có lửa, hoặc vô thường..v..v....... là gọi Tỷ Lượng. Nơi trong hai Lượng, Trí tức là quả, vì là chứng tướng, như có tác dụng mà hiển hiện cũng gọi là lượng.

 

      Trí có phân biệt nơi nghĩa biến chuyển khác, gọi là Tợ Hiện Lượng. Nghĩa là các trí có hiểu biết cái Bình nương nơi các phân biệt mà sanh ra, do nơi nghĩa kia vì không dùng tự tướng (cái Bình) làm cảnh giới(mà lại dùng tướng tương tợ khác như cái Nhà làm cảnh giới), nên gọi là Tợ Hiện Lượng. Tợ Nhân có nhiều thứ như trước đã giải thích(như Hư Không). Nơi chỗ tợ so sánh (tỷ) nên các trí liền phát sanh, nhưng không có khả năng giải thích chân chánh(như Điện Chớp), nên gọi là Tợ Tỷ Lượng.

 

      Lại nữa, nếu như hiển bày năng lập có sai lầm, gọi là Năng Phá. Nghĩa là đầu tiên năng lập có tánh khuyết giảm, lập tông có tánh bị lỗi, nhân không thành tánh, và dụ có tánh bị lỗi; hiển bày lời nói này để mở bày cho người hỏihiểu biết, nên gọi là năng phá.

 

      Nếu lỗi ở lời nói là hiển bày năng lập không thật, gọi là Tợ Năng Phá. Nghĩa là đối với năng lập viên mãn, nhưng hiển bày lời nói có tánh khuyết giảm; ở nơi Tông không có lỗi(Tai tôi nghe), chỉ có lỗi ở lời nói nơi Tông (nghe mùi thơm); ở nơi Nhân thì thành tựu, không thành tựu ở lời nói nơi Nhân; ở nơi Nhân thì quyết định, không quyết định ở lời nói nơi Nhân; ở nơi Nhân thì không mâu thuẫn, nhưng mâu thuẫn ở lời nói nơi nhân; ở nơi Dụ thì không có lỗi, chỉ có lỗi ở nơi lời nói của Dụ; nói những lời như thế gọi là Tợ Năng Phá, vì không thể hiển bày những khuyết giảm của Tông kia, vì kia không bị lỗi, vả lại chỉ tách riêng những sự việc.

 

    “Đã tuyên dương ít câu nghĩa,

      Vì đầu tiên lập cạnh vuông,

      Nó hỏi lý không phải lý,

      Khéo biện nơi chỗ thừa.”

 

                          Kết Thúc

 

CHÚ Ý: Những chữ nằm nghiêng trong dấu ngoặc (......)  là lời chú thích 

                      thêm của dịch giả để nghĩa được rõ hơn. 

                            ----------------------------------------- 

 

PHẬN GIÁO LUẬN LÝ HỌC------

THÔNG SUỐT NGHĨA

NHÂN MINH NHẬP CHÁNH LÝ LUẬN.

------------------------------------------------------------------- 

Viết và chú giải:  Sa Môn Thích Thành Quan

Việt dịch:  Thích Thắng Hoan

 

A.- LỜI NÓI ĐẦU.

 

      1.- QUY TẮC THẬT DÙNG NHÂN

MINH PHÁ NGOẠI ĐẠO.

            “Ông Tin Thượng Đế Không?”

 

Ngày 5 tháng 11 năm 2001, tôi từ phi trường quốc tế Để Đặc Luật, Châu Mật Tây Căn Mỷ Quốc đáp phi cơ về Đài Loan. Khi tại phi trường đợi phi cơ, có hai người nữ da đen ngồi thêm vào bên cạnh, niên kỷ ước tính khoảng ngoài năm mươi. Nhân vì thời gian đợi phi cơ rất lâu, ước tính có khoảng một tiếng rưởi đồng hồ, lại lần lần bắt đầu tán dóc. Bắt đầu trước tiên là một vị trong số họ (lại xưng là nữ sĩ A) hỏi tôi:

 

     “Xin lỗi, xin hỏi ông mặc làáo choàng gì?

      Cô ta chỉ áo dài tôi đang mặc mà nói. Tôi đáp: “Đây là áo choàng của Phật Giáo”. Tôi lại thêm một câu giải thích: “Tôi là Hoà Thượng của Phật Giáo.”

      Cô ta hỏi: “Ồ, ông là tín đồ Phật giáo?”

      Tôi đáp: “Đúng”

      Cô ta lại hỏi: “Vậy ông là tín đồ Tây Tạng đến đây chăng?”

      Tôi đáp: “Không phải, tôi đến từ Đài Loan.”

 

      Từ lúc Đạt Lại Lạt Ma sau khi đồng ý tặng tấm chăn quý giá khuyến khích hoà bình như thế, đại bộ phận người già nước Mỹ đều chú ý đến Phật Giáo, ngay lập tức tưởng đến Lạt Ma Giáo Tây Tạng, cho Phật Giáo chính là Lạt Ma Giáo.

 

      Cô ta lại nói: “Tôi trước đây đã ở nơi Để Đặc Luật một vị lão sư Nhật Bản trong đó học cách ngồi nhập định, chỉ là chỗ họ giảng rất sâu, tôi đều nghe thật không hiểu”.

 

      Người Nhật Bản trao truyền Phật Pháp, đều xưng là “Lão Sư” (Văn Nhật gọi là “Tiên Sanh”, nghĩa là Lão Sư) nhân vì từ Minh Trị Duy Tân về sau, Phật Giáo Nhật Bản liền rất nhiều, toàn diện đều tục hoá, bao quát cả Tăng Bảo.

 

      Tôi hỏi các cô ấy: “Các cô trước đó đi đâu?”

      Các cô ấy đáp: “Đi đến nước Tần.”

      Tôi hỏi: “Đi du lịch hay là làm việc?”

      Trong các cô ấy ngoài ra một vị (cô xưng là nữ sĩ B) trả lời: “Di du lịch”.

 

Tôi có một điểm ngạc nhiên, vì sao hai người nữ da đen đều trả lời có hứng thú đi du lịch nước Tần, nhân vì nước Tần là quốc gia Phật Giáo, trọng điểm của du lịch, chủ yếu tức là tham quan chùa Phật. Hứng thú rõ rệt, nói đến sự kiện ở Nữu Ước khoảng 911 chủ nghĩa khủng bố cương quyết phát sanh. Sau lại, tôi nói:

 

      “Hiện tại vấn đề ở nơi nguyên nhân: mỗi cá nhân đều bị cầm giữ bởi một vị thần chỗ tín ngưỡng của chính mình, là vị “Chân Thần” duy nhất đang sáng tạo, mà người khác chỗ tín ngưỡng của họ lại không cho là chân. Nhân vì chúng nó không tin chân thần, sở dĩ chúng nó lại là tín đồ dị giáo, dị đoan, mà dị đoan ở chỗ mặt tiền của chân thần không cho tồn tại, sở dĩ chúng nó đều phải bị xẻng xúc trừ (They deserve to die ---- chúng nó bị tội đang chịu giết); nhân đây, có Thập Tự Quân (Crusade) của Cơ Đốc Giáo, có “Thánh Chiến” (Jihad) của Hồi Giáo. Nhưng mà, trên thế giới có nhiều thứ chủng tộc như thế, mà rất nhiều dân tộc đều tín ngưỡng vị thần riêng mình của chúng nó, vả lại đã chấp nhận là vị thần của chúng nó thì Chân Thần chỉ có một------ có thể thấy “Chân Thần chỉ có một” này, lạ thật đều không phải “Chỉ Có Một”, bởi vì sự thật là như thế.”

 

      Tại đây, nữ sĩ B đột nhiên hỏi tôi: “Do you believe in God?” (Ông có tin Thượng Đế không?)

 

      “Thượng Đế” tức là ý của Thần. Tại Mỹ Quốc, một số người có tâm kỳ thị, khi gặp người ngoại quốc thường hỏi vấn đề này. Đương nhiên, tôi cũng biết nữ sĩ B đây là người có tâm kỳ thị. Mỹ Quốc rất kỳ quái, không những có số người da trắng kỳ thị người da vàng, lại có người da đen cũng kỳ thị người loại da vàng, người da đen chúng nó đem so sánh cũng đều chấp nhận cho là người loại da vàng nào là ưu việt hơn. Lại nữa, quan hệ nơi nữ sĩ B vấn đề chỗ hỏi, cũng là rất nhiều Phật Giáo đồ ở Mỹ Quốc thường va chạm đến vấn đề này. Tại đây nhân duyên va chạm này có rất khéo, tôi lại đem tôi cùng cô ta đối đáp, nêu lên cung cấp đại gia tiến hành tham khảo.”

 

       Tôi liền đáp rằng: “I believe in Buddha” ( Tôi tin Phật).

 

      Xin chú ý: Tôi đều không có trực tiếp, trước mặt trả lời vấn đề của cô ta. Nhân vì, tôi nếu mỗi lần trả lời “Tôi không tin”. Như thế cô ta lại lập tức giúp tôi bù thêm một mục tiêu đánh đấu: “Ồ! Ông là một người không tin thần!” Thứ người này ở trong thế giới Cơ Đốc Giáo của chúng nó sẽ chết vì phe ương ngạnh, hạng người này ở nơi Trung Quốc tên trong giáo phái họ gọi là “đại nghịch bất đạo”. Lại nữa, người không tin Thượng Đế của Cơ Đốc Giáo, chúng nó gọi là Hethen (dị đoan), Atheist (kẻ học thuyết vô thần), đây đều bị chê là rất xấu rất khó nghe, tội không thể tránh, chết còn có tội hơn, như trong Da Giáo Cựu Ước Thượng Đế chỗ đoạn diệt tín đồ Dị Giáo hoặc là gia tộc Dị Giáo. Tôi vì hiểu rõ nên không bị chỗ “bản năng” của cô ta giúp tôi bù thêm trên đây một số đánh dấu, cho nên tôi không trực tiếp trả lời vấn đề của cô ta, đây cũng là vận dụng phương pháp “Trí Đáp” (đặt ra để đáp) trong bốn thứ pháp hồi đáp của Thế Tôn ------ đối với chỗ hỏi của cô ta, tôi chẳng sử dụng trí đáp mà riêng dùng một thứ phương thức hồi đáp.

 

      Sau đó, cô lại hỏi tôi: “Là gì?” Ý tức là: là gì ông không tin Thượng Đế

mà chỉ tin Phật sao?

      Tôi hồi đáp: “Nhân vì Phật Giáo chúng tôi nói: mỗi cá nhân đều nên chịu trách nhiệm hành vi của chính mình; hoạ phước của ông đều là kết quả hành vi của tự chính ông; tất cả đều là chỗ tạo của chính ông. Cho nên chúng tôi không cần tin qua lại hoặc mong cầu lực lượng ở ngoài hoặc Tồn Tại (Being), hoặc Thần Kỳ đến phụ trách hoạ phước cho chúng tôi, đến ban phước giúp chính chúng tôi, giáng hoạ kẻ thù địch giúp chúng tôi”. Nhân vì các ngoại đạo, bất luận Cơ Đốc Giáo, Do Thái Giáo, hoặc Hồi Giáo, hiện đang sát hại người khác biệt của chúng nó (bao gồm cả kẻ phái riêng biệt không giống giáo phái của chính mình) đều là nói: “Vì danh của Thượng Đế” (In the name of God) hoặc “Vì danh của A Lạp” (In the name of Alah.)

 

      Lúc ấy nữ sĩ B lại hỏi: “Như thế, ai sáng tạo thiên không này, đại địa                    

                                            này?”

      Tôi hồi đáp: “Ý nghĩ của cô nói: Là Thần sáng tạo?”

      Xin chú ý: tôi ở đây đã sử dụng hoàn toàn phương pháp Trí Đáp, lại thêm hai mặt chuyên môn của “Phương pháp Phản Cật” (hỏi vặn lại).

 

      Cô ta hồi đáp rằng: “Đúng vậy”

      Tôi đương nhiên biết phương pháp của cô ta nhất định  có câu trả lời này.

Do đó tôi lại hỏi: “Thượng Đế cũng sáng tạo than đá, ung nhọt, nóng

nhiệt, ái tình nẩy nở, và đạn nguyên tử phải không?”

      Cô ta hồi đáp: “Nô!”.

      Tôi đuổi theo hỏi: “Là cái gì không phải là?”

 

      Cô ta không có chủ ý: Tôi đã hoàn toàn “Làm chủ phản lại khách”? --- Tôi đã không phải ngồi để chờ bị đánh, mà là hoàn toàn xuất chưởng chủ động.

 

      Cô ta nói: “Nhân vì những người đông tây kia là tà ác.”

      Tôi lại hỏi: “Thượng Đế là vạn năng chăng (all-powerful)?

      Cô ta hồi đáp: “Đúng vậy”. Cô ta không phải không thể hồi đáp như câu 

      hỏi đây.

 

      Tôi do đó nói: “Như thế, Thượng Đế là cái gìmà cần phải nhún nhường than đá, ung nhọt, nóng nhiệt, ái tình nẩy nở, sự phát sanh tà ác của Thế Mậu Song Tử Tháp..v..v.......?  Có thể thấy Thượng Đế khi ở nơi đối diện tà ác, họ cũng là “nắm quyền khống chế vô pháp” (Out of control), nhân đây có thể thấy, Thượng Đế không phải là toàn năng!”

 

      Xin chú ý, tôi vì hiểu rõ nên không theo chân cô ta “cãi nhau”, mà chỉ là luận lý, cho nên tôi không có nói: “Thượng Đế thì vô năng (impotent)”. Kỳ thật Thượng Đế của chúng nó thì đã vô năng và lại tàn bạo (thường tạo sự diệt tộc), cho đến dùng đại thủy ngập toàn thế giới, mưu đồ đoạn diệt tất cả chúng sanh ----- Nó tàn ác sâu xa siêu hoá cho Hi Đặc Lặc, Sử Đạt Lâm, cả nhà cùng đầu sỏ Ba Bố, cùng với bạo quân trải qua triều đại Trung Quốc), đã ganh tị, lại tự riêng tư chấp giữ tất cả chúng sanh làm sở hữu của mình, đòi hỏi tùy tiện cướp đoạt sanh sát là chỗ muốn làm. (Đây cũng chính là làm gì trong hai ngàn năm đến, tín đồ Thượng Đế đều luôn luôn không ngừng nơi chỗ tàn sát lẫn nhau ------ Do Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo, Cơ Đốc Giáo, cho đến Hồi Giáo là những chỗ tin tưởng phụng thờ, đều là một thứ Thượng Đế tàn sát dị kỹ). Sau khi tôi nói như thế, cô ta ngậm miệng không nói.

 

      Qua một lát, luôn luôn đều không cất tiếng, nữ sĩ A đột nhiên nói: “Ông rất biết nói, luận lý của ông rất hay, ông trước dùng một mệnh đề (premise) để hỏi, nhưng sau mỗi lần mỗi lần đem mệnh đề đây trụ nơi hạn định, sau cùng nêu một việc, đem mệnh đề đây bác bẻ trở lại ----- cô ta đi đến hoàn toàn sa vào trong cạm bẫy của tôi! (She was entrapped!).

 

      Tôi rất lấy làm lạ, tôi nói: “Một điểm cũng không lầm”.

      Tôi lại nói: “Cô thì hoàn toàn sa vào trong cạm bẫy của tôi; chẳng qua”

                          đỡ lấy tôi nói: “Cô cũng không lầm!”.

      Cô ta nói: “Nhân vì tôi từng ở nơi trong Đại Học học qua Luận Lý Học”.

 

      Có thể thấy không thể dùng tướng mạo để chọn người, cũng không thể dùng sắc da để chọn người, trong người nữ giống da đen, cũng không thiếu có đầu não trí tuệ thông minh, lòng dạ tâm người khai phóng.

 

      Theo như trên chính là dùng pháp của Nhân Minh (Luận Lý Học Phật Giáo),đả phá bài xích ngoại đạo tà kiến là một thí dụ. Mục đích chủ yếu duy nhất mà Nhân Minh Học chính là đả phá bài xích tà thuyết. Nhân Minh Học có hai mục đích lớn: một là “Phá”, một là “Lập” (Đả phá bài xích tà thuyết, thiết lập vững chắc chánh pháp.)

 

Cùng kèm theo, quan hệ nơi “Thượng Đế sáng tạo tất cả”, có rất nhiều phương pháp có thể dùng đả phá bài xích chúng. Như có thể thiết lập hỏi: “Ngoại trừ chẳng dùng Thượng Đế có khả năng sáng tạo, lại có hay không có người khác có khả năng sáng tạo?”

 

      Nếu như người khác nói: “Không có người nào khác nó có khả năng sáng 

                                                tạo”.

Nó lại hỏi tiếp: “Như thế than đá, ung nhọt, nóng nhiệt, ái tình nẩy nở, đạn nguyên tử và tín đồ dị giáo thì ở đâu lại? Ai sáng tạo ra chúng?” Như thế tức là đả phá học thuyết của nó; đây là lần thứ nhất.

 

      Cũng có thể hỏi: “Như thế Quỷ Sa Tăng thì ai sáng tạo? Nếu như Thượng Đế không sáng tạo Quỷ Sa Tăng, nó sanh ra bằng cách nào?” “Nếu như nó là Thượng Đế sáng tạo, Thượng Đế là cái gì cần phải sáng tạo một thứ ma quỷ lại cùngnó chính mình tạo sự đối lập,nó phá hoại thần khác sáng tạo vạn vật, nhưng lại không có biện pháp thâu thập nó?”

 

      “Nếu như Thượng Đế không biết Quỷ Sa Tăng sau này sẽ tạo loạn như thế, cho nên sáng tạo nó rồi thì Thượng Đế đích thực không là “Toàn Năng” (omniscient), mà thật là không biết ------- Nhân đây không thể nói Thượng Đế là toàn tri toàn năng.” Như thế tức là đả phá học thuyết của nó; đây là lần thứ hai. 

 

      Như thế lại có thể nói: “Nếu như Thượng Đế là toàn tri, toàn năng, sáng tạo tất cả, thế thì nó là cái gì biết rõ Quỷ Sa Tăng là ma quỷ, lại muốn từ chối sáng tạo ma quỷ đi hại người đời, thì Thượng Đếu nếu không phải là rất không hứng thú, mà lại là rất tàn nhẫn, chọn chế tạo ác ma làm hại thế gian  cho là vui. Dụ như  người La Mã tạo trường thi đấu thể thao, vui thấy sư tử vồ lấy nhân loại để ăn.” Như thế tức là đả phá học thuyết của nó; đây là lần thứ ba.

 

      Lại nữa, đối với vấn đề đây “Ông có tin Thượng Đế không?” Cũng có thể như là trả lời: “Tôi tin giác ngộ (Enlightenment). Nơi trong giác ngộ đây, mọi người phải là phụ trách hạnh phúc chẳng những cho chính mình và cho ngưới khác, không trông mong có hay không có Thượng Đế. Như có người tự cho là họ có thể khống chế riêng một người ngoài, không luận người đó là Thần hoặc là người, họ tức là kẻ nô dịch; tôi không tin chịu bất cứ hình thức nô dịch, tôi chỉ tin giác ngộ cùng giải thoát; nhưng tôi cũng không cưởng bách người khác tiếp nhận chỗ tin sâu của tôi” (“I believe in Enlightenment, in which everybody is responsible for his own happiness, god or no. If anyone, god or man, thinks that he is in control of someone else, he is an enslaving one. But I don’t believe in any form of Slavery. I believe in Enlightenment and Emancipation. Yet I do not compel anyone else to believe in what I believe, either.”) Như thế tức là đả phá học thuyết của nó; đây là lần thứ tư.

 

      Sau cùng, quan hệ nơi “Thượng Đế sáng tạo tất cả”, cũng có thể như là tiến hành hỏi: “Ông xem đến nó sáng tác như thế nào?” (Did you see him do it?). Cô ta nếu trả lời: “Trên Thánh Kinh viết như thế.”

 

      Ông lại nói: “Thánh Kinh là một quyển sách căn bản; chỉ là trên thế giới có rất nhiều sách, mà sách kia của họ đều không có nói như thế. Ít nhất, trong sách của tôi không có nói như thế.” Như thế tức là đả phá học thuyết của nó; đây là lần thứ năm.

 

Lại có thể hỏi như thế: [“Lúc Thượng Đế sáng tạo tất cả, có hay không có dùng vật liệu gì? Hoặc đều không có dùng bất cứ vật liệu nào sao? Quả như họ có dùng vật liệu, như thế những vật liệu này chính là hoàn toàn tồn tại trước nơi “Thượng Đế sáng tạo tất cả?” Như thế những vật liệu đã tồn tại đây chính không phải là Thượng Đế sáng tạo; nhân đây không thể nói “Thượng Đế sáng tạo tất cả”].

 

      “Quả như nói Thượng Đế không dùng vật liệu gì để sáng tạo (He creates with nothing.), nhưng không có vật liệu thì không khả năng có sản phẩm: “không vật” thì chỉ có thể sản sanh “không vật” (Nothing comes from nothing.) Nhân vì tất cả vật đều “tự loại tương sanh”, như bò sanh ra bò, gà sanh ra gà; mà bò không thể sanh ra gà, gà cũng không thể sanh ra bò. Cho nên “Không Vật” không thể sanh “Có Vật”, nhân đây nói “Thượng Đế dùng không vật tạo vạn vật”, ở trên lý luận thì sai lầm. Nhân đây nói “Thượng Đế sáng tạo tất cả” là không thể thành lập (invalid). Như thế tức là đả phá học thuyết của nó; đây là lần thứ sáu.

 

      Nói tóm lại, dùng Nhân Minh đả phá bài xích ngoại đạo, kiến lập chánh pháp, thật là một lợi khí lớn; khéo vận dụng, còn ở nơi nhất tâm. Tôi nguyện đồng đạo chuyên cần thực tập để thông đạt nó, để kỳ vọng phá tà hiển chánh, tự ngộ ngộ tha.

 

2.- TRÌNH BÀY TỔNG QUÁT LUẬN LÝ HỌC.-

 

      a.- Cách Đơn Giản Của Luận Lý Tây Dương.

 

Sao gọi là Luận Lý? Luận lý tức là một bộ căn cứ nơi đó một số chứng cứ đem ra suy luận (infer) hoặc học suy luận nơi luận chứng (Science), cho nên nòng cốt của luận lý tức là suy lý, nhưng nó muốn suy lý thì phải có chứng cứ, mới được thành lập; như là căn cứ nơi kết luận của chứng cứ để suy luận chỗ đạt được, gọi cho đủ là “Tánh Hữu Hiệu” (Validity).Nhân đây, Luận Lý đích thực có ba yếu tố lớn là: Khái Niệm (Phù Hiệu Ngôn Ngữ), Phán Đoán (Mệnh Đề), cùng Suy Lý (hoặc Suy Luận).  Nêu thí dụ để nói:

 

*- Chỗ có đá kim cương đều được gặp ở Quát Pha Ly.

*- Đá trên Giới Chỉ ở Mã Lị không gặp ở Phát Pha Ly.

      *- Đá trên Giới Chỉ ở Mã Lị không phải là kim cương.

 

      Chỗ đây, câu thứ nhất và câu thứ hai gọi là “Tiền Đề” (Premise), câu thứ ba là “Kết Luận” (Conclusion). Kết luận thường dùng [: .]  làm biểu thị. [: .] đọc là “Cho Nên” hoặc là “Nhân Đây”. Trên phương diện luận chứng này là “Có Hữu Hiệu”. Ở trên luận lý, nếu tiền đề là chân, thì chỗ được kết luận tất nhiên là chân, nhân đây luận chứng của nó tức là “Có Hữu Hiệu”. Nhưng tất nhiên phải biết phương pháp: Trong luận lý, có tánh hữu hiệu của luận chứng, tiền đề đều không cần yếu là có chân thật ở trên thực tế.Giống như nói, chỗ quan thiết của luận lý Tây Dương, đều không ở nơi tánh chân thật như thế nào của tiền đề, mà là ở nơi có tánh hữu hiệu của luận chứng (the Validity of arguments), nói cho dễ, tức là tánh chính xác của quá trình luận chứng.

 

Luận lý Tây Dương đại loại có thể phân làm hai thứ: Luận Lý Diễn Dịch (Deductive logic) cùng Luận Lý Quy Nạp (Inductive logic). Truyền thống của luận lý phần nhiều là luận lý diễn dịch. Tuy nhiên giống như nói Á Lý Tư Đa Đức (384 – 322 B.C.) là người sáng tạo đầu tiên của luận lý diễn dịch, nhưng đây đều không bày tỏ ông là người địa vị thứ nhất sử dụng luận lý. Trên thực tế là ở vào thế kỷ thứ bảy trước kỷ nguyên rất xa, bị gọi là Sắc Lôi Tư (Thales) , cha của  Triến Học Hy Lạp và Kỷ Hà Học, tức là đã từng chứng minh rõ ràng một số định lý của kỷ hà học, để làm chứng minh cho luận chứng của luận lý. Lại nữa, thế kỷ thứ 3 trước Tây Nguyên phái tả hữu do Hy Đề Ôn(Citium) ở Chi Nặc (Zeno) sáng lập phái triết học gia Tư Đa Cát (Stoic), cũng đã phát triển dường như liên quan đến cơ sở luận lý diễn dịch. Sựcống hiến của Á Lý Tư Đa Đức, trong sách đại tác phẩm “Công Cụ Luận” (Organon)ở nơi ông, hoàn toàn phát triển giống như lý luận của luận chứng luận lý, đều hoàn toàn đặt chủ yếu nơi có hình thức của luận chứng hữu hiệu, đây chính có tên là “Tam Đoạn Luận Pháp” (Syllogism). Tam Đoạn Luận Pháp tứ là:

 

1.     Đại Tiền Đề (Major premise),

2.     Tiểu Tiền Đề (Minor premise),

3.     Kết Luận (Conclusion).

      Như trước trong thí dụ, dùng phương pháp Tam Đoạn Luận để phân tích nó, hình thức của nó là:

      [Đại Tiền Đề] “Chỗ có đá kim cương đều được gặp ở Phát Pha Ly.”

      [Tiểu Tiền Đề] “Đá trên Giới Chỉ ở Mã Lị không gặp đá kim cương.”

      [Kết Luận] : . “Đá trên Giới Chỉ ở Mã Lị không phải là kim cương.” 

Hình thứccủa phương pháp Tam Đoạn Luận này có thể đem nó trình bày

bằng toán số (Variant) để thay thế, như thế nhân đây trở thành là biểu thức:

 

      [Đại Tiền Đề] Chỗ có của F là G

      [Tiểu Tiền Đề] X không phải là G

      [Kết Luận]  : . X không phải là F.

 

Do đây trong luận lý trình bày (statement) có thể dùng chữ mẫu hoặc phù hiệu để thay thế, nhân đây thứ luận lý này cũng xưng là “Luận Lý Phù Hiệu”.  Cũng nhân vì chỗ có diễn dịch đều có thể dùng phù hiệu để thay thế, cho nên Luận Lý không chỉ cùng Kỷ Hà Học quan hệ rất thâm sâu, vả lại cùng Đại Số nó quan hệ cũng cực kỳ mật thiết. (“Luận Lý Đại Số” trước nhất là do nhà triết học  kiêm số học Đức Quốc tênLai Bố Ni Tư ở cuối thế kỷ 17 nơi Diệp Sáng Thỉ, sau cùng là do nhà Số Học Anh Quốc tên là Kiều Thỉ Bố Nhĩ (Geroge Boole) nơi thế kỷ 19 kiến lập). Lại nữa, do diễn dịchnơi câu đều dùng phù hiệu để thay thế, trong luận lý lại phát triển ra một số luận lý trị giá hàm số liên tiếp từ phù hiệu như:

~p     tiêu biểu [không phải p] ----- Phủ định (negation), ý tức là “not”

      p . q  tiêu biểu [p vừa q] ------ liên ngôn(conjunction), ý tức là “and”

      p v q tiêu biểu [p hoặc q] ----- tuyển ngôn (disjunction), (bao hàm 

                                                        inclusive), ý tức là “or”

      p u q tiêu biểu [nếu p thì q] ----- uẩn hàm (implication) (thực chất material), ý 

                                                            tức là “if.....then.....”

    p= q  tiêu biểu [nếu và chỉ nếu p vừa q] đẳng trị (equivalence) (thực chất 

                                                             material), ý tức là “if and only if”

      Vận dụng một số phù hiệu và đại hiệu này, biểu thức luận lý lại biến thành có thể dùng “Diễn Toán”, dùng các phương thức tổ chức xếp đặt của mệnh đề, mà tính toán ra mọi thứ tánh khả năng của kết luận.

 

Lý luận của “Mệnh Đề Vận Toán” mở đầu là do phái Tư Đa Cát của thời cổ đại, mà do các nhà Luận Lý Học hiện đại hoàn thành nó. Luận Lý Học của thế kỷ 20, chủ yếu là tiếp thục kéo dài 17 thế kỷ đến “Luận Lý Lý Số” của Lai BốNi Tư, trong nó tối trọng yếu chính là La Tố (B. Russell) cùng Hoài Hải Đức (A.N. Whitehead) hợp nhau trước tác Nguyên Lý Số Học chỗ cắm nêu dựng lên “Chủ Nghĩa Luận Lý” (logicism), mục đích của luận này là: “Số học là luận lý kéo dài, ở giữa số học cùng luận lý không có giới tuyến rõ ràng chính xác”. Ngoài đây, “Chủ Nghĩa Trực Giác”, “Chủ Nghĩa Hình Thức” và “Luận Lý Thật Chứng Luận”..v..v..... đều là tư trào luận lý chủ yếu của thế kỷ 20. Theo trong khoảng giữa thế kỷ 20, nơi Diệp Đại  Hình máy kế toán điện tử xuất hiện, đầu mối suy diễn luận lý trên thiết kế nơi máy kế toán, liền có công dụng thực tế trọng yếu, trên đây là Luận Lý Suy Diễn của truyền thống tự thuật và hiện đại.

 

Luận Lý Quy Nạp (Inductive logic)được kiến lập tỷ giảo rất muộn, mãi đến thế kỷ 17, Bồi Căn (Francis Bacon, 1561 – 1626) của Anh Quốc mới chánh thức thành lập. “Luận Lý Quy Nạp” cùng “Luận Lý Diễn Dịch” bất đồng rất lớn, ở nơi: Tiền Đề của Luận Lý Quy Nạo đều không phải khiến kết luận làm thành “Tất Nhiên” mà chỉ cốt yếu ở chỗ đạt đến “Hoặc Nhiên” (probable) là có thể đã xong. Nhân đây, từ phán định của luận chứng luận lý diễn dịch là: “Tánh Hữu Hiệu” (Validity), nhưng ở trong luận lý quy nạp đều không thích sử dụng; chỗ sử dụng từ phán định của luận lý quy nạp là “Tánh Chính Xác” (Correctness). Nhưng mà tất nhiên phải biết phương pháp đây là: Diễn dịch của luận lý quy nạp đều không là một thứ “không hoàn toàn” hoặc “có khuyết điểm”; trên sự thật thì luận chứng diễn dịch cùng luận chứng quy nạp mỗi thật tại nó tác dụng không giống nhau, nhưng mà có công năng bổ sung lẫn nhau. Rất nhiều định luật và lý luận của khoa học, phương thức luận chứng của chúng nó sử dụng đều là quy nạp cả, thí dụ như  “Định luật hành tinh thứ nhất vận động” của Khai Phổ Lặc (Kepler). Công dụng của Luận Chứng Quy Nạp rất lớn, ở nơi đây có thể mở rộng lãnh vực tri thức của chúng ta.

 

b.- Cách Đơn Giản Của Luận Lý Trung Quốc.-

 

      Ai nấy đều biết, Luận Lý ở trong văn hoá Trung Quốc, là một khâu rất nhỏ nhoi, chỉ là, ở Trung Quốc xét đến cùng có hay không có Luận Lý Học? Kỳ thật là có, đấy chính là trước đời Tần do các Danh Gia và Hắc Gia trong Chư Tử.

 

      “Danh Gia” là một nhà trong 9 dòng phái, chúng nó nghiên cứu thảo luận để học hỏi nên gọi là “Hình Danh Chi Học” (Môn học về pháp luật), “Hình” cùng Hình Thông, cũng tức là chúng nó thảo luận trong phạm vi“Danh” cùng “Thật”“Danh” cùng “Thật” quan hệ với nhau. Bối cảnh thời đại nó hưng khởi là: ở thời xuân thu chiến quốc, chiến loạn không dứt, giết vua cướp ngôi, giết cha để thay thế, sự việc đây phát sanh không dứt, tất cả giá trị thể thống sụp đổ tan rã, trên chánh trị, trên xã hội trông thấy đều là danh thật không ăn khớp với sự việc. Do đó có rất nhiều kẻ sĩ thức thời lại đề ra rất nhiều lý luận hoặc phương án, ý đồ kiến lập một cái khung bao bọc mới, để xây dựng lại trật tự mới, hoặc khai thác mới để nhận biết và lãnh vực thực tiển. Đây chính là “Danh Gia” cùng bối cảnh thời đại hưng khởi, cũng là bối cảnh của các Chư Tử Bách Gia trước nhà Tần tranh tiếng.

 

      Căn cứ  nơi Hán Thư Văn Nghị Chí của Ban Cố, nhân vật đại sở học của Danh Gia có: Đặng Tích, Doãn Văn Tử, Công Tôn Long, Thành Công Sanh,  Huệ Thí, Hoàng Công, Mao Công..v..v...... cho đến Hắc Gia của thời kỳ sau này. Trong đây rất trứ danh hiển hách chính là Đặng Tích, Huệ Thí, Công Tôn LongHắc Gia.

 

1.- Đặng Tích: là người nước Trịnh ở thời đại xuân thu, Lỗ Thắng đem Đặng Tích liệt vào hướng về trước của danh gia, và cùng Huệ Thí cũng đều được liệt kê. Lỗ Thắng ở trong Hắc Biện Chú Tự nói: “Từ Đặng Tích đến thời Tần, người Danh Gia ở đời có trang sách, người đứng đầu lại khó biết.” Trong Lữ Thị Xuân Thu có ghi đầy Đặng Tích cùng Tử Sản biện luận, cho đến họ giúp lão bá tánh đánh quan ty, đã đề xuất rất nhiều cùng kẻ chấp pháp đối với pháp luật biên soạn và giải thích không giống nhau, thậm chí nơi “đem việc không phải cho là phải, đem việc phải cho là không phải (Có thể đem thuyết đối phó trở thành sai lầm, đem sai lầm trở thành đối phó), thị phi vô độ, (thị phi biến thành không có chuẩn tắc nhất định), mà có thể cùng không có thể mỗi ngày biến khác đi (mà có thể cùng không có thể ở nơi khác nói lại, mỗi ngày đều không giống nhau). Chỗ muốn thắng nhân đó được thắng, chỗ muốn tội nhân đó bị tội (nó tưởng rằng cần nhường nhịn nó thắng kiện, nó lại thắng kiện; nó tưởng rằng khiến nó bị phán hình phạt, nólại bị phán hình phạt.)Nước Trịnh đại loạn, miệng dân vui mừng ồn ào.”Nhân đây có thể biết Đặng Tích là một vị biện sĩ, cô ta không luận có phải là một danh hảo (luật sư biện hộ) hay không, hoặc là một xã hộilật đổ trật tự, kết quả trải qua như thế nào trên xã hội đó, cô ta lại không luận, nhưng côta xác thật đối với danh từ trong các điều khoảng hình luật, khái niệm cùng nhận định đều cân nhắc, cho đến nói năng tập quán hằng ngày của nhân loại, có thâm nhập để giám sát nhìn thấu, đều khai mở để nghiên cứu thảo luận lý giải và chỉnh lý quan hệ tên thật.

 

2.- Huệ Thí (độ khoảng 370 B.C. – 310 B.C.), là người nhà Tống, từng làm qua Tể Tướng của Ngụy Huệ Vương, trong Thiên Trang Tử Tại Thiên Hạ gọi ông là sĩ phu của bác học: “Huệ Thí nhiều mặt, sách của ông 5 xe.” Nhưng bác học của Huệ Thí, cùng nho sĩ giống như bất đồng, chủ yếu bác học của ông ở nơi trên tri thức khách quan của giới tự nhiên, mà không phải Luân Lý Học hoặc  phương diện Chánh Trị Học. Chủ yếu tư tưởng của Huệ Thí, ở trong Thiên Trang Tử Thiên Hạ gọi là “Lịch Vật Chi Ý” (Ý khắp thế gian), cộng có 10 điểm. Nay đề cử 4 điều trong đây để thảo luận:

 

a, “Rất lớn không ngoài, gọi là Lớn Nhất. Rất nhỏ không trong, gọi là Nhỏ Nhất” --- Đây là thảo luận vấn đề rất giới hạn của vũ trụ, dùng “Lớn Nhất” là đại biểu Đại Vũ Trụ (Macrocosm) lớn không giới hạn, còn dùng “Nhỏ Nhất” là đại biểu Tiểu Vũ Trụ (Microcosm) nhỏ không giới hạn. Ý của ông tức gọi là: Lớn cùng Nhỏ đều là không giớn hạn.

 

b, “Trời cùng đất đều thấp, núi cùng đầm đều bằng” ----- Đây là biểu thị: trời cũng không cao, đất cũng không thấp; núi cũng không lồi, đầm cũng không lõm; nghĩa tinh túy của nó giống như Tề Vật Luận của Trang Tử: Tất cả chỗ hiển bày đối đãi đều là giả tướng; kỳ thậtvạn vật đều bình đẳng.

 

c, “Đại Đồng và cùng Tiểu Đồng thì khác, gọi đây là Tiểu Đồng khác. Vạn vật hoàn toàn đồng hoàn toàn khác, gọi đây là Đại Đồng khác.” ----- Đây là theo “Chủng” cùng “Thuộc” của tất cả sự vật để xem khoảng cách quan hệ kia và đây. Sự vật “Thuộc” ở trong đồng nhất, tánh chất cộng đồng của nó gọi là “Đại Đồng”; sự vật “Chủng” ở trong đồng nhất, tánh cộng đồng của nó gọi là “Tiểu Đồng”; mà khoảng cách đồng và dị của “Thuộc” cùng “Chủng”, gọi là “Tiểu Đồng Dị”. Nếu đem tất cả vũ trụ đang tạo một toàn cục để xem, thì trong đó tất cả tánh của sự vật xét đến cùng đều (hoàn toàn giống nhau) “Tất Đồng”;ở đây trong vạn vật hoàn toàn có tánh cộng đồng, mỗi vật đều có mỗi cá biệt sai khác, đây chính là tánh (hoàn toàn khác)của “Tất Dị”; mà theo đây quan điểm toàn bộ vũ trụ lại xem tánh vạn vật “Hoàn toàn đồng” cùng “Hoàn toàn khác”, chính gọi là  “Đại Đồng Dị”

 

d, “Rộng yêu vạn vật, trời đất một thể” ---- Đây là Huệ Thí theo ông vũ trụ luận của “Lớn Nhất”, mà thể nghiệm nhận thức toàn thể bản thân vũ trụ là hài hòa, nhân đó rút ra manh mối rộng yêu thái độ sanh mạng vạn vật. Nhân đây thái độ sanh mạng là tích cực, thấu suốt lẽ đời.

 

3.-Công Tôn Long Tử(độ khoảng 325 B.C. – 250 B.C.), người nước Triệu, từng làm khách hướng dẫn Triệu Bình Nguyên Quân ngoài 20 năm. Trong Thiên Trang Tử Tại Thiên Hạ gọi ông là “Biện Giả Chi Đồ”, học thuyết  chủ yếu của ông đại biểu là: “Luận Ngựa Trắng Không Phải Ngựa”“Luận Cứng và Trắng ly cách nhau”.Cái móc của hai luận lý đây, nghiêm khắc đến giảng, tức là hình thức dấu hiệu báo trước của luận lý Trung Quốc.

 

Đại ý của luận“Ngựa Trắng Không Phải Ngựa” là: Ngựa Trắng không phải là ngựa, nhân vì “Ngựa Trắng” là một giống của ngựa, cũng chính là “Tướng đặc thù” (particular) của ngựa; mà “Ngựa” vẫn là đại biểu của ngựa đã có, là “Tướng Chung” (universal) của ngựa.“Tướng Đặc Thùkhông như nơi “Cộng Tướng” nhân đây gọi là “Ngựa Trắng Không Phải Ngựa”.Lại nữa, chỗ đề xuất luận chứng của Công Tôn Long lại có: “Ngựa đây chính là hình trạng sanh mạng” (“Ngựa” là lại dùng biểu thị hình trạng của động vật này); “Trắng đây chính là hình sắc sanh mạng” (Mà “Trắng” là lại dùng biểu thị nhan sắc của nó) “Cho nên gọi: Ngựa Trắng Không Phải Ngựa” Nhân đây, “Ngựa Trắng” là một thứ khái niệm hợp lại hình tướng cùng màu sắc, mà “Ngựa” chỉ là một khái niệm đơn tiêu biểu hình thể; “Đơn là một khái niệm” quyết định không thể như nơi “khái niệm hợp lại”. Cho nên nói: “Ngựa Trắng Không Phải Ngựa”.Ngoại trừ đây, Công Tôn Long còn có luận chứng khác của ông và dùng thuyết “Ngựa Trắng Không Phải Ngựa” của ông để ủng hộ.

 

Riêng một mệnh đề luận lý trọng yếu của Công Tôn Long Tửtức là: “Luận Cứng và Trắng”. Đại ý của nó là: “Cứng” của tảng đá cùng “Trắng” của tảng đá,hai thuộc tánh (Attribute) đây, đều là tự tồn tại độc lập, cũng chính là nói “Cứng” cùng “Trắng” không liên can lẫn nhau. Luận chứng đây là: “Tánh Cứng” của tảng đá là trải qua do xúc giác nhận biết của thân thể chúng ta, mà “Màu Trắng” của nó là trải qua do thị giác của con mắt mà nhận biết: khi đang lúc nơi thân thể do xúc giác mà nhận biết tánh “Cứng” của tảng đá, mà không thể nhận biết “Màu Trắng” của nó; giống nhau, khi do thị giác của con mắt mà nhận biết màu “Trắng” của nó, mà cũng không thể cùng lúc nhận biết tánh “Cứng” của nó.Có thể biết hai thứ thuộc tánh “cứng” cùng “trắng” không liên can lẫn nhau,không có kết hợp với nhau, nhân đây nói “Cứng và trắng lìa nhau”. Nhân đây, đại ý luận điểm của nó là: Một phẩm vật mỗi thứ không giống nhau thuộc tánh, đều có các giá trị tự tồn tại riêng của nó, không thể chuyển hoá để lớn lên, mạnh thì khiến nó đồng nhất, trong đókhi đối với chiến quốc tương đối bao gồm có Chủ Nghĩa Quần Thể, Chủ Nghĩa Quốc Gia, hoặc tư tưởng phản động “Đại Nhất Thống” của Nho Gia, mà ở đây nhấn mạnh là ý nghĩa và giá trị cá thể độc lập tồn tại. “Ngựa Trắng Không Phải Ngựa” cũng ẩn chứa hàm ý này. Nhưng vả lại Luận đây của nó ở nơi “Luận Lý” và độ sâu trên “Tri Thức Luận” thì không cho phép nó chểnh mảng, lại không thể do nó nếu có “lời nói cố làm cho người sợ hãi”, mà ở đây là do quan điểm của nhà đạo đức, một cây bút mạt sát.

 

4.- Thời kỳ sau tư tưởng Hắc Gia hỗn tạp, nhưng chúng nó ở “Nhận Thức Luận” và trên “Lý Luận Học” lại có kiến tạo bình phong che chở rất phong phú. Quan hệ nơi luận “Cứng và Trắng”, chúng nó chủ trương: “Cứng Trắng không tương quan bên ngoài”. (Hắc Tử, Kinh Thượng)cũng chính là thuyết: Vật là thuộc tánh,không thể lìa nơi vật thể để tồn tại độc lập;tuy nhiên chúng nó cũng thừa nhận nhân loại cảm quan có tánh hạn cuộc, chỉ là thuộc tánh của vật thể là sự thật khách quan tồn tại, cùng lúc không gặp nhân thì con người không thểđồng thời dùng một thứ cảm quan đi nhận thức nhiều thứ thuộc tánh, nhiều thứ thuộc tánh đây đã từng tự phân ly. Nhân đây “cứng” cùng “Trắng” của đá, khách quan mà nói, là “không lìa nhau”, cũng không thể” lìa khỏi đá để tồn tại”:nếu dùng ngôn từ Phật giáo để nói, tức là: Nếu lìa nơi đá, liền không có thể có được “cứng” của đá; nếu lìa nơi đá, cũng không có thể có được “trắng” của đá.Nhân đây “cứng” cùng “trắng” của đá đều nương nơi thể đá để tồn tại, không phải là tồn tại độc lập cá biệt. Nhân đây, Thuyết tương đối nơi “Cứng Trắng lìa nhau” của Công Tôn Long Tửlại được Hắc Gia nương nơi đóđề xuất  thuyết “cứng trắng thừa nhau”.

 

Luận về “Hoàn toàn đồng hoàn toàn khác” thời kỳ sau Hắc Gia thì nhận thức

là: sự sai khác khoảng cách của vạn vật là hiện tượng tồn tại phổ biến, nhưng “trong khác có đồng”. Quan hệ khác và đồng có 4 thứ:

 

      1, Trùng Đồng (Khái niệm hai loại sự vật hoàn toàn trùng hợp (duplicated)

      2, Thể Đồng (Hai khái niệm thuộc nơi toàn thể đồng nhất)

      3, Hợp Đồng (Hai khái nhiệm ở nơi trong phạm trù đồng nhất)

      4, Loại Đồng (Hai vật thuộc tánh tướng đồng.)

 

      Cho đến “Tướng Khác” cũng có 4 thứ: “Hai không thể, không đồng, không loại”. Dùng hai tổ chức Đồng và Khác để lý luận, Hắc Gia nhân đây bác bỏ thuyết “Vạn vật một thể”, mà cho đó là hỗn hào trên khái niệm. Chúng nó đem Luận “Ngựa trắng không phải ngựa” bác bỏ, lại đưa ra thuyết “Không phải bò của bò ngựa, nói nó bao gồm cả.” Ý đây tức là: loại bò cùng loại ngựa xưa có “loại giống nhau”, nhưng không phải “thể giống nhau” hoặc “trùng nhau”; “Ngựa trắng” mặc dù “không bằng nơi” ngựa, nhưng xác thực “thuộc nơi” ngựa. Nhân đây, nói “ngựa trắng không phải ngựa” là không chính xác vậy.

 

      Do chỗ thuật ở trên, có thể biết ở Trung Quốc, trong Chư Tử trước nhà Tần, đã trải qua rõ ràng có trình bày và phân tích so trên “Luận Lý” và “Tri Thức Luận” tương đương phong phú,nhưng vì cái gì về sau lại hoàn toàn tiêu mất? Đây có hai nguyên nhân chủ yếu:

 

1, là Tần Thỉ Hoàng đốt sách chôn nho,kiềm chế, hãm hại tất cả học thuật, ngoại trừy học, thực vật học, bói toán..v..v..... nhất luật không cho học tập nghiên cứu.

2, Tức là Hán Võ Đế dùng ý kiến của Đổng Trọng Thư đình chỉ trăm nhà, độc tôn nho gia, thực thi khống chế học thuật, khống chế tư tưởng, cướp đoạt cơ bản hiểu biết, quyền lợi cùng học thuật tự do của nhân dân. Nhân đây Luận Lý Học Trung Quốc lại bị cáo biệt chết yểu. Tuy nhiên khi Ngụy Tấn Nam Bắc Triều, có gió thổi của Thanh Đàm, còn Lỗ Thắng của Tây Tấn có Mặc Biện Chú (đã chết mất, nay chỉ còn văn tự của nó), cho đến trong Thanh Triều, thời kỳ có người Vương Niệm Tôn, Vương Dẫn Chi ..v..v......chú giải và nghiên cứu Mặc Học,dân Thanh Mạt ban đầu cũng có một số học giả chú trọng nghiên cứu “Nhận Thức Luận” trong Mặc Học và bộ phận Luận Lý cùng Khoa Học Tự Nhiên. Nhưng nói chung lại, nếu thời này Trung Quốc mới cần phát triển một bộ Luận Lý Học là lúc đã muộn, không như Pháp Sư Tây Dương, trước mặt đuổi kịp, lại nữa được trực tiếp một số thực tế. (May được, học thuật thì không bị giới hạn quốc gia).

 

c.- Cách Đơn Giản Luận Lý Phật Giáo.-

 

      Luận Lý Học Phật Giáo tức là chỗ gọi “Nhân Minh Học”.  Người cổ Ấn  Độ và người cổ Hy Lạp thì giống nhau, còn khi tiến hành biện luận học thuật hoặc luận chứng, đều căn cứ theo một bộ luận chứng“Quy Tắc Du Hí” (Hoặc pháp tắc), tạo dựng tất cả công cụ luận chứng (Nhân đây Á Lý Tư Đa Đức trước tác Luận Lý Học gọi là “Công Cụ Luận”; mà một bộ pháp tắc đây, người Hy Lạp cho là “Luận Lý”, người Ấn Độ gọi là “Nhân Minh”.

 

Một từ “Nhân Minh”, nguồn gốc phát xuất nơi “Tứ Phệ Đà Luận”. Tứ Phệ Đà Luận là Thánh điển căn bản của Bà La Môn Giáo. Tứ Phệ Đà Luận lại gọi là “Tứ Minh Luận”. Xa xưa, Đại Nhật Kinh Nghĩa Thích Diễn Mật Sao của Giác Uyển biên soạn (xưng đơn giản là Diễn Mật Sao), quyển 2 nói rằng: “Con của Bà La Môn tụng Tứ Minh Luận.) Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh, quyển 7 nói rằng: “Đại Bà La Môn Tứ Minh Pháp, huyễn hoá chú..v..v..... tất nhiên đều thông suốt”.  Tứ Phệ Đà (Tứ Minh) của Bà La Môn Giáo là:

 

      1, Lê Câu Phệ Đà: là pháp soi sáng tán tụng và triệu thỉnh.

      2, Sa Ma Phệ Đà: là pháp soi sáng hát xướng.

      3, Dạ Nhu Phệ Đà: là pháp soi sáng hiến cúng.

      4, A Thát Bà Phệ Đà: là pháp soi sáng chú thuật và toán thuật (Đây là căn cứ

nơi ghi lại trong Bách Luận Sớ), Nhân Minh tức là bao hàm ở trong đây, 

          đây là nguồn gốc của Nhân Minh.

 

      Theo sau khoảng chừng 2 thế kỷ Tây Nguyên, phái Ni Dạ Da (phái Chánh Lý, tức là phái Hình Thượng Học của triết học Ấn Độ) trong 6 phái triết học Ấn Độ, do tiên nhơn Tị Tổ Túc Mục phát triển mà thành tựu Nhân Minh Học của Ấn Độ. Nhân Minh của phái này gọi là “Nhân Minh Ngoại Đạo”. Mà Nhân Minh trong Phật Giáo được gọi là “Nhân Minh Nội Đạo”. Kẻ sáng lập “Nhân Minh Nôi Đạo” là Luận sư Trần Na, nơi Phật nhập diệt về sau sư mới hoàn thành Nhân Minh Chánh Lý Môn Luận, chính là luận điển căn bản của Nhân Minh Nội Đạo.Nơi trong luận này, Bồ Tát Trần Na có phần kéo dài sử dụng học thuyết của tiên nhơn Túc Mục, đồng thời cải tiến phát triển truyền thống Nội Đạo, học Nhân Minh của ngoại đạo, theo đó hoàn toàn đặt nền tảng Nhân Minh Học Phật Giáo. Đệ tử của Bồ Tát là Bồ Tát Thương Yết La Chủ nối tiếp chí hướng kế thừa sự nghiệp của Thầy, trước tác Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận, hoằng dương mở rộng học thuyết Nhân Minh.

 

Tương đối, Bà La Môn Giáo thì có “Tứ Minh Luận”, còn Phật Giáo thì  thiết

Lập “Ngũ Minh” Ngũ Minh gồm có:

 

      1, Thanh Minh:tức là học ca hát phạm âm hoặc nghiên cứu thảo luận văn tự âm điệu, cũng tức là âm nhạc, văn tự học, văn pháp học, âm vận học, ngữ ngôn học, và ngữ ý học, toàn bộ bao hàm ở trong.

      2, Công Xảo Minh: tức là học tất cả công nghệ, khoa kỹ.

      3, Y Phương Minh: tức là y học.

      4, Nhân Minh: tức là Luận Lý Học, Luân Lý Học của Phật Pháp.

      5, Nội Minh: tức là đạo lý Giáo Điển của Kinh Phật. Nói đơn giản, tức là Phật Lý. Dùng Phật lý có thể khiến chúng sanh hiểu rõ pháp nội tâm của mình mà đặng khai ngộ giải thoát, cho nên được “Minh” đây tức là “Nội Minh”; vì thế Phật lý gọi là “Nội Minh”.

 

Nội dung Nhân Minh Học chia làm: “3 Chi” và “5 Phần Luận”:

3 Chi là: “Tông, Nhân, Dụ”. 5 Phần Luận là: “Tông, Nhân, Dụ, Hợp, Kết” . Riêng đem 5 Phần Dụ liệt kê thuyết minh như dưới đây:

      1)- TÔNG: (Proposition) ---- tương đương nơi Mệnh Đề.

      2)- NHÂN: (Reason) ------ Lý Do.

      3)- DỤ : (Example) -----Cho thí dụ, cho ra thật chứng, cũng tức là chứng cớ

phụ thêm.

4)- HỢP: (Application) ---- lại gọi là “Hợp Pháp”, tức là đem “Dụ” cùng hai

pháp “Tông” và “Nhân” kết hợp xây dựng để

giảng.

      5)- KẾT: (Conclusion) –----Kết Luận.

 

Đề cử một thật tế liệt kê như sau đây:

 

      1, TÔNG: Trên núi có lửa.

      2, NHÂN: do thấy trên núi có khói.

      3, DỤ: Đồng Dụ: như thấy khói ở nhà bếp; Dị Dụ: như trên hồ có hơi khói.

      4, HỢP: như thế.

      5, KẾT: Cho nên trên núi có lửa.

 

      Do trên là “5 Phần Luận”. Cho đến “3 Chi” thì nơi trong “5 Phần Luận” hoàn toàn rút gọn hai phần sau cùng là “Hợp” và “Kết”. Mà khi dùng thực tế thì như nhau, thông thường cũng đều chỉ dùng “3 Chi”, còn “Hợp và Kết” thì hàm chứa và ẩn núp trong nó.

 

      Lại nữa, “Tông, Nhân, Dụ” của Nhân Minh Học, cùng “Đại Tiền Đề, Tiểu Tiền Đề, Kết Luận” của pháp Tam Đoạn Luận Tây Dương, thứ lớp của nó có thể nói chính là đã đến lúc dễ bị sụp đổ. “Đại Tiền Đề” và “Tiểu Tiền Đề” đều là Nhân, Đại Tiền Đề là “Đại Nhân” (Dùng hiện tượng hoặc sự thật làm nhân cho nên giống nhau), như trong liệt kê tường thuật ở trước “Chỗ có đá kim cương đều được gặp ở Phát Pha Ly” Mà “Tiểu Tiền Đề” làm “Tiểu Nhân”, tức là nhân cá biệt hoặc đặc thù, như trong liệt kê tường thuật ở trước “Đá trên Giới Chỉ ở Mã Lị không gặp ở Phát Pha Ly”. Ở hai nhân Đại và Tiểu sau khi hợp lại cùng mộ nơi, liền hoàn toàn đạt đến kết quả của suy luận: Kết Luận. Nhân đây:

 

1.     Đại Tiền Đề (Đại Nhân)

2.     Tiểu Tiền Đề (Tiểu Nhân)

3.     Kết Luận.

Nhưng mà Tông, Nhân, Dụ của Nhân Minh Học thì:

1.     Tông: mệnh đề (tức là chỗ yếu điểm của luận để chứng minh, giống như Kết Luận của pháp Tam Đoạn Luận)

2.     Nhân: lý do.

3.     Dụ: Thí dụ thực tế.

Cho nên có thể biết, trình tự luận chứng của “Nhân Minh” là: trước hết đề xuất chỗ luận điểm (chỗ Mệnh Đề, chỗ Tông) của người chủ trương, rồi sau đó lại nêu ra lý do (luận chứng trên lý), và Thí Dụ Thực Tế (chứng cứ trên sự việc), như thế nơi lý sự (lý do cùng thí dụ sự thật)phần luận chứng ở sau đã đầy đủ, “Tông” chỗ chủ trương của người liền có thể thành lập. Ngược lại, nếu luận điểm cần yếu bị người khác bác bẻ, thì có thể từ nơi trên “Tông”, hoặc “Nhân”, hoặc “Dụ” của họ, đều tự sai lần của chỗ phạm phải, hoặc lỗi xấu trên suy luận, lại bị người khác lý luận đả đảo, tất cả đây đều là “quy tắc du hí”, ở trong Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận đều có phát huy rất tường tận.

 

      Trở lại đây, Thánh Điển Phật Giáo gọi là “Tam Tạng”: Kinh Tạng, Luật Tạng, Luận Tạng. Mà ở trong Luận Tạng, bao quát luận điển Đại Thừa và Tiểu Thừa, đều phổ biến chỗ ứng dụng luận chứng đến khéo léo của Nhân Minh Học. Như Lục Túc Luận của Tiểu Thừa (Tậâp Dị Môn Túc Luận, Pháp Uẩn Túc Luận, Thức Thân Túc Luận, Giới Thân Túc Luận, Phẩm Loại Túc Luận và Phát Trí Luận..v..v......), Đại Tỳ Bà Sa Luận, Câu Xá Luận, Trung Luận, Bách Luận, Thập Nhị Môn Luận của Đại Thừa, cho đến các luận của Duy Thức Học, mọi nơi đều hoàn toàn vận dụng một cách khéo léo Nhân Minh để luận thuyết; Nhân đây, nếu không thông đạt Nhân Minh Học, nơi các luận điển thật khó hoàn toàn thông đạt. Kẻ nào muốn có tiến bộ, cần yếu kiến lập chánh pháp, khi bị tà thuyết bài xích, thì Nhân Minh Học đây lạilợi khí khó tránh được.

      Chú Giả Thức ngày 8 tháng 11 năm 2001.

      Nơi Đài Bắc. Đại Tỳ Lô Tự.

 

 

B.- NHÂN MINH NHẬP CHÁNH LÝ LUẬN NGHĨA QUÁN.

(Nghĩa thông suốt Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận)

 

Tác giả: Bồ Tát Thương Yết La Chủ

Dịch giả: Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang.

Biên soạn và chú thích: Sa Môn Thích Thành Quan.

Việt dịch: Sa Môn Thích Thắng Hoan.

 

IA.- GIẢI THÍCH ĐỀ LUẬN,LUẬN CHỦ, DỊCH GIẢ.-

 

Chú thích:

 

“Nhân Minh”: hiện nay chỗ gọi là Luận Lý (logic), trên triết học cựu dịch là Lý Tắc Học hoặc Luân Lý Học. “Lý Tắc”, tức là nghiên cứu quy tắc của đạo lý luận thuyết, hoặc phép tắc đạo lý luận chứng. Đây là người Tây Dương, từ cổ Hy Lạm đã có một tác phẩm học thuật hoặc học thuật nghiên cứu thảo luận chỗ quy tắc cùng tuân theo. Người Ấn Độ cũng có một loại giống như học vấn, gọi là Nhân Minh Học; hết thảy mọi người phàm nói năng, biện luận đạo lý hoặc trước thuật tất nhiên đều phải tuân theo một bộ quy tắc, vì thế cho nên Nhân Minh cũng có thể cho là học thuật nghiên cứu thảo luận, phạm tắc của đạo lý (quy tắc của du hí). Chữ “Minh” của Nhân Minh, nguyên văn tiếng Phạn là “Phệ Đà” (Veda). Bà La Môn cổ đại thì lập “Tứ Phệ Đà”, Phật pháp thì lập “Ngũ Minh”, Ngũ Minh tức là:  Thanh Minh (Thanh Vận Học), Công Xảo Minh (Công Nghệ Học), Y Phương Minh (Y học), Nhân Minh (Luận Lý Học), Nội Minh (tức Phật Pháp, hoặc Nội Giáo). Vả lại “Minh” tức là giải rõ, nghĩa thông đạt, nghĩa là nơi trong một số lãnh vực học vấn được thông đạt, liền gọi là “Minh”, như thông đạt âm vận và dạy bảo âm thanh, gọi là Thanh Minh (nơi tiếng đăïng minh).Lại nữa, chữ “Nhân” của Nhân Minh, gốc chỉ cho vạn vật (vạn pháp) là “Nhân” của sanh khởi, như bốn Đại, 6 Trần..v..v..... là nhân của sanh khởi; nếu có thể thông đạt, tức gọi là thông đạt “Nhân Minh”. Nhưng đây là Nhân Minh của nguyên thỉ, cũng tức là Nhân Minh của nghĩa rộng.Nhân Minh hiện tại và sau này mà nói đều là nghĩa hẹp của Luận Lý Học và Luân Lý Học.

 

“Nhập Chánh Lý Luận”: “Nhập” là giải nhập, hoặc ngộ nhập.“Chánh Lý”là chỉ chánh pháp chỗ nói của Như Lai. “Luận” tức là “Luận” của Kinh, Luật, Luận, ở đây là chỉ cho bản văn. Hợp lại trên là: dùng phương thức khéo léo của luận thuyết “Nhân Minh Học” khiến mình và người đặng ngộ nhập nơi luận văn chánh lý của Như Lai. Cho nên có thể biết, “Nhân Minh” đây, tại nơi này là hoàn toàn khiến người vào nơi công cụ chánh lý của Như Lai, là làm phương tiện của “Năng Nhập”, mà chánh lý thì làm cảnh giới “Sở Nhập”.

 

“Thương Yết La Vương Bồ Tát Tạo”:“Tạo” tức là sáng tác, là nghĩa trước tác, tức là tác giả tạo ra bản luận, gọi là Luận Chủ. “Thương Yết La Vương Bồ Tát, căn cứ nơi trong Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận Sớ của Pháp sư Khuy Cơ nói là đệ tử của Bồ Tát Trần Na. Lại nói rằng: “Trần Na” nghĩa là sanh mạng thế gian trải qua hiền kiếp thiên Phật sẽ làm một vị Phật.Đầu tiên Bồ Tát ẩn náo nơi trong Sơn Nham Tòng Lâm, tinh chuyên tu tập Đẳng Trì (thiền định Tam Mụi), vừa tùng sự (vừa làm việc theo chúng) vừa trước thuật, “quan sát lợi hại của nghe thuật sáng tác, thẩm xét quy ước phức tạp của văn nghĩa.” Lúc đó, bỗng nhiên “Vách đá hang núi gào thét chấn động, ráng mây biến thái, Sơn Thần phụng chỉ Bồ Tát Túc, cao khoảng trăm thước, nói rằng: (Phật (chỗ) nói (cái) Nhân Minh (để học), (nó) mầu nhiệm (người thông thường) khó (dùng để) cứu (thông suốt). Sau khi Như Lai diệt, nghĩa lớn (đây) luân (tức là trầm luân) (dứt) tuyệt. (Như) nay hân hạnh (mà ngài có Bồ Tát) phước đức dài lâu (có thể) thâm đạt (lời Thánh (nhân đó), ý (nghĩa), Nhân đây là đạo (của) Nhân Minh Luận, nguyện xin (lại một lần nữa) hoằng (dương). Bồ Tát mới phóng thần quang, chiếu riêng cơ cảm”. Lúc đó, Án Đạt La Quốc Vương của Nam Ấn Độ thấy được Bồ Tát phóng ánh sáng, liền nhận cho là Bồ Tát đang nhập vào Định Kim Cang, lập tức thỉnh Bồ Tát chứng quả Vô Học (quả A La Hán). Bồ Tát nói: “(Ta thì) nhập định quán sát, đem (cương yếu xiển dương)giải thích thâm sâu của Kinh; (Ta để) tâm (ý là) thời kỳ (nơi) Đại Giác, không phải nguyện nơi quả nhỏ.” Vương lại thỉnh rằng: “Quả vô học đây, các Thánh (cũng) hết lòng ngưỡng mộ (kính trọng), thỉnh Tôn (Giả) mau chứng minh.” Lúc bấy giờ,Bồ Tát vì an ủi Quốc Vương, lại cần theo chỗ thỉnh của Vương; bổng nhiên Bồ Tát Diệu Kiết Tường (Bồ Tát Văn Thù) liền trong nháy mắt mà cảnh cáo rằng: “(là) tại sao Đại Tâm (bồ tát) , mới hưng (khởi) chí Tiểu (Thừa)? Là (hoàn toàn) rộng lợi ích (tất cả chúng sanh), đang truyền cho Từ Thị (Bồ Tát Di Lặc) chỗ thuyết (nơi) Luận Du Già (Sư Địa), (để) cứu giúp bộ máy Chánh Pháp khỏi bị sụp đổ (pháp bị phế bỏ).(Ông) có thể tạo (tác) Nhân Minh (luận, để) quy củ (công cụ) thành lại (chánh pháp).” Trần Na kính nhận Văn Thù chỉ dạy, Do đó “riêng suy tư nghiên cứu tinh tường sáng tác (thành) Nhân Minh Chánh Lý Môn Luận”. Sau lại đệ tử của Bồ Tát Trần Na là Bồ Tát Thương Yết La Chủ liền thừa lệnh của thầy mà sáng tác Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận, hoằng dương sáng ngời ý chí của thầy.“Thương Yết La”, chữ Phạm là Samkara, là người thế kỷ thứ sáu, thầy là Bồ Tát Trần Na, dùng Nhân Minh làm Tông của người, do nơi Nhân Minh Chánh Lý Môn Luận của thầy mình quá là thâm áo, mới căn cứ nơi đó mà tạo thành Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận, tập Nhân Minh này đời sau, nhiều người dùng đây làm căn bản. Lại nữa “Thương Yết La” biệt danh là Đại Tự Tại Thiên, đem cha mẹ của luận chủ cầu sanh nơi Đại Tự Tại Thiên, cho nên mới có tên này.

 

“Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang Dịch”: Pháp sư thông đạt ba tạng Kinh Luật Luận, nên xưng là Tam Tạng Pháp Sư. Đại sư Huyền Trang đem bản Luận văn từ Phạm văn dịch thành Hán văn. “Huyền Trang” (602 – 664), truyện ký của người thấy rõ nơi Từ Ân Truyện.

 

IIB.- GIẢI THÍCH VĂN LUẬN.

I.- NHẬP MÔN CÓ HAI LỢI ÍCH.-

 

Luận:

 

(Chân)năng lập cùng (chân) năng phá, và tợ (nặng lập)chỉ (dùng để khai)ngộ (cho người)tha(khác); (chân )hiện lượng cùng (chân)tỷ lượng, và tợ(năng phá) chỉ (dùng để khiến)tự(mình được khai) ngộ.

 

Chú Thích:

 

      “Năng Lập cùng Năng Phá”:làchân năng lập cùng chân năng phá. Bởi vì mục đích của tất cả luận thuyết, không ngoài hai thứ: Lập cùng Phá. “Lập”, chính là lý luận do chính mình sáng lập, cũng chính là chỗ gọi “Hiển Chánh”. “Phá”, tức là đả phá công kích lý luận của đối phương, dẹp bỏ chỗ sai lầm phát xuất từ luận chứng của họ, hoặc chỗ mâu thuẫn, khiến không được thành lập, cũng tức là chỗ gọi “Phá Tà”. Nhưng công năng của luận chứng là lập và phá, là phủ định thì có thể đạt đến chân chánh gì? Đây chính là cần xem quá trình luận lý của họ, có hay không có bất kỳ sai lầm nào,nếu chỗ tạo luận hoàn toàn không sai lầm, vả lại có năng lực, đây chính là công năng chân thật có khả năng đạt đến chỗ “Lập” cùng “Phá”, nhân đây luận chứng này được gọi là “chân năng lập”“chân năng phá”.

 

“Cập tợ”: chữ “Cập” dùng như chữ Và. Chữ “Tợ”, đây là nói vắn tắt, gọi cho đủ là “Tợ Năng Lập” cùng “Tợ Năng Phá”. Đây là nói trên phương diện học thuyết tương đối nơi “Chân Năng Lập” cùng “Chân Năng Phá”. Quả như quá trình của luận chứng có chỗ thiếu mất, sai lầm, tức là không thể đạt đến mục đích của “Lập” hoặc “Phá”, nhưng nguyên vì luận chứng của họ, trên phương diện tiêu biểu xem chừng vẫn có hình thức luận chứng, nhân đây trên phương diện tiêu biểu xem chừng “có tương tợ” năng lập hoặc hình dáng của năng phá, cho nên gọi là “Tợ Năng Lập”, “Tợ Năng Phá”. Chữ “Tợ” là nghĩa tương tợ. “Tương Tợ” nơi trong Phật pháp là một thứ từ sụt giảm, tức có nghĩa “là tợ mà không phải chân”, thí dụ: “tương tợ Phật Pháp”, (Tương tợ Phật Pháp đây, tức là không phải Phật Pháp chân chánh). Một từ “Tương Tợ” đây, Anh văn là quasi, cũng có ý giống nhau là sụt giảm.

 

“Chỉ Ngộ Tha”: Chữ “Chỉ” tức là nghĩa chỉ có, chỉ là.  Nghĩa là trên đây có bốn pháp môn:“Chân Năng Lập”, “Chân Năng Phá”; “Tợ Năng Lập”, “Tợ Năng Phá”, là dùng để khai ngộ người khác, cũng tức là có thể tạo công dụng lợi ích cho người khác.

 

“Hiện Lượng cùng Tỷ Lượng”: tức là Chân Hiện Lượng cùng Chân Tỷ Lượng, “Hiện Lượng” là dùng trí không phân biệt, lập tức tự tướng của pháp hiện tiền hoàn toàn hiểu rõ, gọi là “cảnh giới hiện lượng”, đây cũng chính là “Trí căn bản”.“Tỷ Lượng” là dùng trí có phân biệt, nơi thật tướng của pháp, so sánh mà biết, gọi là cảnh giới tỷ lượng, cũng tức là “Hậu Đắc Trí”. Quan hệ nơi hai lượng này, văn dưới đây sẽ tường thuật rõ hơn.

 

“Cập Tợ chỉ tự ngộ”:Chữ “Cập” dùng như chữ Và. Chữ “Tợ”, đây là nói vắn tắt, gọi cho đủ là “Tợ Hiện Lượng, Tợ Tỷ Lượng”. Nghĩa là: bốn bộ môn đây là “Chân Hiện Lượng”, “Chân Tỷ Lượng”, cho đến “Tợ Hiện Lượng”, “Tợ Tỷ Lượng” dùng để khiến tự mình được ngộ, đó là công dụng của tự lợi.Bắt đầu kết hợp, cộng có 8 pháp môn, có thông đạt “hai lợi ích” (lợi ích cho mình, lợi ích cho người); “8 pháp môn hai lợi ích” đây lại là cương yếu của bản luận.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

Chân “Năng Lập cùng” chân “Năng Phá, và Tợ” Năng Lập cùng Tợ Năng

Phá, bốn pháp môn đây công dụng “chỉ” khiến “tự ngộ”.

 

Giải Thích Luận:

 

“Chân Năng Lập” chính là Nhân, là“3 Chi không lỗi”của luận chứng.

Nhân đây có thể hiển bày chánh lý mà khai ngộ cho người khác. “3 Chi”, là Tông - Nhân - Dụ, tức là cái khung cấu tạo căn bản của Nhân Minh. “3 chi không lỗi”dùng nói đến thuyết hiện tại, tức là trong luận chứng của chính mình, luận lý không có mảy may bệnh tật. Ba Chi đây như trong kiến trúc có nền móng và thể kết cấu có cơ bản của bộ khung cốt thép, thể kết cấu không có vấn đề, chỗ xây cất nhà cửa hoặc lầu cao to lớn mới có thể đứng thẳng được, không bị đảo ngược, người cũng mới có thể ở yên. Giống nhau, lý luận phân tích rõ ràng của luận chứng, suy luận đúng đắng, không có lỗi lầm (3 Chi không lỗi), lập luận mới có thể thành lập, cũng mới có thể khiến người nhìn xa thấy rõ chỗ cần công bố biểu hiện tánh chính xác (Validity) của chánh lý và có tánh khả năng thành lập (Plausibility).

 

      “Chân Năng Phá” nghĩa là có thể chỉ ra chỗ lập luận sai lầm của đối phương, sai lầm trên suy luận, không hợp lý, nêu chứng cớ không rõ ràng, đề không cần thiết, và tự tướng của khoảng cách ba thứ Tông Nhân Dụ mâu thuẩn..v..v....... quá lỗi lầm trên mạch lạc (trên luận lý), Nhân đây khiến lập luận của đối phương không được thành lập, và nó bị phá công kích.

 

“Tợ Năng Phá” là trên phương diện tiêu biểu giống như chỉ có thể công kích chỗ sai lầm về mạch lạc của đối phương, nhưng mạch lạc của đối phương dùng luận lý (nhân minh) mà nói, căn bản thì không lỗi, nhưng vì chính mình đả“phá, hoàn toàn công kích sai lầm”, cho nên trở thành bệnh lớntrên nhân minh.

 

      “Tợ Năng Lập” là lập luận của nó trên phương diện tiêu biểu xem lại ba Chi là Tông – Nhân – Dụ đều đầy đủ, tợ hồ có chỗ luận chứng, nhưng chỉ không đủ hình thức (chỗ gọi là ba Chi mang lỗi), có thể nói đều không thấy rõ biết đúngchân chánh; vì thế, “Tợ Năng Lập” mặc dù có chỗ luận chứng nhưng lại một lần nữa nói năng đều không thể đạt đến chân chánh để giúp người hiểu rõ mục đích chánh lý.

 

      Hỏi: “Chân Năng Lập cùng Chân Năng Phá có thể khiến người hiểu rõ,  tức là đây có thể lý giải; nhưng Tợ Năng Lập cùng Tợ Năng Phá thì như thế nào có thể khiến người hiểu rõ chánh lý?

 

      Đáp: “Chân Năng Lập, Chân Năng Phá, Chân Hiện Lượng, Chân Tỷ Lượng, bốn thứ đây là thuốc men, mà Tợ Năng Lập, Tợ Năng Phá, Tợ Hiện Lượng, Tợ Tỷ Lượng, bốn thứ đây là bệnh hoạn. Nếu nhưhiểu rõ bệnh tình, bệnh nhân không chân chánh, lại không có pháp chân chánh, cho nên không biết dùng thuốc bằng cách nào. Nhân đây, támpháp môn của “bốn môn chân” cùng “bốn môn tợ” chính hai mặt trái ngược, tất nhiên phải từng một pháp môn đều có thể biện minh riêng, như vậy mới tính là “Nhân Minh Chân Chánh”. Dùng Nhân Minh đây, tự ngộ ngộ tha, đều gọi là “Nhập” (Tự ngộ là tự nhập vào, ngộ tha là khiến người khác nhập vào); cái bệnh của “Bốn Môn Tợ” và chỗ phá của nó đều là thuộc lý gian tà, khi phá gian tà chỗ thiết lập và chỗ hiển bày của nó phải là “Chánh Lý”.

 

Luận:

 

     “Như thế nhiếp lấy yếu nghĩa chung của các Luận.”

 

Chú Thích:

 

“Như Thế”: tức làdùng “Tám Môn” đây và pháp của “hai lợi ích” (lợi ích cho mình và lợi ích cho người)chỗ phát sanh nó.

 

 

      “Nhiếp lấy chung các luận”“Chung”là một thể, toàn bộ. “Nhiếp” là nhiếp lấy, thâu nhận. “Luận”, tức là A Tỳ Đạt Ma. Nghĩa là pháp tám môn của hai lợi ích đây, không những bao hàm thâu nhận yếu nghĩa mỗi luận của bản luận, còn yếu nghĩa của các luận trong A Tỳ Đạt Ma Tạng, cũng bao hàm gắng bó xây đắp nội tại. Nhân là mục đích của tất cả các luận, không ra ngoài hai pháp môn “Phá và Lập”, chọn lợi ích mà nói, thì không ra ngoài hai lợi ích tự ngộ và ngộ tha. Cho nên yếu nghĩa của các luận đều được tổng hợp ở trong đây.

 

      Nghĩa Thông Suốt

 

“Như Thế” là pháp của hai lợi ích nhập môn, tức là “nhiếp lấy chung” của bản luận và “yếu nghĩa” của “các luận” trong A Tỳ Đạt Ma Tạng.

 

II.- PHÁP MÔN CHÂN NĂNG LẬP ---

            BA CHI CHÂN THẬT.-

 

Luận:

 

Trong (các)Tông vân vân(Nhân, Dụ) đây tất cả ngôn ngữ,(đều) gọi là Năng(kiến) Lập(chánh lý). Tất cả(ngôn ngữ đều)nói do Tông, Nhân, Dụ, (đây nhằm để)khai thị (cho)các người có (câu)hỏi chưa được rõ nghĩa.

 

Chú Thích:

 

“Trong đây”: là chỉ cho trong môn này, trong pháp môn này.

“Tông đẳng chỉ nói”: “Tông đẳng”, tức là chỉ cho ba thứ Tông, Nhân 

Dụ.“Tất cả nói” là lời nói của mọi người.

      Gọi là năng lập”: “Năng Lập” thường xác lập, kiến lập. Cũng tức  thường xác lập tánh chánh đáng (Validity) của chánh pháp, hoặc dịch là tánh thoả đáng, tánh chính xác.

 

Nghĩa Thông Suốt:

“Trong” pháp môn “đây” các Tông, Nhân, Dụ nhiều thứ ngôn ngữ, “gọi lànăng” xác “lập” chánh lý. Là cái gì? Với quá trình lý “Do” đây các công thức Tông, Nhân, Dụ có nhiều thứ ngôn ngữ trình bày thì có thể khai đạo mở bày cho các người hỏi nơi chỗ mà họ chưa có thể rõ thấu ý nghĩa. (khai phát mở bàyđạo lý nơi chỗ hỏi của người khácmà họ chưa có thể hiểu rõ.)

 

Giải Thích Luận.

      Như trước chỗ nói, “Tông, Nhân, Dụ” là cái sường cần thiết trong luận lý của Nhân Minh Học, có bộ khung (Framing)như khi xây dựng phòng ốc, bộ khung của phòng ốc bao quát nền móng, cột, đòn tay, cây rui, không thể thiếu một. Tông, Nhân, Dụ trong Nhân Minh Học thì cũng giống nhau, nơi trong luận lý cũng không thể thiếu một, cho nên gọi là “Ba Chi” Tông, Nhân, Dụ; Chi đây là cột trụ. Lại nữa trong Nhân Minh cũng có chỗ gọi là “Ngũ Phần Luận”, tức là dùng “Ba Chi” làm chủ, lại thêm hai thứ “Hợp và Kết” làm thành “Tông, Nhân, Dụ, Hợp, Kết” gọi là Ngũ Phần Luận. Trước hết giảng ba chi.

 

      “Tông”, nơi Tây Dương gọi là “Hình Thức Luận Lý” (Formal Logic), tương đương nơi “Tiền Đề” (Premise), tức là nghĩa Tông Chỉ, cũng như âm nhạc, chủ đề (motif) trong nghệ thuật, hoặc chủ chỉ(chủ đề chỉ đạo) trong văn học, cũng chính là luận giả (hoặc tác giả, nghệ thuật gia..v..v...... ) chỗ luận điểm chủ yếu cần phải nêu ra.Mỗi khi biện luận, chúng ta phổ thông thường hỏi: “Chủ đề của ông là gì?” hoặc hỏi “Luận điểm chủ yếu của ông là gì?” Trong Nhân Minh Học thì hỏi:“Ông dùng thứ gì làm Tông?” Mà chủ đề (Đại Tiền Đề) của ông xưng là “Tông của Ông”. Cho nên biết “Tông” đây là linh hồn cả trong biện luận, như người có đầu. Mà bộ phận khác của luận lý đều phải phối hợp, cho đến Chi đem (support) chứng minh, hoặc hiển bày tông chỉ của nó, hiệu quả chung của nó tức là ở nơi đạt thành tông chỉ “không thể tránh khỏi” đây, tánh chân chánh (validity) không thể lật đổ, do đó tông chỉ của nó lại được dùng để thành lập (tông của nó được thành).

 

Yếu tố thứ hai trong ba Chi: “Nhân”. “Nhân” tức là lý do, cũng tức là “Tông” (tiền đề) chỗ đề xuất của nó được dùng lý do để thành lập. Tại trong “Luận Lý Hình Thức” đây có loại điểm giống “Tiểu Thiền Đề” (Minor Premise) nguyên vì nó nếu đề xuất một tiền đề quang cảnh, mà không bày tỏ lý do của nó thì làm sao có thể thành lập tiền đề của nó?Làm sao có thể khiến người khác tiếp thu, thừa nhận chủ đề luận điểm của nó là chính xác? Giả như, muốn khiến tiền đề (luận điểm) chỗ đề xuất của nó cao trở lại, mầu nhiệm trở lại,mà nó lại đề xuất không thích đáng,lý do không có năng lựcđể chống đỡ điều đó, thì “Tông” của nó lại trở thành cái khung trống không và trở thành không luận, không có phương pháp khiến người tín phục, không thể thành lập,không thể trở thành xác luận, thậm chí liên hệ “giả thuyết” (Supposition) cũng đều không với tới; nguyên vì nơi khoa học, “giả thuyết” trong triết học liền có thể chứng minh trước khi “sự thật” còn chưa có thể đến được,nhưng cũng nhất định phải ở nơi trên lý luận mới có thể “tự tròn đầy lý thuyết của nó”, hoặc “ tự trởn thành lời nói của một nhà”, tự trở thành một cá thể có hệ thống, cho đến tối thiểu trên luận lý cũng có thể đứng vững.Do đó  Chi “Nhân” trong ba chi, đối với thành lập “Tông”thì không thể kém khuyết vậy.

 

Yếu tố thứ ba trong ba chi chính là “Dụ”, là dẫn dụ. Nhưng phải chú ý chữ “Dụ” đây, không chỉ chỗ gọi bình thường là “tỷ dụ”, mà như trong văn chương có chỗ “đề cử thí dụ sự thật để chứng minh” hoặc “đề cử thí dụ để thuyết minh”, mà ở đâyđược gọi là “Dụ”, đúng là chỉ cho “Sự Dụ”. Bộ phận “Dụ” nơi trong luận lý Nhân Minh cũng trọng yếuđến mười phần mười không kém. Nguyên vì “Tông” của nó đề xuất chỉ là quan điểm còn chưa chứng thật, mà “Nhân” (lý do) của nó đề xuất cũng chỉ là do đề xuất trong đạo lý riêng nó tin nhận mà thôi. Giả sử “Tông” của nó đề xuất rất có thể là “cá nhân hoá”, nghĩa là chỗ kiến giải riêng cá nhân của nó mà thôi, còn biết thật thấy rõ hoặc tâm đắc phải là chi“Nhân”, nơi chỗ đề cử của nó ở trên phương diện so sánh rộng ra, thông thường phải là từ nơi chỗ tin nhận của nó, đã có đề xuất trong đạo lý của tông phái, của học thuậthoặc Nội Môn Học (trong đạo học) mới hợp lý,căn do chi “Nhân” đây so sáng với chi “Tông” cần yếu là phải được không phải cá nhân hoá, so sánh có “Tánh Phổ Biến” (Universality),lý do sử dụng đến chi “Nhân” của tánh phổ biến là dụng cụ so sánh để chống đỡ.Trường hợpđem chi “Tông” cá nhân hoá để so sánh thì có thể được mọi người tiếp nhận ngay, mà chi “Dụ” thì lại tiến một bước là dùng sự thật đã tồn tại đem chứng minh cho “Tông”.Từ đó cho thấy chi “Nhân” có thể nói đã có “Lý” rồi lại đi chứng minh cho “Tông”thì lại càng có lý hơn, đã vậy “Dụ” đây đúng là “sự thật”tồn tạimà sự thật đây có tánh cách phổ biến ai cũng đều biết,tiếp theo lại đem ra chứng minh thêm nữa cho Tông thì tất nhiên chi “Tông” nhờ đó lại tăng thêm kiên định, xác lập.Vì thế chi “Tông” chỗ đề xuất của nó nhờ nơi “Nhân” và “Dụ” cả hai trọng yếu chứng minh đạt được thành công trên lý và sự, lại tiến vào tình trạng hoàn toàn đến chỗ đỉnh cao không đả phá được,lẽ cố nhiên nó có thể thành tựu được một khuôn pháp lý luận.

 

      Nói về đổi câu, “Tông” của nó đề xuất có thể nói là “ông nói ông có lý, bà nói bà có lý”, hoặc quan niệm cá nhân của “người thì thấy đó là nhân, người thì thấy đó là trí”; nhưng “Nhân” của nó đề xuất thì khiến “quan niệm cá nhân” của nó phải được nhiều người công nhận ủng hộ trên lý, do đó “Tông” của luận chứng đây, nơi “trên lý được kiến lập” (Plausible). Mà “Dụ” của nó đề xuất thì khiến cho lýchỗ luận chứng của nó được nhiều người cùng biết cùng công nhận trên sự thật, vì thế “Tông” của nó đây ở “trên sự thật thì được thành công” (Possible).

 

Nhân Minh Học Phật Giáo cùng Luận Lý Học Tây Dương không giống nhau rất lớn, then chốt của Nhân Minh Học là ở nơi chi “Dụ”. Nguyên vì Luận Lý Học Tây Dương, không luận là pháp Tam Đoạn Luận (Syllogism) của Cổ Hy Lạp, hoặc Biện Chứng Pháp (Dialectic) của thời đại qua, bao gồm “Biện Chứng Pháp của Tiền Tô Cách Lạp Để (Pre-Socratic Dialectic), cho đến “Biện Chứng Pháp của Hắc Cách Nhĩ (Hegelian Dialectic), hoặc “Duy Vật Biện Chứng Pháp của Mã Khắc Tư” (Marxian Materialistic Dialectic), trên cơ bản đều là thuộc về hình thức luận lý; đây tinh thần cơ bản của luận lý Tây Dương, cũng tức là: quá trình yếu chỉ của luận lý, ở trên “Lý” (hoặc trên suy lý” nói đến đều được thông suốt, lại có thể nói luận chứng đây có thể thành lập (Valid), thích hợp với luận lý; cũng tức là trên luận lý “ có “khả năng”, “có thể tiếp thu” (Plausible). Tuy nhiên luận chứng đây, phương thức đi qua suy luận, ở trên lý thì có thể thành lập, nhưng ở trên “sự thật” thì không nhất định thành lập, điều đó không nhất định phù hợp sự thật, tương lai cũng không nhất định có thể thành sự thật; trên thực tế khả năng lý đây vĩnh viễn đều không có được phù hợp giống nhau như thế với đông tây.Nhưng điều đó không phương hại đến nó, nơi sự việc này “trên lý luận có thể thành lập”. Nói ngược lại, Luận Lý Tây Dương chỉ biết luận chứng là phủ định Plausible (khả năng trên lý), mà hoàn toàn không có vấn đề phủ định khả năng hoặc khả hành [possible] (khả năng trên sự) trên sự thật. Do đó, trong luận lý Tây Dương, hoàn toàn lìa bỏ giá trị và phán đoán của Luân Lý Học, Mỹ Học, Chánh Trị Học, Xã Hội Học..v..v....., như thiện ác, tốt xấu..v..v......, mà chỉ nhất tâm nhất ý ở chỗ tự mình chuyên chú nơi thiết lập động tác vận hành trong khuôn khổ luận lý. Cũng vì đây, mà khiến Luận Lý Tây Dương được chính xác không sai lầm trong luận chứng, đã từng sản sanh kết luận nơi sự thật rất hoang đường (something plausible in logic, but totally impossible or ridiculous in fact.)

 

      Còn đến nơi Nhân Minh Học của Phật pháp thì hoàn toàn không có gặp hiện tượng như thế, đấy là nguyên vì trong Nhân Minh Học có “ba Chi”, đặc biệt là quan hệ của chi “Dụ”. Giả sử trong Nhân Minh Học chỉ có hai chi “Tông và Nhân”, nó kết quả lại có khả năng sẽ cùng tương tợ với Luận Lý Tây Dương: luận giả đề xuất một luận điểm, ở trên lý luận cho được thành lập, nhưng trên sự thật lại hoàn toàn không có khả năng. Do vì kết cấu luận chứng của Nhân Minh Học, ngoại trừ “Tông” cùng “Nhân” ra, chứng minh trên luận lý, lại cần cầu tất nhiên phải có đề cử chi “Dụ” để chứng minh trên sự thật, chứng minh “Tông” này sớm đã có nơi sự thật, mà nơi sự cũng được thành lập; cho nên “Nhân Minh” có thể tránh khỏi nơi thuần lý, hình thức tháp ngà của thuần học thuật, đích thực không hạp cái khung Lý Không của sự thật, mà biến thành văn học du hí của Học Thuật Gia, hoặc “Ngôn Thuyết Hí Luận” không thật. Nói đơn giản, “Nhân Minh” đây không giống nơi Luận Lý Tây Dương, ở nơi luận chứng của Nhân Minh, sau cùng tất nhiên phải “sát thực tế” nơi trên sự tướng nhân sanh cụ thể, không luận là thuộc về nơi vật chất của sắc pháp (như bốn Đại, sáu Căn, sáu Trần), hoặc thuộc về nơi tâm pháp (tám Thức, pháp Tâm Tâm Sở) đều thích hợp;nhưng tuyệt đối không thể lời nói trời cao đất rộng không có vật chứng, chỉ là “Nhân Minh để Nhân Minh”, “Luận Lý để Luận Lý”. Nói thêm nữa, sở dĩ bản ý pháp lớn của đức Phật khai thị “Nhân Minh” tức là vì mục đích hoằng dương chánh pháp, chánh lý, phá tà hiển chánh, khiến hành giả tự ngộ ngộ tha, trở thành công cụ trọng yếu là tu hành tự lợi lợi tha; mà không phải là chỉ để chung cấp cho “phần tử trí thức” một thứ “thể thao của đầu não”, lời nói không vật chứng đích thực là hàng xa xỉ cao cấp. Vì đây, cũng có thể thấy được Nhân Minh Học Phật Giáo so sánh Luận Lý Học Tây Dương thì có chỗ thù thắng hơn. Cho nên Phật tử học tập Nhân Minh, nơi đây phải nên thể hội thâm thiết.

 

A)- Chi Tông:

 

Luận:

 

      Trong Tông đây (điều kiện có thể thành lập) nghĩa là (phải)hữupháp(pháp có thật)cực(hoàn toàn thì mới có thể)thành(tựu),(hữu pháp) cực (hoàn toàn có thể) thành (tựu khả) năng(khu)biệt tánh sai biệt,(để)làmchỗ thành lập tánh theo mình thích, gọi là Tông. Như đã thành lập “Âm thanh là vô thường”.

 

Chú Thích:

 

    “Cực Thành”:Chữ “Cực” là nghĩa quyết định mười phần, đầy đủ, hoàn toàn.Chữ“Thành” là nghĩa thành lập, thành tựu, có thể thành lập, tán thành.Nghĩa là kẻ thù và ta, hai phía đều hoàn toàn đồng yù; hai nơi tạo dựng đều hoàn toàn đồng ý, cả hai đều không có ý kiến.

 

“HữuPháp”: nghĩa là có pháp thuộc tánh vô thường; hoặc có pháp cụ thể. Cũng tức là không phải pháp thuộc tưởng tượng, thuộc tượng trưng, như lông rùa hoặc sừng thỏ. Gọi là nơi “Lập Tông” (khi đề xuất tiền đề) trước phải đề xuất “hữu pháp” giống nhau để làm “chỗ nương tựa” của Tông này, gọi là “Tông Y”. Cũng chính là nói Tông này không được nương tựa “Cái Không làm bằng chứng” để thiết lập, cũng không được nương tựa “Tưởng Tượng”, tất nhiên phải nương tựa nơi “hữupháp” cụ thể và thực tế. Mà lại “Hữu Pháp” đây vẫn tất nhiên phải là luận thuyết được đôi bên đông tây đều đồng ý (cực thành); Thí dụ: không thể dùng “lớp đại khí của Tinh Long Vương” cho là “hữu pháp”, nhân vì “lớp đại khí của Tinh Long Vương” mặc dù hoặc cho là “hữu pháp”, nhưng lại không phải “Cực Thành” (nhân vì chỉ là suy đoán, không có khả năng cụ thể thật tế). Mà Tông chỗ thiết lập của luận giả thì tất nhiên phải kiến lập nơi trên “hữu pháp” của “Cực Thành” (tức gọi là [dùng Cực Thành Hữu Pháp là chỗ nương tựa cho Tông]).

 

“Vì cực thành năng biệt tánh sai biệt”: “Năng Biệt”, có khả năng phân biệt xuất hiện, có khả năng hiển bày sai biệt. “Tánh sai biệt”, là chỗ muốn tánh sai biệt. Thí dụ như phía địch thiết lập “Thường” là Tông, như thế “Tông” (chủ ý) của ông thiết lập nhất định phải là có khả năng hiển bày “Tông” của ông cùng “Tông” của người khác thiết lập có chỗ không giống nhau (có “tánh sai biệt”), thí dụ như Tông của ông thiết lập là “Vô Thường”; như thế, “Tông” của ông thì xác thực đều có khả năng hiển bày tánh chất sai biệt chỗ có của “Tông Khác” (là “Thường” cùng “Vô Thường” xác thực có sai biệt), nhân đây căn cứ nơi chỗ nói của văn bản luận, tức là Tông của ông thiết lập có khả năng phân biệt tánh chất hoặc tác dụng chỗ sai biệt mà ông muốn xuất hiện, vả lại “khả năng phân biệt tánh sai biệt” này của ông đề xuất, cũng phải là có khả năng khiến cho hai bên chủ và khách phải tiếp nhận (thí dụ như “vô thường”), được như thế thì “khả năng phân biệt tánh sai biệt” đây được gọi là “Cực Thành”. Cần phải nói, Tông Thể của chỗ đề xuất phải có đầy đủ “Khả năng phân biệt tánh sai biệt”, phải cùng Tông của kẻ địch có chỗ không giống nhau, không thể giống nhau, như nhau, trùng lập nhau, hoặc tương tự nhau. Bằng không tức là mất ý biện luận (nếu không phải thếthì loại biện luận chính hoàn toàn không có và chính tự mình chủ động tán thành phương thức luận điểm của địch.)

 

“Làm chỗ thành lập Tánh Theo mình thích”:“mình thích” nghĩa là pháp của mình thích, tức là tự mình cho phép. Thí dụ như đệ tử Phật, pháp của họ tự thích chính là giáo lý của Phật; hoặc như Bà La Môn pháp của họ tự thích là bốn Phệ Đà..v..v......“Theo” nghĩa là nương tựa. “Theo Mình Thích”, nghĩa là nương tựa nơi giáo pháp của mình tin tưởng và thích thú.“Làm” nghĩa là đang tạo tác. “Chỗ thành lập tánh”, “Tánh”  tức là phía trước đã nói “khả năng phân biệt tánh sai biệt”. Đây tiến thêm một bước hạn định, Tông thuộc “khả năng phân biệt tánh sai biệt” chỗ đề xuất của ông, lại tất nhiên phải là căn cứ nơi giáo pháp của ông vốn đã tin tưởng và thích thú để thành lập. Cũng tức là Tánh của Tông chỗ thành lập, không thể sai trái nơi giáo lý bản Tông của ông,thí dụ như ông nếu chính là tín đồ của “Minh Luận” hoặc của “Thanh Hiển Luận”, người của hai ngoại đạo này đều tin tưởng cho “Âm thanh” là thường còn, nhân đây “Tông” của ông thiết lập quyết định không được giải thích “Âm thanh là vô thường”, nếunhư thế thì trái với giáo pháp căn bản chỗ tin tưởng và thích thú của ông, “Tông” như thế, không những người thuộcTông căn bản của ông không thể đồng ý, và người đối phương cũng không thể tiếp nhận, do vì nó không phải “Tánh làm chỗ thành lập theo mình thích”.

 

Thích Luận:

 

      Nói tóm lại, “Tông” chỗ thiết lập, nhất định phải có đủ ba điều kiện:

 

      1, Hai bên tạo lập phải cụ thể, cộng đồng đều chấp nhận mà pháp đó

phải có thật(“Có pháp cực thành”;

      2, Khả năng phân biệt xuất hiện chỗ muốn hiện bày cùng kẻ địch lập

luận có chỗ tánh sai biệt (“Cực thành có thể phân biệt tánh sai biệt”);

      3, Căn cứ theo ý định của giáo pháp mà tự chính mình đã tin tưởng và

thích thú, liền tạo làm tánh chỗ muốn thành lập của mình(Chủ đề

không trái ngược với bản giáo. “Làm chỗ thành lập tánh theo mình

thích”)

 

Ba điều kiện đây nếu đã được đầy đủ hoàn toànthì mới có thể nói là thiết lập “Tông”. Thí dụ như có đệ tử Phật thiết lập “Âm thanh là vô thường”, đây lại là một thứ Tông có thể thành lập, nhân vì nó hoàn toàn đầy đủ ba điều kiện đây:

 

      1, Nó “hữu pháp”“Âm Thanh”,

2, Tông Thể của nó có đủ “khả năng phân biệt tánh sai biệt”, là do sai 

          biệt nơi “Thường” của kẻ địch lập luận.

      3, Tông Vô Thường đây là căn cứ theo giáo pháp mình thích (Phật

Giáo) làm chỗ thành lập tánh. Như “Âm thanh là vô thường” cho 

          nên có thể dùng làm thành “Tông”.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

“Trong đây” chỗ nói là “Tông” là điều kiện có thể thành lập “đây, gọi” là thứ nhất, nếu trong tiền đề bao hàm có “Cực”có thể “Thành” lập (hai bên tạo lập đều cùng chấp nhận nó) mà “pháp” đó đều “có” cụ thể (không phải như lông rùa sừng thỏ..v..v.....); thứ hai, “Cực” có thể “Thành” lập (hai bên tạo lập đều cùng chấp nhận nó), luận giả đều có “khả năng” phân “biệt” chỗ muốn hiển bày cùng kẻ địch lập luận có “tánh” “sai biệt” (mà không trùng lập tương tợ nơi chỗ lập luận của kẻ địch); thứ ba, tất nhiên phải căn cứ“theo”giáo pháp của luận giả chính “mình” vốn đã tin tưởng và thích thú, để tạo dựng “làm” chỗ cho “tánh” của luận điểm mà mình muốn “thành lập” (không trái ngược giáo pháp của mình).“Đây gọi là” “Tông” có thể dùng để thành lập; thí dụ “như có” đệ tử Phật “thành lập [Âm thanh là vô thường]”, liền hoàn toàn đầy đủ ba điều kiện đây, mà được gọi là Tông của họ lập luận.

 

Thích Luận:

 

      Nếu căn cứ nơi ba điều kiện đây của Tông, Tông của luận giả thiết lập, lại không có gặp mọi thứ tệ hại như dưới đây:

 

1, Nguyên vì có “cực thành hữu pháp”, cho nên tiền đề của nó lại

không thể có là buông tuồng không bờ mé, vọng tưởng giả dối hão

huyền.

      2, Nguyên vì có “cực thành khả năng phân biệt tánh sai biệt”, do

đó lại không gặp ý kiến giống nhau, trùng nhau hoặc gần giống 

          nhaucùng luận điểm của kẻ địch.

3, Nguyên vì có “Theo mình thích làm chỗ thành lập tánh”, sở dĩ chỗ

          Luận giả thành lập tất nhiên phải không trái với giáo lý vốn có của

luận giả,do đây không có thể là luận giả tự mình bỗng nhiên phát

sanh tư tưởng kỳ lạluận lý cuồng vọng quái đản, mà ở đây lý luận

đều phải có truyền thừa,có cơ sở căn bản, mọi người đều chấp nhận

(tạm thời không luận tánh chính xác lớn nhỏ của nó).

 

B)- Chi Nhân.

 

Luận:

 

Nhân (lý do)có ba tướng, những gì là ba? Nghĩa là TánhTông Pháp phải phổ biến, Đồng Phẩm nhất định có tánh, Dị Phẩm tánhkhông phải phổ biến.

 

Chú Thích:

 

     “Nhân”: nghĩa là lý do, tức là lý do của chỗ thành lập tông này. Thí dụ

như: thành lập “Âm thanh là vô thường” làm Tông; Nhân (lý do là): “Căn cứ vào tất cả chỗ tạo tánh đều thuộc về vô thường”; mà âm thanh là chỗ tạo tánh; do đó âm thanh là vô thường, cho nên Tông này được thành lập.

 

“TánhTông pháp phải phổ biến”: đây là chi “Nhân”, là một chỗ nhất định phải có ba tướng đầy đủ. “Là Tông”, làTông đây, tức là “Tông Thể”, là chỗlập tông để luận chứng. “Pháp” là Hữu Pháp (pháp có thật), tức là “chỗ nương của Tông (Tông Y)”. “Biến”, tức là phổ biến, nghĩa là chỗ “Nhân” được đề xuất tất nhiên phải có tánhphổ biến của Tông Thể và Tông Y (hữu pháp); cũng tức là Nhân của chỗ đề xuất không được cùng tánh  của “Tông Thể” và “Hữu Pháp” trái ngược nhau. Thí dụ như, ba chữ “Chỗ Tạo Tánh” đối với “Hữu Pháp” của chỗ tạo tác âm thanh và “Tông” của vô thường, đều có thể phù hợp, do đó hai điều kiện “Hữu Pháp” và “Tông” đây đều có nghĩa của “Chỗ Tạo Tánh”. Do đây dùng “Chỗ Tạo Tánh” như là “Âm Thanh thì vô thường” làm Nhân của Tông, có thể thành lập được.

 

 “Đồng Phẩm nhất định phải có tánh: (Đồng Phẩm định hữu tánh) “Đồng

Phẩm” là chỉ cho Đồng Phẩm Dụ. Đồng Phẩm Dụ (gọi đơn giản là Đồng Dụ) là cùng Tông, những sự việc của Dụ đồng tánh chất với pháp. Thí dụ như: Lập Tông nói: “Âm Thanh là vô thường”, Nhân: “phàm dochỗ tạo tánh, nhất định thuộc vô thường”. Dụ: “như cái bình”. Cái bình đây tức là “Đồng Phẩm Dụ”, nhân vì cái bình cùng âm thanh là đồng nhau chỗ tạo tánh, đồng nhau là vô thường.“Định hữu tánh”là nhất định có tánh, nghĩa là nhất định trong “Nhân” có “chỗ tạo tánh” cũng là vô thường. Nói chung lại, Nhân của chỗ đề cử phải là ở trong Đồng Phẩm Dụ nhất định có tánh của “Nhân” này, như thế mới có thể trở thành là “Nhân” (để tạo lý do cho “Tông”).

 

“Dị Phẩm tánh không phải phổ biến”: (Dị Phẩm biến vô tánh) “Dị

Phẩm” là dị phẩm dụ (gọi đơn giản là Dị Dụ). “Biến vô tánh” là không có tánh phổ biến, nghĩa là hoàn toàn không có tánh của “Nhân” đây. Thí dụ như: dùng “Chỗ tạo tánh” làm Nhân; Dị Dụ: “Như khư không”, mà hư không đều không phải chỗ tạo tánh, cho nên trong hư không của Dị Phẩm Dụ đây phổ biến không có chỗ tạo tánh của chi “Nhân”, như thế chi “Nhân” đây mới có thể thành lập. Phủ định thì “Đồng Phẩm Dụ” có chỗ tạo tánh, “Dị Phẩm Dụ” cũng có chỗ tạo tánh thì chi “Nhân” đây lại không thể chia cách kia đây, do đó lại không thể xác định chỗ “Nhân” đề cử và xét đến cùng là chi nhân đâylại bị giữ lấy sự bác bẻ bất cứ phương diện nào, biến thành lập trường không thanh tịnh.Nói đơn giản, chi “Nhân” không thể trình diện hiện ra và cũng có thể giữ lấy thành phần phản đối của luận: cùng luận phản đối phân định giới hạn, thành trì phân minh, mảy may không mơ hồ.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

Chi “Nhân”phải “có ba tướng” (ba thứ tánh chất phù hợp với ba điều kiện), thì mới có thể thành lập chi Nhân.“Những gì là ba? Nghĩa là” thứ nhất là phải “Phổ Biến” và “là Tông Thể” và phải có “Tánh” của “Pháp”(tức là trong Tông Thể và Hữu Pháp đều có tánh của nhân đây); thứ hai, nơi trong Dụ “Đồng Phẩm” “Tánh” của Nhân đây phải nhất “Định có”; thứ ba, nhưng mà nơi trong Dụ “Dị Phẩm” thì nhất định “Không phải phổ biến” coù “Tánh” của Nhân đây.

 

Giải Thích Luận:

 

            Tạo làm chi “Nhân” tất nhiên phải chuẩn bị đầy đủ ba thứ tánh chất; trên phương diện biểu hiện, xem thấy chỉ là tánh chất của chi Nhân, mà kỳ thật ba điều kiện đây khi dùng đến đều quan hệ hạn chế của chi Nhân, của Tông Thể, của Hữu Pháp và của “Dụ”;xuyên qua ba điều kiện đây, “Nhân” của chỗ đề cử liền có thể khiến không bị đơn độc, không lý do tồn tại cá biệt, mà lại cùng trên dưới của hai chi Tông và Dụ, vòng vòng trói buộc nhau, liên quan mạch lạc, làm thành một thứ Thể hoàn toàn nghiêm chỉnh và thận trọng,do đây chi “Nhân” không phải là một người lính cô đơn độc lập chiến đấu anh dũng, mà là “Tông Nhân Dụ” cả ba nhất trí hướng ngoại “tổng thể chiến đấu”, để đạt được bác bẻ đả kích mục đích của luận kia. Lại nữa, trong điều kiện thứ ba, “Dị Phẩm khắp tánh không” lại khiến “Nhân” của bên mình không bị sa vàogiúp cho luận kia.

 

Luận:    

 

Tại sao gọi là Đồng Phẩm, Dị Phẩm? Nghĩa là chỗ lập pháp phẩm loại và ý nghĩađều chỉnh tề bình đẳng, gọi là Đồng Phẩm, như thiết lập “Vô Thường” thì cái bình cũng vô thường, gọi là Đồng Phẩm. Dị Phẩm đây, nghĩa là nơi thị xứ (là chỗ dị dụ) chỗ thiết lập thì không có nó, nếu như có là thường, thấy không phải chỗ tạo tác, như hư không..v..v......

 

Chú Thích:

 

     “Nghĩa là chỗ lập pháp phẩm loại và ý nghĩa đều chỉnh tề bình đẳng”:“Pháp”đây là chỉ cho Tông và Hữu Pháp. “Ý nghĩa đều chỉnh tề bình đẳng”là ý nghĩa đều chỉnh tề bình đẳng. “Phẩm”là phẩm loại. Nghĩa là Đồng Phẩm Dụ là chỉ cho dụ này cùng với chỗ lập Tông và Hữu Pháp đều có ý nghĩa chỉnh tề bình đẳng, cũng tức là: tánh chất đều giống nhau.

 

      “Như thiết lập vô thường”: nghĩa là như thiết lập vô thường làm Tông.         

“Cái bình..v..v..... vô thường”: đề cử thí dụ để nói: “Như cái bình vô thường”, hoặc “Như âm thanh vô thường” thì “Dụ cái bình” đây là trình bày nơi “Tông Vô Thường”, chính là Đồng Phẩm Dụ.

 

“Dị Phẩm đây, nghĩa là nơi thị xứ (là chỗ Dị Dụ),chỗ thiết lập thì không có nó”: “Thị Xứ” là chỗ Dị Dụ. “Chỗ thiếp lập thì không có nó”, “Chỗ thiết lập”  là chỉ cho chỗ thiết lập Tông. Tánh của chỗ thiết lập “Tông” thì không có nó. Nói chung lại, nếu trong chỗ đề cử của “Dụ” đều không có thật tánh của chỗ lập “Tông”, cũng tức là tánh của “Dụ” cùng tánh của “Tông” thì không giống nhau.

 

      “Nếu có là thường, thấy không phải chỗ tạo tác, như hư không..v..v...”: chữ “Hữu” là có pháp. Thí dụ như có người đề cử Dụ nói rằng: “Nếu có pháp là thường”; nguyên nhân “mọi người đều thấy nó không phải là chỗ tạo tác”; đề cử thí dụ nói rằng: “Như Hư Không”. Dụ Hư Không đây tức là “Dị Dụ”, nhân vì Hư Không không phải là chỗ tạo tác, vì nó là thường, cho nên nơi trong Dụ này không có tánh vô thường của tông thể. Vì thế dùng vô thường làm tông, thì đề cử hư không làm “Dị Phẩm Dụ” có thể thành lập.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

  “Sao gọi Dụ là Đồng Phẩm” “Dị Phẩm”?“Nghĩa là”cùngTông “chỗ lập”và chỗ có “Pháp”nơi“ý nghĩa”“phẩm” loại đều “chỉnh” tề bình “đẳng”,tức là “gọi tên”“Đồng Phẩm” Dụ.“Như thiết lập vô thường”làm tông, mà đề cử như “cái bình” hoặc “loại” âm thanh là “vô thường, là tên” làm “Đồng Phẩm” Dụ (Dụ đồng chất). Mà “Dị Phẩm” Dụ “đây, nghĩa là chính nơi chỗ” Dị Dụ đều không có tánh vô thường nơi chỗ nó lập Tông,thí dụ như đề cử Dụ nói rằng, “nếu có” pháp “là tánh thường”, theo mọi người đều “thấy”“không phải” là tánh “chỗ tạo tác”,dụ “như loại hư không”, hư không đây thì được thành là Dị Dụ.

 

Giải Thích Luận:

 

      “Trong đây”: trong chỗ lập “Tông” đây, chỉ lập “Âm thanh là vô thường” 

làm Tông.

 

“Chỗ tạo tánh”: hoặc lập “chỗ tạo tánh” làm Nhân. Như lập lượng (lập

luận) nói rằng: “Âm thành là vô thường” làm (Tông); “vì chọn nó làm chỗ tạo tánh” (Nhân).

 

“Chỗ chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn phát sanh tánh”: hoặc  dùng “chỗ chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn phát sanh tánh” làm Nhân của Tông vô thường đây. Như lập lượng (lập luận) nói rằng: “Âmthanh là vô thường” (Tông); “do vì nó là chỗ phát tánh chuyên cần dũngmãnh khônggián đoạn” (Nhân).

“Phổ biến là tông pháp”: “Biến” là phổ biến. “Là” là đây. “Tông Pháp” là Tông Thể và Hữu Pháp (pháp có thật). Nghĩa là nếu dùng “Âm Thành là vô thường” làm Tông, và nếu dùng “Là chỗ tạo tánh” hoặc “dùng nó làm chỗ chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn” làm Nhân, thì hai Nhân đây nơi “Âm Thanh” (Hữu Pháp) của “Tông Y” (chỗ nương tựa của Tông), cùng “Vô Thường” của “Tông Thể” (bản thể của Tông) tánh của chúng nó đều có thể phổ biến; cũng tức là “âm thanh” và “vô thường” đều có “là chỗ tạo tánh” và “chỗ chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn phát sanh tánh”. Nói rõ hơn, tức là “âm thanh” có chỗ tạo tánh” và “vô thường cũng có chỗ tạo tánh; “âm thanh” là chỗ chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn phát sanh tánh, “vô thường” cũng là chỗ chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn phát sanh tánh. Do đó, “chỗ tạo tánh đây” và “chỗ chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn phát sanh tánh” cả hai nhất trí đều cùng tánh của “Tông Thể” và “hữu pháp”, cho nên có thể thành lập làm Nhân của Tông này.

 

      “Nơi Đồng Phẩm nhất định có tánh”: nơi trong “Đồng Phẩm Dụ” nhất định có tánh của “Nhân” này. Cũng tức là “Nhân” này phải nhất trí cùng tánh của “Đồng Phẩm Dụ”, cho nên chi đây có thể giữ gìn luận điểm của ông.

     “Dị Phẩm không tánh phổ biến”: nhưng mà nơi trong “Dị Phẩm Dụ” lại không được có tánh của “Nhân” này. Cũng tức là “Nhân” này lại không được cùng tánh giống nhau của “Dị Phẩm Dụ”, nếu không thì “Nhân” đây liền phản lại trở thành tánh chất đối địch của luận, nguyên nhân luận giả tự mình làm rối loạn phần dưới, chủ ý đích thân trình bày do lập trường có vấn đề, lưỡng lự chính là nơi kẽ hở phản lại của luận. Vì thế cho nên “Nhân” không thể thành tựu.

 

      “Bao gồm là nhân vô thường”: “Vô Thường” là chỉ cho tông thể. “Bao gồm” là bao gồm nhiếp lấy tất cả “Tông Y”, “Đồng Dụ” cùng “Dị Dụ”. Nghĩa là nếu “Nhân” của chỗ đề cử  nhất định xác thật thì:

 

1,“Có thể phổ biến đến Tông Thể và Hữu Pháp đây”

      2, “Nơi Đồng Phảm Dụ quyết định có tánh của Nhân đây”

      3, “Nơi Dị Phẩm Dụ thì dĩ nhiên quyết định không có tánh phổ biến của 

           Nhân đây”

 

      Ba điều kiện đây nếu có thể đầy đủ thì “Nhân” của chỗ đề cử liền có thể thành lập làm Tông của “Vô Thừng” và chi “Nhân” và chi “Nhân” của Đồng Dụ, của Dị Dụ.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

    “Đây” “trong” Tông chỗ thiết lập, giả sử nếu dùng làm nhân “chỗ tạo tánh”, “hoặc”nó dùng làm nhân “chỗ chuyên cần dũnh mãnh không gián đoạn phát sanh tánh” thì lý do đó đều có thể đầy đủ cho chi Nhân, nơi chỗ nhất định ba thứ điều kiện phải hoàn tất: (1) có thể “phổ biến” “là”“Tông” Thể của vô thường và gồm có “pháp”trong đó; (2) “Nơi trong Đồng Phẩm” Dụ quyết “định có tánh” của Nhân này (Nhân này cùng Đồng Phẩm Dụ có tánh đồng chất Homogeneity); (3) Nhưng mà nơi trong “Dị Phẩm” Dụ“Tánh” của Nhân đây lại “không phổ biến” “là” cố tình hai lý do đây đều được làm Tông “Vô Thường” và làm chi “Nhân” của cácĐồng Dụ và Dị Dụ.

Giải Thích Luận:

 

Hai thứ Nhân của vô thường đây, “chỗ tạo tánh” là đối với “Minh Luận” của ngoại đạo mà nói; còn “chỗ chuyên cần dũnh mãnh không gián đoạn phát sanh tánh” là đối với “Thanh Hiển Luận” của ngoại đạo mà nói. “Minh Luận” tức là Phệ Đà Luận, cũng tức là Luận Tứ Minh của Bà La Môn. “Thanh Hiển Luận” tức là học phái Di Mạn Sai, một học phái Khảo Cứu Phệ Đà Điển của Ấn Độ. “Âm Thanh” của Phệ Đà chủ trương là tuyệt đối thường trụ, là làm đại biểu chánh thống của tư tưởng Bà La Môn.Nhân đây “chỗ tạo tánh”tức là để đả phá bài xích “Âm thanh không phải chỗ tạo tác” của Phệ Đà Luận; còn “chỗ chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn phát sanh tánh”là để đả phá bài xích “Âm thanh là thường còn” của Thanh Hiển Luận.

 

      C)- Chi Dụ.

Luận:

 

Dụ có hai thứ: một là Đồng Pháp(Dụ), hai là Dị Pháp(Dụ).Đồng Pháp (Dụ) đây, nếu là ở chỗ hiển (bày) Nhân(của) Đồng Phẩm (Dụ)thì quyết định (phải)có tánh(của Dụ này), nghĩa là: “nếu có chỗ tạo tác, thấy nó vô thường, thí dụ như cái bình..v..v.....” Dị Pháp (Dụ)đây, nếu là nơi chỗ(Dụ đây, có thể)nói (trong Tông Pháp của) chỗ (thiết) lập (thì quyết định) không (có tánh của Dụnày), (Chi) Nhân (của chỗ đề cử)phổ biến(hoàn toàn) không có(tánh của Dụ này), nghĩa là: “Nếu là thường; thấy không có chỗ tạo tác, như hư không ..v..v......” Trong đây nói “Thường”thì biểu hiện(hư không)“không phải vô thường”; nói “không phải chỗ tạo tác” là biểu hiện(hư không)“không chỗ tạo tác”; như có (một thứ tư tưởng)không phải (tồn tại ngoài cái)“có”, gọi là “không phải có”(lại thiết lập)“không phải có”(để đối lập cùng nó).

 

Chú Thích:

 

“Dụ”: làDụ của “Nhân Minh Học”, không chỉ là tỷ dụ hoặc thí dụ, mà là nghĩa “Dẫn Dụ” hoặc “Sự Dụ”. Bao gồm có “dẫn sự thật để chứng minh” hoặc ý“đề cử thí dụ sự thật để chứng minh”. Như trước đã nói: trong ba chi, “Tông” là ý nghĩa chủ yếu hoặc tiền đề, là cơ bản của luận; “Nhân” chọn lý để chứng minh, “Dụ” là chọn sự thật để chứng minh. Lý và sự đều hoà hợp,  cho nên “Tông” có thể thành lập.

 

      “Đồng Dụ”: tức là pháp thí dụ giống nhau với Tông.

      “Dị Pháp”: tức là pháp thí dụ khác nhau với Tôngï.

 

      “Nếu là chỗ hiển bày nhân đồng phẩm thì quyết định có tánh”: “là chỗ”, tức là chỗ của “Dụ”đây, cũng tức là trong Dụ đây. “Hiển”là hiển bày. “Nhân Đồng Phẩm”là đồng phẩm của Nhân, cũng tức là trong Nhân của loại Đồng Phẩm.“Quyết định”là xác định. “Có tánh”làcó tánh của Dụ này. Nghĩa là nếu như “sự dụ” đây có thể hiển bày ra nơi trong “Chi Nhân” là xác định cũng có tánh chất tương đồng, cũng tức là “Dụ” đây cùng “Nhân” có tánh chất giống nhau (Congeniality), cũng chính là nói tánh của “Chi Dụ” đây cùng tánh của “Chi Nhân” có giao tiếp nhau.

 

      “Nghĩa là nếu chỗ tạo tác, thấy kia vô thường, thí dụ như cái bình..v..v.....”:“Nghĩa là” nêu thí dụ để nói. Dưới đây là “lập lượng” (lập luận) của luận giả. Lập Tông nói rằng: “Nếu chỗ tạo tác” (nếu pháp nọ là chỗ tạo tác, cũng tức là “Hữu pháp” nọ do tạo tác mà được thành.) Đề cử Nhân nói rằng: “thấy kia vô thường” (thì chúng ta đều hiện thấy pháp kia là vô thường.)Đề cử Dụ nói rằng: “thí dụ như cái bình..v..v....” Ở trong “dụ cái bình” đây, bản thân“Cái Bình” là vô thường, mà “Chi Nhân” cũng là vô thường, cho nên “Chi Dụ” đây cùng “Chi Nhân” xác định là có tánh chất giống nhau, cho nên “Dụ” đây là “Đồng Pháp Dụ” được dùng thành lập. “Dị Pháp đây”: tức là Dị Pháp Dụ.

 

“Nếu là nơi chỗ nói không có chỗ lập”: “nơi chỗ” là trong Dụ này. “Chỗ lập” là Tông của chỗ thiết lập. “không” là không có tánh của Dụ này. Cũng tức là nơi trong “Chi Tông” không có tánh của “Dụ” này, cũng tức là “Tông” cùng “Dụ” không giống nhau tánh chất.

 

      “Nhân phổ biến không phải có”:“Nhân” là chi nhân. “Phổ Biến” là hoàn toàn. “không phải có tánh của Dụ nầy”, nghĩa là nơi trong chi Nhân hoàn toàn không có tánh của “Dụ” này. Cũng tức là “Dụ” này cùng “Chi Nhân” cũng là không giống nhau tánh chất. Nói hợp lại ở trên: nếu “Dụ” của chỗ đề cử không chỉ cùng “Chi Tông” không giống nhau tánh chất, mà lại cùng “Chi Nhân” cũng không giống nhau tánh chất.Kết luận (kết luận đây, nơi trong văn luận hoàn toàn tỉnh lược): thì “Dụ” đây có thể trở thành làm “Dị Pháp Dụ” của lập luận này. Dị Pháp Dụ, tức là “Phản Dụ”, là phương hướng tương phản đến tánh chính xác của ủng hộ lập luận.

 

“Nghĩa là nếu là thường; thấy không phải chỗ tạo tác, như loại hư không”: Nghĩa lànếu có pháp nọ là thường,do chúng ta đều thấy vì nó không phải chỗ tạo tác, cho nên nó là thường. Thí dụ như loại hư không.Nhân hư không là “Thường”, cho nên cùng “Tông vô thường” của chỗ thiết lập, quyến định tánh chất không phải giống nhau. Lại nữa hư không là “không phải chỗ lập tánh”, cho nên cùng với chỗ đề cử Nhân của “chỗ tạo tánh” quyết định tánh chất không giống nhau. Nhân đây, Dụ của hư không có thể là “Dị Pháp Dụ” của Tông Vô Thường.

 

      “Trong đây thường nói”:“Trong đây” là phía bên trong cái này. “Nói” là lời nói. Nghĩa là: trong câu nói này, “Thường” là ngôn từ đây. Lại nữa, “Thường nói” tức là: ngôn từ của thường.

 

“Biểu hiện không phải vô thường”:“Biểu” là hiện bày, bày tỏ.Hợp lại ở trên nói rằng: trong đây chỗ nói chữ “Thường”, ngôn từ này đã biểu hiện hoàn toàn “không phải là vô thường”, không phải là đòi hỏi phải lập một “Tông Thường”, nhưng vì theo chân lúc đầunên lập đối lập “Tông Vô Thường”

 

      “Nói không phải chỗ tạo tác, tiêu biểu không chỗ tạo tác”:Giống nhau, trong đây chỗ nói ngôn từ “không phải chỗ tạo tác”cũng chỉ là dùng đến biểu thị hư không “không chỗ tạo tác” đấy thôi, mà không phải là để thành lập “không chỗ tạo tác” làm nhân, lại theo chân lúc đầu nên lập nhân tướng đối lập “chỗ tạo tánh”.

 

      “Như có không phải có, gọi là không phải có”: Thí dụ như “Có”, quyến định không là có cái “không phải là có”, Nhân đây mới gọi nó là “không phải có”. Nói ngược lại, chỉ có thật“có” là có (chỉ có thật“có” là tồn tại), cho nên khi nói “không phải có” là chỉ tỏ bày “có cái không có”, đều không phải ở ngoài của “có”, liền lập một thứ “không phải có”, lại cùng đối kháng với cái thật “có” tồn tại đây. Nhân vì “không phải có” đều không tồn tại! (không có một pháp tồn tại, gọi là “không phải có”) ----- “không phải có” không thể thành lập, chỉ có thể dùng để biểu thị: “không là có”, như thế mà thôi. Nếu mô phỏng pháp cú của kinh Kim Cang, liền có thể nói: “không có” một pháp, gọi là “không phải có”.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

“Dụ có hai thứ: một là Dụ “Đồng Pháp” “hai là Dụ Dị Pháp”.Chỗ gọi Dụ “Đồng Pháp” đây, tức là: “nếu nơi Dụ”là chỗ hiển bày ra nơi trong “Đồng Phẩm” của “Nhân” (nơi trong Nhân của loại Đồng Phẩm),“Quyết định có Tánh” của Dụ này (Dụ này cùng với chi Nhân có tánh chất giống nhau),liền xưng Dụ này Đồng Pháp Dụ. Như “nghĩa là: nếu” nó có pháp là “chỗ tạo tác” (Tông), do mọi người đang “thấy pháp kia” là “vô thường”(Nhân). (Dụ nói rằng: “Thí dụ như cái bình” (cái bình là chỗ tạo tánh, lại là vô thường, cho nên “Dụ Bình” đây cùng “Tông” và “Nhân” đều giống nhau tánh chất, cho nên được gọi là Đồng Pháp Dụ.).

 

“Dị Pháp” Dụ đây, tức là:“nếu là nơi “chỗ” Dụ có thể “nói trong Tông Pháp của chỗ thiết lậpquyết định “không” có tánh của Dụ này (“Dụ” này cùng “Tông Chi” không giống nhau tánh chất), mà còn nơi trong “Chi Nhân” của chỗ đề cử cũng “phổ biến không phải có”(cũng hoàn toàn không có) tánh của Dụ này (“Dụ” này dĩ nhiên cũng hoàn toàncùng với “Chi Nhân” không giống nhau tánh chất), thì Dụ này có thể thành lập là Dị Pháp Dụ của chỗ lập lượng. Như “nghĩa là: nếu” pháp đó “là thường”, thì hiện “thấy” nó “không phải chỗ tạo tác”, thí dụ “như hư không vân vân”.

 

Là nói“Thường trong đây” (“ngôn từ Thường” đây), chỉ là dùng để “biểu” thị ý nghĩ “không phải vô thường”, đồng thời không phải đã lập vô thường làm Tông, lại nữa lập Tông Thường để đối lập cùng Tông vô thường. Vả lại là nói “không phải chỗ tạo tác” (ngôn từ không phải chỗ tạo tác đây), cũng chỉ là dùng đến “biểu thị” lớp ý nghĩahư không là “không chỗ tạo tác” mà thôi, đồng thờicũng không phải thiết lập chỗ tạo tác làm Nhân, mà lại thiết lập cái không phải chỗ tạo tác để đối lập lại cùng Nhân (phủ nhận tức là mâu thuẫn tự tướng). Thí dụ “như có” một thứ tư tưởng “không phải” là “có”, chúng ta “gọi” nó là “không phải có” (chúng ta nắm chặt cái đó xưng là “không phải có”; đồng thời không phải là nơi ngoài của cái “có” lại thiết lập “không phải có” không tồn tại để đối lập cùng nó).

 

      D)- Lời Kết Luận.-

             Trình Bày Hình Thức Ba Chi.

 

Luận:

 

     “Đã nói Tông Nhân..v..v.... nói nhiều như thế nhằm để khai ngộ cho người khác, gọi là “Năng Lập”.Như nói: “Âm thanh vô thường” đây chính là thiết tập Tông; “Chỗ tạo tánh” đây chính là nói “Tông Pháp”; “Nếu là chỗ tạo tác, thấy nó vô thường, như cái bình vân vân” đây, là nói theo Đồng Phẩm; “Nếu nó là thường, thấy không phải chỗ tạo tác, như hư không” đây, là nói xa lìa. Chỉ ba phần đây gọi là “Năng Lập”.

 

Chú Thích:

    “Tông Nhân..v..v....”: tức là Tông, Nhân, Dụ.

    “Như là nói nhiều”: “Nói nhiều” là nói nhiều thứ, cũng tức là nói mọi thứ.

“Nói tên Năng Lập”: gọi là ba chi của Năng Lập.

 

“Là nói Lập Tông”: là dùng đến ngôn từ lập tông, cũng tức là khi lập tông phải đặt để ngôn từ như thế; đây cũng tức là tiêu chuẩn ngôn từ và cách thức, hoặc hình thức (formula) để lập tông.

 

      “Là nói Tông Pháp”:là tường thuật ngôn từ tiêu chuẩn của “Nhân” “Tông Thể” cùng “Hữu Pháp”(pháp có thật); cũng tức là khi đề cử “Nhân” phải dùng hình thức như thế, tạo nên lời nói như thế.

 

      “Là nói theo Đồng Phẩm”: “Tùy” là thuận theo, tuân theo. “Đồng Phẩm” tức là Đồng Phẩm Dụ. Có nghĩa đây chính là thuận theo ngôn từ của “Đồng Phẩm Dụ”; cũng tức là khi đề xuất “Đồng Phẩm Dụ” phải tuân theo phương thức và ngôn từ của Đồng Phẩm Dụ mà đề xuất như thế.

 

      “Nếu là nó thường”: “Nó” là lời nói trợ từ, không có nghĩa.

 

“Là nói xa lìa”:“Xa lìa” là xa lìa tánh của Tông và của Nhân, tức là chỉ cho “Dị” vậy, cũng tức là “Dị Phẩm Dụ”. Nghĩa là khi đề cử ra “Dị Phẩm Dụ” phải nương nơi hình thức này tạo lời nói giống như thế (như là đặt để ngôn từ giống như Đồng Phẩm Dụ).

 

      “Chỉ ba chi đây”:“Chỉ” là lời nói phát ra, không có nghĩa. “Ba Phần”, tức là ba chi, chỉ cho Tông, Nhân, Dụ.

 

“Nói tên Năng Lập”: gọi là ba chi của Năng Lập. Nghĩa là nương nơi quy củ ba chi của chỗ tạo tác đây liền có thể gọi là có thể khiến ba chi của Bản Tông được thành lập.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

Ở trên “đã nói”“Tông, Nhân”, Dụ..v..v..... “như là nói nhiều thứ ngôn”từ, nếu có thể dùng nóđể“hai ngộ cho người khác” liền gọi danh xưng ba chi đây là “Năng Lập”. Thí dụ như nói “Âm Thanh là vô thường” thì dùng đến “ngôn từ của lập Tông” (dùng hình thức như thế, tạo ngôn từ như thế mà lập Tông); mà nói “Âm Thanh là chỗ tạo tánh”, đó là tường thuật ngôn từ Tông Thể cùng Hữu Pháp của Nhân (Muốn đề cử Nhân nên dùng hình thức như thế, tạo lời nói như thế);“Nếu là chỗ tạo tác, thấy nó là vô thường, giống như cái bình đây chính là tùy thuận theo ngôn từ của Đồng Phẩm Dụ (khi đề cử Đồng Phẩm Dụ nên dùng phương thức này mà tạo ngôn từ đặt để như thế); “Nếu nó là thường,thấy không phải chỗ tạo tác, như hư không đây, tức là xa lìa tánh của Tông và Nhân, biểu hiện ngôn từ củaDị Phẩm Dụ (khi muốn đề cử Dị Phẩm Dụ, nên dùng hình thức này, tạo ngôn từ như thế). Chỉ ba phần Tông Nhân Dụ chỗ lập đúng như pháp thì được gọi là“Năng” khiến ba chi của Bản Tông được “thành lập”.

 

      III.- BỘ MÔN TỢ NĂNG LẬP.-

1/- TỢ TÔNG.

 

Luận:

 

      “Mặc dù (đã)muốn thành lập, do vì (nơi Tông của họ) cùng hiện lượng vân vân trái ngược nhau, gọi là Tợ Lập Tông; nghĩa là trái ngược nhau với hiện lượng, trái ngược nhau với tỷ lượng, trái ngược nhau với giáo pháp của mình, trái ngược nhau với thế gian, trái ngược nhau với lời dạy của mình, năng phân biệt hoàn toànkhông thể thành tựu(Tông Thể), sở phân biệt hoàn toànkhông thể thành tựu(Tông Y), cả hai (Tông Thể và Tông Y)hoàn toàn không thể thành tựu,(nguyên vì cả hai đã)hoàn toàn thành tựu phù hợp nhau.”

 

Chú Thích:

 

“Mặc dù muốn thành lập” chữ “lạc” ở đây nghĩa là muốn. Nghĩa là luận giả khi ở nơi lập luận, tuy nhiên cũng muốn (nơi tư tưởng) thành lập tông của ông.

 

“Do vì trái ngược ngau (tương vi) cùng hiện lượng vân vân trái ngược nhau:“Do” là do nơi. “Hiện lượng đẳng”, cùng hiện lượng vân vân tình hình cộng chung có 9 thứ trái ngược nhau.

 

“Tợ lập Tông”: nghĩa là lập tông tương tợ, chỉ có “hình thức” mà thôi, không phải năng lập chân thật, nguyên vì chỗ lập luận của nó, không đầy đủ hình thức, nhưng trong nó bao gồm có đủ mọi thứ sai trái, cho nên Tông của nó thiết lập không được thành lập, gọi là “Lập tông tương tợ”.

 

“Trái ngược nhau với hiện lượng” (hiện lượng tương vi): “Hiện lượng”, là cảnh giới chỗ hiểu biết của trí không phân biệt, gọi là hiện lượng, cũng tức là thanh tịnh tột bực, lý và sự đều cao tột, thông thường đây là chỉ cho cảnh giới chỗ chứng đắc của bậc thánh trí. Nguyên vì người bậc thánh đã lìa khỏi phân biệt vọng tưởng, cho nên người bậc thánh thường trụ nơi cảnh giới hiện lượng, lìa nơi vọng tưởng;Tuy nhiên, phàm phu cũng có cảnh giới hiện lượng, chỉ là thời gian hiện lượng của nó rất ngắn, thông thường đều bị vọng tưởng phân biệt ngăn che, văn sau sẽ giải thích rõ hơn. Tông của chỗ thiết lập, nếu trái với “hiện lượng” này thì trái với chánh lý, cho nên không thể thành tựu. Có 9 thứ sai lầm khi lập Tông, trong văn luận dưới đây sẽ giải thích tinh tế hơn, riêng ở đây chỉ giải thích giản lược đại ý của nó mà thôi.

 

“Trái ngược nhau với tỷ lượng” (tỷ lượng tương vi):“Tỷ lượng” là có trí phân biệt, tuy nhiên phân biệt đây là “phân biệt chân chánh”, mà không phải “phân biệt không chân chánh” hoặc “phân biện vọng tưởng”;  cho nên “tỷ lượng” là cảnh giới có phân biệt của chánh trí. Thông thường đây là chỉ cho người chưa chứng thánh đạo, nương nơi “lượng của thánh ngôn” hoặc “lượng của thánh giáo” mà tư duy, quán sát, giải rõ, nhân đây sở dĩ đạt được là do tỷ lượng mà biết đến cảnh giới chỗ hiểu biết của thánh trí, cho nên gọi là Tỷ Lượng Trí, vì “tỷ lượng” đây nhờ nương nơi “Thánh ngôn lượng” và đây cũng là cảnh giới của thánh trí.(Nếu là cảnh giới sai lầm của phân biệt không chân chánh hoặc phân biệt vọng tưởng, được gọi là “Phi Lượng”; Hiện lượng, tỷ lượng, phi lượng hợp nhau lại gọi là “ba lượng” của Nhân Minh.)

 

“Trái ngược nhau với lời dạy của mình”(tự giáo tương vi): “Tự giáo” là chỉ luận giả tự mình vốn đề cử giáo pháp tu hành. “Tông”của luận giả thiết lậpnếu trái ngược nhau với giáo pháp tu hành của luận giả đề cử thì “Tông” này liền không thể thành lập, nguyên vì như thế lại hoàn toàn mất đi lập trường và cũng hoàn toàn mất đi căn bản của lập luận.

 

“Trái ngược nhau với thế gian” (thế gian tương vi): một điều trên “Cùng trái ngược nhau với lời dạy của mình” có thể nói cũng là trái ngược nhau với pháp xuất thế; “Trái ngược nhau với thế gian” đây cũng là trái ngược nhau với chân thật của thế gian. Nhân vì “Chân thật của xuất thế” là căn cứ nơi mục đích “chân thật của thế gian”, nếu không có “chân thật của thế gian” thì “chân thật của xuất thế” cũng không có chỗ nương cậy, cũng không thể thành tựu;cho nên ở nơi “Tông” khi thiết lập không chỉ không thể trái với pháp thế gian và xuất thế gian, cũng không thể trái với điều “chân thật của thế gian” mà mọi người thế gian đều chấp nhận, nếu không thì lời nó của chính mình và “tông” của chính mình cũng không được thành lập.

 

“Trái ngược nhau với lời dạy của mình”:“Lời dạy của mình” tức là pháp của mình thành lập. Pháp của mình thành lập nếu tự mâu thuẩn với nhau thì “Tông của mình không thể thành lập.

 

“Năng phân biệt hoàn toànkhông thể thành tựu”: “Năng phân biệt” tức là chỉ cho Tông Thể. “Bất Cực Thành” nghĩa là hoàn toàn không thể thành lập. Nếu “Tông Thể” không thể thành lập, thì “Tông” của chỗ thành lập không được thành lập.

 

“Sở phân biệt hoàn toàn không thể thành tựu”: “Sở phân biệt” tức là chỉ cho Hữu Pháp (pháp có thật), chỉ cho Tông Y. Nếu “Tông Y” không thể thành lập thì “Tông” của nó không thể thành lập.

 

Cả hai hoàn toàn không thể thành tựu”:“Cả hai” nghĩa là chỉ cho Tông Thể và Tông Y; nếu “Tông Thể” và “Tông Y” cả hai đều không thể thành lập, thì “Tông” của nó cũng không thể thành lập.

 

“Hoàn toàn thành tựu phù hợp nhau”:“Phù hợp nhau”, nghĩa là so cùng chủ trương của kẻ địch thì chính phù hợp nhau, cũng tức là cùng Tông của kẻ địch hoàn toàn không có khu biệt nhau và nó lại giống nhau với “Không Tông”, cho nên mặc dù “lập tông tương tợ” mà thật ra không có lập Tông, nguyên vì hoàn toàn không có mở đầu biện luận, trước hết nó tự mình đã hoàn toàn quăng xuống!

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

      Luận giả “mặc dù”đã“muốn thành lập, do vì” nơi Tông của họ, chỉ “do vì” nơi “loại hiện lượng” có chín thứ “trái ngược nhau”,mà không có hình thức của Tông, do đó không thể chân chánh để khiến Tông của họ được thành lập, đây gọi là “lập Tông tương tợ” cũng gọi là “Tợ Lập Tông”. 9 thứ sai lầm đây là: 1, Sai lầm ở chỗ so với trí “hiện lượng” của cảnh giới chỗ hiểu biết lại “trái ngược nhau”; 2, Sai lầm ở chỗ so với trí “tỷ lượng”của cảnh giới chỗ hiểu biết lại “trái ngược nhau”; 3, Sai lầm ở chỗ so với chỗ “giáo” pháp của chính bản thân luận giả tu tập lại“trái ngược nhau”; 4, Sai lầm ở chỗ so với chân thật của thế gian mà mọi người thế gian đều công nhận lại “trái ngược nhau”; 5, Sai lầm ở chỗ so với pháp của luận giả tự thiết lập lại “trái ngược nhau với lời mình nói” (tự mâu thuẫn nhau); 6, Sai lầm ở chỗ Tông Thể của“Năng Phân Biệt” hoàn toàn không thành tựu (không thể thành lập); 7, Sai lầm ở chỗ Tông Y (Hữu Pháp) của “Sở phân biệt” hoàn toàn không thể thành tựu (không thể thành lập); 8, Sai lầm ở chỗ Tông Thể cùng Hữu Pháp cả hai đây “hoàn toàn không thể thành tựu” (đều không thể thành lập); 9, Sai lầm ở chỗ so cùng Tông của kẻ địch lại“phù hợp nhau” (nhất trí không sai biệt) với Tông của kẻ địch, nên bị lỗiở chỗ vì đã “hoàn toàn được thành tựu” (Tông của nó được kiến lập so với Tông của kẻ địch hoàn toàn phù hợp nhau nên bị lỗi).

 

      A)- Tợ Tông Có Chín Lỗi.

 

*- Tợ Tông 1: Hiện Lượng Tương Vi.- (trái ngược nhau với hiện lượng).

 

Luận:

 

      Trong đây trái ngược nhau với hiện lượng, như nói: “Âm thanh không phải chỗ nghe”

Chú Thích:

 

“Hiện Lượng”: mặt trước đã trình bày hiện lượng là chỗ hiểu biết của “Trí không phân biệt”, cảnh giới của hiện lượng đây phổ biến nơi thánh và cũng phổ biến nơi phàm, do chính nhĩ thức của phàm phu ngay lập tức nghe tiếng, đồng thời không mang theo danh ngôn, cho nên không vọng tưởng phân biệt, cũng tức là không có liên quan đến giá trị phán đoán; chỗ hiểu biết của nhĩ thức chỉ là đương thể của âm thanh (bản thân của âm thanh), như nghe đến tiếng trống, tiếng đàn, tiếng người..v..v...... liền có thể hiểu biết đó là tiếng trống, tiếng đàn hoặc tiếng người, đây là phân biệt sơ cấp (Primary Differentiation), chỉ hiểu biết bản thể của âm thanh và năm thức trước cũng đều hiểu biết như thế.Cho nên nhĩ thức ngay lúc đó đều không tiến thêm một bước để phân biệt. Đến như âm thanh tiến thêm một bước để phân biệt thì âm thanh trở thành đáng yêu hay không đáng yêu, trở thành tiếng ưa thích hay tiếng đau khổ, tiếng vui mừng hay tiếng sát phạt, cho đến là tiếng thiêng liêng và trong sạch hay tiếng dâm lạc..v..v....... đem chỗ nghe của âm thanh cộng thêm phân loại, cùng một lúc giao cho giá trị phán đoán hoặc đánh dấu, đây là phân biệt cấp hai (Secondary Differentiation), đó là tác dụng của ý thức thứ sáu; cuối cùng lại nương nơi chỗ đánh dấu đây hoặc giá trị phán đoán mà phát khởi yêu hay ghét, cho đến chọn lấy hay quăng bỏ, nghinh đón hay chống cự, đây là phân biệt cấp ba (Tertiary Differentiation) đó là thức thứ sáu nương nơi thức thứ bảy (trung tâm chấp ngã) phát khởi tác dụng. Nhân đây, mọi thứ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, từng lớp chuyển biến sâu sắc. Nhưng vận chuyển tác dụng phân biệt của các thức đây, từ hiện lượng của năm thức trước phát khởi hiểu biết đương thể của năm trần cảnh, sau cùng đến vọng tưởng, yêu ghét, chấp trước làm yếu chỉ, suốt cả quá trình, chỉ ở trong khoảng sát na liền báo cáo hoàn thành; vì thế nên biết, người phàm đều không phải không có cảnh giới hiện lượng của “Trí không phân biệt”,mà là nhân vì danh ngôn của phàm phu bị vọng tưởng phân biệt quá sâu quá nặng, cho đến nhãn thức mỗi lần thấy sắc,  nhĩ thức mỗi lần nghe tiếng, cảnh giới hiện lượng mỗi lần xuất hiện sau đó không quay gót (cơ hồ trong một khoảng sát na) liền do bởi nghiệp lựctức khắc phát khởi mọi thứ danh ngôn, vọng tưởng phân biệt, vì thế cảnh giới hiện lượng đây lập tức bị những thứ vọng tưởng, danh ngôn phân biệt tự tâm này ngăn che, chuyển biến.

 

      “Âm thanh không phải chỗ nghe”: Âm thanh của nhĩ thức nghe là cảnh giới hiện lượng như trước đã trình bày; Nhĩ thức chính ở bên cạnh của âm thanh, chỗ hiểu biết của nó là đương thể của âm thanh, là không bị xen tạp danh ngôn phân biệt, cho nên gọi là cảnh giới hiện lượng.Luận giả nếu thiết lập “âm thanh là pháp có thật” mà lập Tông nói rằng: “Âm thanh không phải là chỗ nghe của nhĩ thức” thì Tông này so cùng với đạo lý của “hiện lượng” liền bị trái ngược nhau, cho nên không thể thành lập.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

“Trong đây”chỗ nói “trái ngược nhau với hiện lượng, như” có người lập Tông “nói: âm thanh không phải chỗ nghe” của Nhĩ Thức thì Tông này liền so cùng với đạo lý của hiện lượng đã trái ngược nhau, không thể thành lập.

 

*-Tợ Tông 2: Tỷ Lượng Tương Vi : (trái ngược nhau với tỷ lượng)

 

Luận:

 

(Tông của chỗ thiết lập so cùng)Tỷ Lượng(suy luận) Tương Vi.- (trái ngược nhau với tỷ lượng)đây, như nói: “cái bình vân vân là thường”(trụ).

 

Chú Thích:

 

     “Tỷ Lượng”: “Tỷ” là suy lý; nghĩa là nương nơi “sự hiểu biết của mình” mà suy biết nơi điều “chưa biết”, như thấy khói mà suy biết có lửa, thấy dấu bánh xe mà suy biết có xe.Tỷ lượng đây so với pháp diễn dịch (deduction) của học lý Tây Dương thì thuộc loại tương tợ nhau. Tỷ Lượng đây có nhiều thứ như:

 

      1, Tướng Tỷ Lượng, như thấy màn xe suy biết có xe.

      2, Thể Tỷ Lượng, do vật gì trước đã biết hoặc đã thấy tự thể của nó, nay 

           “suy biết” thể chưa biết, chưa thấy của nó, như do hiện tại suy biết vị 

lai, do vị lai suy biết quá khứ..v..v......

      3, Pháp Tỷ Lượng, do pháp gần nhau, lệ thuộc nhau suy biết lẫn nhau, như 

          do vô thường suy biết là khổ, do khổ suy biết là không, hoặc vô 

          ngã..v..v......

      4, Nhân Quả Tỷ Lượng, do nhân quả suy biết lẫn nhau, như do nhân mà suy 

          biết quả của nó, hoặc do quả mà suy biết được nhân..v..v......

 

“Cái bình vân vân là thường”: nếu dùng cái bình cho là “pháp có thật” (hữu pháp), mà lập Tông nói rằng: “cáccái bình là thường”, liền có lỗi so cùng “Tỷ lượng trái ngược nhau”. Nhân vì cái bình tuy nhiên là vật hiện thấy, nhưng vật này lại không phải thường còn, mặc dù không thể phá hoại, cái bình này chung quy là vô thường, đây chính là do chỗ “suy biết” của trí phân biệt, nhân vì chúng ta hiện thấy cái bình kia chung quy đều vô thường, cho nên “suy biết” cái bình đây cũng sẽ như cái bình kia rốt cuộc rồi cũng vô thường, đây gọi là “Tỷ lượng khả tri” (suy luận có thể biết).Cho nên nếu lập Tông nói rằng “cái bình là thường”, tức là trái với đạo lý của “Tỷ lượng”, vì thế Tông đây không thể thành lập. “Cái bình vân vân” là bao quát cái bình và tất cả loại vật tương tợ khác, như y phục, phòng ốc..v..v.......

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

      Như nói rằng Tông của chỗ thiết lập so cùng tỷ lượng trái ngược nhau, như lập Tông “nói: cái bình vân vân là thường” trụ mà không hư hoại, đây tức là phạm lỗi so cùng chỗ hiểu biết tỷ lượng trái ngược nhau.

 

*-Tợ Tông 3:Tự Giáo Tương Vi (trái ngược nhau với giáo pháp của mình).

 

Luận:

 

(Tông của họ thiết lập) trái ngược nhau với giáo pháp của họ (tự giáo tương vi)ï, như Thắng Luận Sư lập luận “Âm thanh là thường”

 

Chú Thích:

 

    “Thắng Luận Sư”: Thắng Luận Sư là ngoại đạo của cổ Ấn Độ, họ thành lập “Sáu Cú nghĩa”: 1- Thật, 2 - Đức, 3 - Nghiệp, 4 – Đại Hữu, 5 – Đồng Dị, 6 – Hoà Hợp. Trong nó, “Đức Cú” bao hàm có 24 thứ, đều là chỗ tạo tánh, thể của nó là “vô thường”.

 

“Lập luận âm thanh là thường”: Thắng Luận Sư tập Tông nói rằng: “Âm thanh là thường” liền so cùng pháp của bổn giáo họ thì trái ngược nhau, nhân đây “Tông” của họ không thể thành lập ---- chỉ có họ từ nay về sau biện luận đều không còn trở lại căn cứ nơi đạo lý của bổn giáo họ, vì nó không còn khả năng nữa; trừ phi họ đã tuyên bố thoát ly bổn giáo thì mới có thể. Bằng không vì lập trường của Thắng Luận Sư, không thể dùng “Tông” chỗ thiết lập, vô tình hủy hoại luận lý giáo pháp của chính mình (của Thắng Luận).

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

      Như nói Tông của chỗ thiết lập so cùng “giáo” pháp chỗ đề cử của “chính” bản thân luận giả lại “trái ngược nhau, như Thắng Luận Sư lập” Tông nói rằng: “Âm thanh là thường”, liền có lỗi so cùng giáo lý của chính họ trái ngược nhau (Do Thắng Luận Sư nói “Âm thanh” là một trong 24 thứ “Đức”, đều là chỗ tạo tánh, vả lại thể của nó không phải thường).

 

*- Tợ Tông 4: Thế Gian Tương Vi (trái ngược nhau với thế gian).

 

Luận:

 

(Tông của chỗ thiết lập so cùng với)thế gian tương vi (trái ngược nhau với thế gian)đây, như nói “Thỏ (mẹ)có thai không phải (do)mặt trăng(mà)(thai)”. Lại như nói rằng: “Người đảnh lễ đống xương(con người là)thanh tịnh, Vì thân phần (thân thể) chúng sanh,(trong trắng cũng)như sò ốc”

 

Chú Thích:

 

“Thế gian tương vi”: “Thế gian” là đạo lý của người thế gian chỗ cùng nhau hiểu biết, cùng nhau tin tưởng, cùng nhau mong cầu. Đời nhà Đuờng, Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận Sớ của pháp sư Văn Quỹ nói rằng:“Thế gian” có hai thứ, 1- Học giả thế gian, 2- Không phải học giả thế gian”. Học giả thế gian là do học mới biết, gọi là “học giả thế gian”, như kỹ nghệ của thế gian rất nhiều, học vấn..v..v..... “Không phải học giả thế gian” là không trải qua học tập, mà do nhiều người chung nhau mong cầu, như những sự việc truyền thuyết, truyền văn, hoặc rất nhiều ước định thành tục lệ của thế gian, đây gọi là “Không phải học giả thế gian”

 

      “Thỏ có thai không phải (do)mặt trăng có”:“Thỏ có thai”, nghĩa là thỏ mẹ có thai thỏ con. Rõ ràng như, Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận Giải của Pháp sư Chân Giới nói rằng: “Người thế tục đều nói nhân vì có mặt trăng nên thỏ mới có thai”,  ý của họ là: thời xưa ở Ấn Độ người dân thế tục tương truyền rằng, sở dĩ thỏ mẹ có thai thỏ con là do mặt trăng đem đến; vấn đề đây là do họ tương truyền trong mặt trăng có con thỏ, nhân vì nguyên lai của thỏ con là mặt trăng. Chính như trong quê hương chúng ta cũng có tương truyền giống nhau như,Hằng Nga trốn trong cung trăng, Ngô Cương đốn cây quế..v..v......, những tương truyền này đều là “không phải học giả thế gian”.Nếu có người lập luận rằng: “Thỏ mẹ mang thai thỏ con” là không phải do mặt trăng mà có thai”, như vậy lại càng trái ngược nhau so với niềm tin thế gian “không phải học giả thế gian”. Nhưng mà chỗ lập ngôn của học giả không phải cố ý chống nhau với người thế gian (Đây là học giả Ấn Độ và truyền thống của người tu hành).

 

“Người đảnh lễ đống xương thanh tịnh, vì thân phần(thân thể) chúng sanh, như sò ốc”: Pháp sư Chân Giới nói rằng: “Học giả Nhị Thừa khi tu Bất Tịnh Quán, quán thân chúng sanh không phải bất tịnh. Ngày nay người đảnh lễ đống xương thanh tịnh, tức là so cùng học giả thế gian trái ngược nhau”. “Chúng sanh phần” tức là thân phần (thân thể) chúng sanh.

 

“Cũng như Sò ốc”: “Sò ốc” là ý lấy phần trong sạch của nó. Đại sư Ngẫu Ích nói rằng: “Nên biết Nhân của thân phần chúng sinh, so (cùng) Dụ của cũng như sò ốcđều có thể thành lập Tông bất tịnh, mà không thể thành lập Tông thanh tịnh”. Ý tứ đây là: “Do vì đảnh lễ đống xương thân phần (một bộ phận của thân thể) của chúng sanh là Nhân”, và “trong trắng cũng như sò ốc là Dụ”, Nhân đây so cùng Dụ, chỉ có thể dùng đến Tông “giữ lấy bất tịnh”, nhưng không thể dùng đến Tông “giữ lấy thanh tịnh” nơi “người đảnh lễ đống xương thanh tịnh” của luận giả.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

Như nói Tông của chỗ thiết lập so cùng với “thế gian trái ngược nhau, như” có người lập luận “nói rằng:” thỏ mẹ “mang thai thỏ con” do mong nhớ “mặt trăng” mà “có thai”.  Lại nữa như lập luận nói rằng: “đảnh lễ đống xương của con người”“thanh tịnh”, đây thuộc về “Tông”, do vì nó cho thân phần của chúng sanh là thuộc về “Nhân”, bạch tịnh (trong trắng)“cũng như sò ốc” là thuộc về “Dụ”, lập luận đây là hoàn toàn phạm lỗi trái ngược nhau so cùng thế gian.

 

*- Tợ Tông 5: Tự Ngữ Tương Vi (Trái Ngược Nhau Lời Mình Nói).

 

Luận:

 

(Tông của chỗ thiết lập) trái ngược nhau với lời mình nói, như nói: “Mẹ ta là Thạch Nữ”(Nữ căn của Thạch Nữ bị lấp kín không thể sanh con).

 

Chú Thích:

 

     “Thạch Nữ”:Hành Sự Sao Tư Trì Ký một trong quyển 2 nói nằng: “Thạch Nữ đây, căn của nó không thông dâm”. Kinh Đại Niết Bànquyển 25 nói rằng: “Dụ như Thạch Nữ, vốn không có tướng con”, có thể biết nữ căn của Thạch Nữ bị  lấp kín, không thể hành dâm, cũng nhân đây không có khả năng sanh con. Người sanh thân ta mới có thể gọi là “Mẹ Ta”, đã nói là “Mẹ Ta” lại gọi bà là “Thạch Nữ”, thế là tự mâu thuẫn nhau.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

Như nói Tông của chỗ thiết lập có lỗi “trái ngược nhau lời mình nói”, như lập luận rằng: người sanh ta là mẹ ta, vì bà là “Thạch Nữ” (do bà tên là Thạch Nữ), đây lại là hoàn toàn phạm lỗi trái ngược nhau lời mình nói.

 

*- Tợ Tông 6: Năng Phân Biệt Bất Cực Thành.

(Tông Thể của Năng phân biệt hoàn toàn

không thể thành lập)

 

Luận:

 

(Tông của chỗ thiết lập có lỗi nơi Tông Thể)Năng Phân Biệt Bất Cực Thành đây, như đệ tử Phật đối với sư Số Luận mà lập luận rằng: “Âm thanh bị hoại diệt”(nguyên vì đối phương không chấp nhận).

 

Chú Thích:

 

     “Năng Phân Phiệt”: tức là Tông Thể.

“Bất Cực Thành”: nghĩa là hoàn toàn không thể thành lập, nguyên vì chỗ 

        đối phương không chấp nhận.

 

“Âm thanh bị hoại diệt”:Âm thanh là pháp của hoại diệt. Hai chữ “hoại diệt” tức là “Tông Thể” của năng phân biệt. “Âm Thanh” là Hữu Pháp (là pháp có thật). Nhưng âm thanh xưa nay chính là pháp của sát na hoại diệt, nhưng sư Thắng Luận thì chấp âm thanh là thường, cho nên họ tuyệt đối không thừa nhận “Âm thanh là hoại diệt”. Nhân đây nếu đối với các sư Số Luận tiết lập Tông “Âm thanh là hoại diệt” thì nhất định thật hành không được thông suốt, đây gọi là “bất cực thành”(hoàn toàn không thành), nguyên vì họ tuyệt đối không thể tiếp nhận thứ pháp này. Vì sao không thể tiếp nhận? Lý do họ nếu tiếp nhận sự thành lập Tông này của ông thì căn bản không thể dùng để biện luận vàhọ đã phải hoàn toàn luân phiên chịu đựng: vì Tông của họ đã bị phủ định. Sở dĩ cần biện luận, hai bên đều phải có thể dùng điều kiện để từ nay về sau vẫn được tiến hành tiếp nhận, vẫn mới cóthể thảo luận được.Kế đến, Nơi Thành Duy Thức Luận, nếu muốn phá các sư Số Luận chấp “âm thanh là thật” thì phải lập Tông rằng: “Âm thanh là hữu pháp, quyết định không thật”.  Đề cử Nhân nói rằng: “(vì do nó làm) ba sự việc hợp thành”. Đề cử Đồng Dụ nói rằng: “Như đám rừng quan lính vân vân”. Trong đây chỗ nói “ba sự việc” là các sư Số Luận chấp “Tát Thùy, Thích Xà, Tháp Ma) và họ dùng ba thứ đây làm năng thành để thành tựu 23 pháp (là sở thành của họ), “Âm thanh” chính là một pháp trong 23 pháp đây.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

Như nói Tông của chỗ thiết lập có lỗi nơi Tông Thể của“Năng Phân Biệt hoàn toànkhôngthành”, thí dụ “như đệ tử Phật đới với các sư Số Luận lại lập” Tông nói rằng: “Âm thanh” là pháp “hoại diệt”, tức là hoàn toàn phạm lỗi năng phân biệt không cực thành; nguyên vì đối phương tuyệt đối không chấp nhận thành lập Tông Thể như thế.

 

Giải Thích Luận:

 

      Từ trong thí dụ thứ tư “Trái ngược nhau với thế gian” đến thứ sáu (Năng phân biệt không cực thành) đây, có thể thấy nơi trong Nhân Minh, nếu cần lập luận, không thể chỉ tự mình ông, hoặc người của bản Tông ông lại có thể tin nhận pháp của ông, mà phải cần chú ý đến nhiều phương diện hứa khả; nhân đây khi đề xuất luận điểm (mệnh đề):

 

      1, Phải khiến đối phương nhiều ít có thể chấp nhận.

      2, Không thể một khi bắt đầu khai sáng lại khiến đối phương không thể tiếp

nhận, nếu phủ nhận thì lại hoàn toàn mất cái gì ban đầu đàm luận.

 

      Nếu một khi bắt đầu khai sáng tuyệt đối đàm luận không thể tổng hợp thì điều đó biện luận hoàn toàn không thể ra khỏi. Nhân đây, cần yếu dùng Nhân Minh để thuyết phục đối phương, tất nhiên phải tuần tự tiến dần, không thể tiến một cách hấp tấp vội vàng. Đây cũng là phương tiện quá trình luận chứng tu dưỡng cùng chuyên môn của Nhân Minh Luận. Nói đơn giản, mục đích biện chứng của Nhân Minh Luận chính là hoàn toàn thuyết phục đối phương, phá trừ mê chấp của đối phương, dùng luận lý cảm phục đối phương, khiến bỏ tà kiến, vào nơi chánh kiến, không cần chọc giận, châm tức hoặc trách mắng, giáo huấn đối phương, lại không cần cãi lộn mạ nhục đối phương, cho nên không thể một khi mở lời lại không hoan hỷ ca ngợi, đấy chính là không thể đạt thành công dụng lợi tha của “Nhân Minh”. Vì thế phải biết, “Nhân Minh”chính là một khuôn pháp học vấn rất chu đáo lâu dài để thâu nhiếp dẫn dắt chúng sanh vào đạo.

 

*- Tợ Tông 7: Sở Phân Biệt BấtCực Thành.

(Đối tượng phân biệt không thể thành lập)

 

Luận:

 

(Chỗ lập Tông có lỗi )sở phân biệt(chỉ cho Hữu Pháp “Ngã” hoặc Tông Y)bấtcực thành đây, như các sư Số Luận đối với đệ tử Phật (lại)nói: “Ngã(Thần Ngã, Linh Hồn)là tư duy”.

 

Chú Thích:

 

“Sở phân biệt” tức là chỉ cho Hữu Pháp hoặc Tông Y. Ở đây tức là chữ “Ngã”  của “Ngã là tư duy”

 

“Bấtcực thành”: tức là không thể thành lập, không chấp nhận. Nhân vì đệ tử Phật quyết không chấp nhận thiết lập “Ngã” làm “Hữu Pháp”, nhân vì đệ tử Phật đều tin biết lý của “vô ngã”, cho nên thiết lập “Ngã” làm hữu pháp đối với đệ tử Phật mà nói là nhất định không thể chấp nhận.

 

      “Ngã là tư duy”: “Ngã” đây là do ngoại đạo nói, đều là chỉ cho Thần Ngã (Linh Hồn) mà nói. “Tư Duy” tức là suy nghĩ, chỗ tâm tư duy. Đây là ngoại đạo Số Luận nói, cùng thời kỳ Khải Mông Pháp Quốc tiếng nói Triết Học Gia Địch Ca Nhĩ (Descartes, 1596 – 1650) “Ngã tư duy vì thế ngã hiện hữu” (Cogito ergo sum. I think; therefore I am.), cơ hồ hoàn toàn nhất trí, đều chấp nhận cho là “có Ngã”. (Không biết tư tưởng chủ yếu của Địch Ca Nhĩ đây hoàn toàn phủ nhận hay ảnh hưởng hoặc “mở sáo” của các nhà Số Luận Ấn Độ?)

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

      Như nói Tông chỗ thiết lập có lỗi “Sở phân biệt cuối cùng không thành đây, như các sư Số Luận đối với đệ tử Phật lại lập luận nói rằng: Ngã là tư duy” thì lại hoàn toàn phạm lỗi sở phân biệt cuối cùng không thành.

 

Chú Thích:

 

     Trong thí dụ so sánh “năng phân biệt bất cực thành” (năng phân biệt hoàn toàn không thành)của Thức thứ sáu và “sở phân biệt bất cực thành” (sở phân biện hoàn toàn không thành) của Thức thứ bảy, có thể biết đó là vấn đề “đối tượng”. Nhân đây khi biện luận đối địch lý luận về Ngã cả hai bên cần phải “biết mình biết họ”, vả lại một khi mở đầu cần nghiêm trọng ở chỗ hoàn toàn phạm phải điều “kiêng kỵ” của đối phương (Một khi mở đầu phải an ủi họ điều trái ngược tổn thương);nhân đây dùng “Nhân Minh” thuyết phục hoặc cảm hoá để dẫn dắt người họ, không thể chỉ có một mùi “tự bày tự nói”, mà phải giải rõ đối tượng của họ, chỗ gọi là “đương cơ”, tín ngưỡng của họ là gì, nơi tín ngưỡng của họ, trong đó có sở trường sở đoản, nhờ đó mới có thể nắm bắt trọng điểm, tuần tự tiến dần, mỗi mỗi công phá. Có thể biết, học tập Nhân Minh không chỉ cần hiểu rõ, ghi kỹ càngmột công thức một cách thức của khuôn chết, mà còn phải cần học để trở thành học vấn của một khuôn linh hoại, vả lại phải “do người đặt ra công thức, do pháp đặt ra công thức” thì mới có thể nói đã “thông đạt Nhân Minh”.

 

*- Tợ Tông 8: Câu Bất Cực Thành.

(Cả hai hoàn toàn không thể thành lập)

 

Luận:

 

      Câu (cả hai Tông Thể “Năng Phân Biệt” và Hữu Pháp “Sở Phân Biệtõ”)Bất Cực(hoàn toàn không thể) Thành (lập)đây, như các sư Thắng Luận đối với đệ tử Phật (lại)lập luận rằng: “Ngã dùng (để)hoà hợp nhân duyên”

 

Chú Thích:

     “Câu bất cực thành”: “Câu” là chỉ cho Tông Thể cùng Hữu Pháp (pháp có thật) cả hai đều “không thể thành lập”, không thể chấp nhận sự lập luận này.

 

“Ngã dùng (để) hoà hợp nhân duyên”: “Ngã” tức là chỉ cho chỗ phân biệt, chỗ có pháp. “Hoà hợp nhân duyên” tức là chỉ cho Tông Thể, chỉ cho Năng Phân Biệt. Ngoại đạo Thắng Luận chấp “Ngã” cho là thật và nói rằng: do trong “Đức Cú” có 9 thứ nhân duyên hòa hợp là “giác, lạc, khổ, dục, sân, cần, dũng, hành, pháp phi pháp”,thường sanh khởi “Trí Tướng”, mà gọi “Trí Tướng” đây là “Ngã”.Sau đó do “Ngã” cùng “Hoà Hợp Cú” làm nhân duyên, liền có thể khiến “9 đức” cùng “Ngã” hoà hợp mà tái phát khởi “Trí Tướng”, cho nên “Hoà Hợp Cú” cùng “Trí Tướng”, chỗ phát khởi lại có thể hiển bày “Ngã Thể”, cho nên chứng minh “Ngã” có thật thể,cho nên “Ngã” thì thật có.Đâyđều là ngoại đạo vọng chấp thật pháp ở ngoài tâm, chuyên hoà hợp để sanh ra thể của “thật ngã”,vì thế chấp “Ngã” cho là thật.Nhưng đối với đệ tử Phật mà nói, “Tông” đây chọn “Ngã” làm Hữu Pháp (pháp có thật), cho nên quyết định không chấp nhận.Lại dùng “Hoà hợp nhân duyên” làm Tông Thể thì cũng không chấp nhận, vì thế gọi Tông này là “Câu bất cực thành”. Hơn nữa, “Hoà hợp nhân duyên” của Thắng Luận gọi,chính làvọng chấp của tự tâm, chấp pháp ở ngoài tâm là thuộc về “Nhân duyên tà giáo” không phải là 12 nhân duyên trong chánh giáo (Nhân duyên chánh giáo).

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

      Như nói Tông Thể của năng phân biệt cùng Hữu Pháp (pháp có thật) của sở phân biệt, cả hai đó “đều hoàn toàn không thể thành lập, như các sư Thắng Luận đối với đệ tử Phật lập” luận rằng: “Ngã” (hữu pháp) “do vì” 9 Đức “hoà hợp nhân duyên” tạo thành thật thể,đây là hoàn toàn phạm lỗi Tông Thể cùng Hữu Pháp đều không thể thành lập.

 

*- Tợ Tông 9: Tương Phù Cực Thành.

(Thành lập hoàn toàn phù hợp nhau)

 

Luận:

 

      Tương Phù Cực Thành đây như nói: “Âm thanh là chỗ nghe”

 

Chú Thích:

 

“Tương Phù”: có hai thứ, 1- Lập luận cùng bên địch phù hợp nhau. 2- Tất cả mọi người thảy đều hoàn toàn tán đồng, sự việc không chút mảy may dị nghị. Nếu lời nói như thế thì mảy may tất yếu không cần biện thuyết, sao lại phải lập lượng để biện luận?

 

“Âm thanh là chỗ nghe”: đây là ai cũng đều biết sự việc của đạo lý này, mà lại quyết định không cần có người phản đối. Nhưng cũng nhân đây, nếu lập Tông này lại trở thành lời nói vô dụng, đa sự. Nhân vì phàm biện luận, tất nhiên phải có hai bên không thể tán đồng lẫn nhau thì mới phải lập lượng để biện luận, để mong cầu ai phải ai không phải. Nếu ở nơi sự việc nào đó, ý kiến của đại gia nhận thấy đều nhất trí thì không cần lập lượng để biện luận.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

      Như nói Tông của chỗ thiết lập có lỗi là hai bên tạo ý kiến “thành lập hoàn toàn phù hợp nhau” đây, như lập lượng nói: “Âm thanh là chỗ nghe” là hoàn toàn phạm lỗi ở chỗ thành lập phù hợp nhau mà kẻ địch và ta cả hai đều mảy may không dị nghị.

 

      B)- Tổng Kết Chín Lỗi:

 

Luận:

Nhưlà (trong 9 thứ Tợ Lập Tông trở lên có)nhiều (thứ) ngôn (từ như 5 thứ ngôn từ: hiện lượng tương vi, tỷ lượng tương vi, cho đến tự ngữ tương vi),(vì Luận Giả khi lập Tông tự)vứt bỏ tự tướng môn của các pháp, vì không dung nạp(cho)thành (lập làm Tông),(mặc dù)lập(Tông cũng) không(khiến) quả (chánh trí phát sanh), nên (gọi chung)là lỗi của Tương Tợ Lập Tông.

 

Chú Thích:

 

     “Nói nhiều như thế”:là chỉ cho mọi thứ lời nói của 9 thứ “Tợ năng lập tông”
      ở trước.

 

“Vứt bỏ tự tướng môn của các pháp”: là chỉ 5 thứ “Tợ Lập Tông” trước.  “Khiển”, Thuyết Văn Giải Tự nói rằng: là “Tống khứ”; như đưa đi. Khương Hy Tự Điển: là “điều khiển vậy; đày đi vậy” như đưa đi phòng giữ. Lại nữa, như điều đình vậy, như khiến cho sầu lo, khiến cho buồn rầu. Đại sư Ngẫu Ích nói rằng: “điều khiển vậy”. Nghĩa chung của nó là: Tống (đuổi đi), phát xuất, phóng trục (đày đi), phế khí (vứt bỏ), bài giải (điều đình), bài di (dời đổi), bài xích..v..v..... Ở đây thường giải thích là “vứt bỏ”. “Vứt bỏ tự tướng môn của các pháp”, nghĩa là Luận Giả tự mình đề cử ra các pháp làm Tông, Nhân, Dụ vân vân cho họ lập luận, lại vẫn tự mình đem những tự tướng của các pháp đây phế bỏ (Như có Tiểu Thuyết Gia của thế tục nói rằng: “Tự phế bỏ võ công). Thí dụ như nói: “Âm thanh không phải chỗ nghe”, bốn chữ “không phải chỗ nghe” đây, so cùng “tự tướng” của “Âm thanh” trái ngược nhau (nếu như “Âm thanh” không phải là chỗ nghe đây, như thế nó là gì? “Tự tướng” của nó là gì? Như thế thì “Tướng âm thanh” lại không thể biết). Lại như nói “Cái bình là thường” thì chữ “Thường” đây lại so cùng “Tự Tướng” của cái bình trái ngược nhau. Lần nữa như lập luận “Âm thanh là thường trụ”, “Thường Trụ” đây so cùng “Tự Tướng của “Âm Thanh” trái ngược nhau. Lại như nói “Xương đầu người thì thanh tịnh”, từ “Thanh Tịnh” đây so cùng “Tự Tướng” của xương đầu trái ngược nhau. Lại như nói “Mẹ tôi là Thạch Nữ”, từ “Thạch Nữ” đây so cùng “Tự Tướng” của mẹ tôi trái ngược nhau.

 

“Bất Dung Thành Cố” (Lý do không cho phép thành lập): đây là chỉ cho ba thứ “Bất Cực Thành” và một thứ sau cùng là “Tương phù cực thành”. Chữ “Dung” đây là cho phép. Ba thứ “Bất Cực Thành”, vì phía kẻ địch quyết không cho phép nói thứ pháp này, cho nên nó không cho phép thành lập làm Tông; “Tương Phù Cực Thành” là chỗ đôi bên không thể biện luận, cho nên không cần hy vọng lập Tông như thế, vì thế cũng biến thành “Tất Dung Thành”   (không cho phép thành lập).

 

“Lập vô quả cố” (Vì thành lập không kết quả): đây là nói chung phạm 9 lỗi của “Tợ Lập Tông”. “Hữu Quả” (có kết quả) đây là do trải qua “Chân Năng Lập” (năng lập chân thật), mà thường khiến người bỏ tà kiến, phát sanh chánh trí, gọi là “Hữu Quả”. Như 9 thứ “Tợ năng lập Tông” đây liền miễn cưỡng khiến nó thành lập làm Tông, và cũng không thể khiến người chiếu cố nhìn thấy chánh lý để sanh khởi chánh trí, do đó gọi là “Vô Quả” (không kết quả). Như thế đã lao lực mà lại không công, chỉ là đào vét nhiều lời trở thành nói năng hý luận, nào có lợi ích gì? Cho nên kẻ học tập Nhân Minh phải hiểu sâu nghĩa này, để khỏi sự việc vô ích, lời nói không đâu, cả mình và người điều không có lợi.

 

      “Tợ lập tông quá”: chữ “Quá” nghĩa là lỗi mất, sai lầm, La Tập Tây Dương gọi là “Hỏng mất” (Fallacy).

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

      “Như là” trong 9 thứ Tợ Lập Tông trở lên, có “nhiều” thứ “ngôn” từ, 5 thứ trước là lỗi trái ngược nhau (1- Trái ngược nhau hiện lượng, 2- Trái ngược nhau tỷ lượng, 3- Trái ngược nhau tự giáo, 4- Trái ngược nhau thế gian, 5- Trái ngược nhau tự ngữ), “là” luận giả tự mình chủ động vứt bỏ chỗ lập “Tự Tướng Môn” của “các pháp” (khiến các pháp mất tự tướng của nó) “cho nên”. có lỗi. 4 thứ sau (3 thứ Bất Cực Thành và Tương Phù Cực Thành) là do nơi không cho phép thành lập làm Tông, cho nên có lỗi. Nói trở lại, 9 thứ Tợ Lập Tông, mặc dù lập Tông, lý do  không có thể khiến quả sanh chánh trí, gọi chung là lỗi của Tương “Tợ Lập Tông”.

 

2)- TỢ NHÂN.-

 

Luận:

 

Đã nói Tợ Tông, (hôm nay đang) nói Tợ Nhân: bất thành, bất định, và cùng tương vi, gọi là Tợ Nhân.

 

Chú Thích:

 

“Tợ Nhân”: là Nhân tương tợ,không phải Nhân chân thật, nguyên vì “Nhân” của chỗ đề cử (lý do), đều không thể ủng hộ “Tông” của chỗ muốn lập nhằm để khiến “Tông” của nó được thành lập; vì lý do đó thứ Nhân đây chỉ có hình thức của “Nhân” mà thôi, đều không có nội dung và tác dụng của “Nhân”, cho nên nói là “Chi tương tợ nhân”(Tợ Nhân).

 

“Bất Thành) (không được thành lập):Chi Nhân có bốn thứ không thành;

dưới đây sẽ giải thích tường tận hơn.

     “Bất Định” (không nhất định): Chi Nhân có 6 thứ không nhất định.

“Tương Vi” (trái ngược nhau): Chi Nhân có 4 thứ trái ngược nhau.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

      Đến đây “đã nói” rõ lập “Tông” tương “tợ”, hôm nay “đang nói” chi “Nhân tương tợ”, trong nó bao quát gồm có: A- 4 thứ “bất thành”, B- 6 thứ “bất định”, C-3- “và cùng” D- 4 thứ “tương vi, gọi tên là Tướng của Chi Tương “Tợ Nhân”.

 

 

      A,- 4 Thứ Tợ Nhân Bất Thành

(bốn thứ Tợ Nhân không được thành lập):

 

Luận:

 

Bất thành có 4 thứ: 1- Lưỡng câu bất thành, 2- Tùy nhất bất thành, 3- Do dự bất thành, 4- Sở y bất thành.

 

Chú Thích:

“Bất Thành”: nghĩa là Nhân của chỗ thiết lập không được thành lập.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

Tiết mụccủa bản luận sẽ lần lược trình bày theo sau đây (dưới đây sẽ tường 

      thuật)

 

      A1/- Tợ Nhân: Lưỡng Câu Bất Thành.-

(Cả hai bên đều không được thành lập)

 

Luận:

 

      Như thành lập “Âm thanh là vô thường” vân vân, nếu như nói “vì con mắt là chỗ thấy được tánh”, cả hai (bênđịch và bên ta)đều không(được) thành(lập).

 

Chú Thích:

 

      “Như thành lập âm thanh là vô thường”: Giả thuyết lập lượng rằng: “Âm thanh là hữu pháp” (pháp có thật), dùng “vô thường” làm Tông.

 

“Vì con mắt là chỗ thấy được tánh”: lại đề cử Nhân nói rằng: “lý do vì con mắt là chỗ thấy được tánh của nó”, vì “lý do” đây mà muốn thành lập
mệnh đề (Tông) “âm thanh là vô thường”.

 

“Lưỡng câu bất thành” (Cả hai bên đều không được thành lập): chữ “Lưỡng” là song phương, chỉ cho cả hai bên đich và bên ta, đều không thể thành lập. Nguyên vì “âm thanh” quyết định không phải do con mắt là chỗ thấy được tánh của nó, đem “con mắt là chỗ thấy được tánh” lại thành lập lý do (Nhân) của “âm thanh là vô thường”, thì Nhân đây bất luận bên địch và bên ta, bất kỳ phía nào đều không thể cho phép, cho nên gọi là “lưỡng câu bất thành”.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

Thí dụ “như” có người “Thành lập {Âm thanh là vô thường]vân vân làm Tông, sau đó “nếu” đề cử Nhân nói rằng: [vì con mắt là chỗ thấy tánh]”, thì bên địch và bên ta, đôi bên “cả hai đều” không chấp nhận, cho nên “không” được “thành” lập làm Nhân,vì Nhân đây nếu được đề cử thì hoàn toàn phạm lỗi “Lưỡng câu bất thành” (cả hai bên đều không được thành lập).

 

      Thí dụ thêm cho dễ hiểu;

      Cái Nhân đề cử cả hai bên ta và bên địch đều không chấp nhận, như:

      *- Tông: Âm thanh là vô thường vân vân,

      *- Nhân: vì con mắt là chỗ thấy tánh.

      Nhân đây không thể thành lập, vì con mắt của hai bên đều không thể thấy được tánh của âm thanh, cho nên bị lỗi lưỡng câu bất thành.

 

A2/- Thùy Nhất Bất Thành.-

(Theo một bên không được thành lập).

 

Luận:

 

     “Vì (chọn lấy)chỗ tạo tánh”(làm Nhân cho Tông âm thanh vô thường), (thì) đối (nghịch)với (âm thanh thường trụ của)Thanh Hiển Luận,(cho nên Nhân đây phạm lỗi) theo một bên không(thể) thành(lập).

 

Chú Thích:

 

     “Vì chỗ tạo tánh”: đây là bày tỏ tiếp theo phía trước: vẫn thiết lập “âm thanh là vô thường” làm Tông, mà lại đề cử đề cử “do vì âm thanh là chỗ tạo tánh” làm Nhân.

 

“Đối với Thanh Hiển Luận, theo một bên không thành:Nếu chọn “vì chỗ tạo tánh” làm Nhânthì mặc dù phe nhà của mình đều chấp nhân “Nhân” này được thành, nhưng phe địch nếu là kẻ ngoại đạo Thanh Hiển Luận thì không thể chấp nhận lập nó làm “Nhân”. Nguyên vì kẻ Thanh Hiển Luận chấp tất cả tánh âm thanh đều là thường trụ, không theo một bên duyên sanh, nhưng mà tất nhiên vẫn phải đợi ngoại duyên mới có thể hiển bày phát đạt, mới có thể biểu hiện giải thích, nên gọi là Thanh Hiển Luận. Như Thành Duy Thức Luận nói rằng: “Chấp thiên lệch tất cả âm thanh thường còn, phải đợi duyên mới hiển bày phát đạt, mới có thể hiển hiện giải thích.” Du Già Sư Địa Luận cũng giải thích: “Ngoài các sư Thanh Luận phát khởi cái thấy như thế, lập luận như thế: cho Tướng âm thanh vốn có, không sanh không diệt, nhưng nhờ Số Luận tuyên bố ra thì mới được hiểu rõ, mà cho Âm Thể là thường”. Vì kẻ đối thủ Thanh Hiển Luận không chấp nhận “Âm thanh là chỗ tạo tánh”, do đó nếu đề cử nó làm Nhân, thì phạm lỗi theo “theo một bên không thành”

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

Nếu vẫn thiết lập âm thanh làm Tông của vô thường, mà đề cử: chọn lấy“chỗ tạo tánh” làm Nhân cho nó, thì đối với địch thủ của Thanh Hiển Luận mà nói, tức là phạm lỗi “Theo một bên không thể thành lập”, nguyên vì chủ yếu giáo nghĩa của kẻ Thanh Hiển Luậncho âm thanh là thường trụ, không sanh không diệt, không phải chỗ tạo tánh, đợi các duyên mới hiển bày.

 

      Thí dụ thêm cho dễ hiểu:

      Chỗ Nhân muốn lập thì phải đầy đủ hai bên cả chủ và khách đều công nhận hoặc ít nhất một bên khách công nhận mới thành mới; nhưng cái Nhân đây bên khách không công nhận nên bị lỗi theo một bên không thể thành lập, như:

      *- Tông: Âm thanh là vô thường,

      *- Nhân: Vì chỗ tạo tánh.

      Nhân đây theo phe người đề cử thì không bị lỗi, nhưng đối với phái Thanh Hiển Luận thì bị phạm lỗi Theo một bên không thể thành lập, vì phái này chấp cho âm thanh là thường trụ, không sanh diệt, không phải chỗ tạo tánh.

 

      A3/- Do Dự Không Thành.-

(Do dự nên không được thành lập).

 

Luận:

 

Nơi (chỗ xa thấy giống như)sương mù nhiều tánh(chất mà phát)khởi nghi hoặc,(nhưng) lúc đólại(chọn nó để)thành (lập Tông cho rằng: do)“Tánh” (của) “nhiều thứ”(củi cây cùng)lửa hoà hợpcó(khói sanh khởi)”,(do thấy có khói)(vọng chấp)có chỗ nói(năng, vì thế Nhân của chỗ đề cử liền phạm lỗi)do dự(không xác định nên)không(thể)thành(lập).

 

Chú Thích:

 

    “Nơi sương mù đẳng tánh khi khởi nghi hoặc”: “Sương mù” là thấy nơi xa có sương mù. “Nhiều Tánh” (đẳng tánh), tức là chỉ không nhất định là sương mù, hoặc đây là bụi bặm, hoặc hơi nước..v..v..... “khởi nghi hoặc”, nhân vì xa thấy không thể xác định, mà chỉ nghi nó có thể là khói của lửa cháy mà phát khởi.

 

“Lại thành (lập)đại chủng(nhiều loại cùng)lửahoà hợp có (khói sanh khởi)”:Chữ “Thành” là thành lập, tức là lập Tông. Nghĩa là thấy vật ở nơi chỗ xa hình dáng giống như sương mù, còn chưa có thể xác địnhlúc đó nó phải chăng là khói, lại vội vã thiết lập Tông như thế: “Nhiều loại (đại chủng)hoà hợp có lửa”. “Đại Chủng” là chỉ cho nhiều loại như: củi, cây, khói..v..v..... có chất ngại, là vật có thể đốt cháy. “Hoà hợp lửa”, nghĩa là cùng với lửa hoà hợp. Chữ “Có” nghĩa là sanh, sanh khởi. Chỉ có khói sanh khởi. Lập lượng đây cho là “lửa phát khởi ở chỗ xa” cho là Hữu Pháp (Pháp có thật); “Lửa cùng nhiều loại hoà hợp” làm Tông, “Dùng thấy khói” làm Nhân. Mặc dù “Hữu Pháp” cùng “Tông” đều có thể thành lập, nhưng vật chỗ thấy thì chưa có thể xác định là khói, vì thế không thể xác định, nếu cố ý cương quyết làm Nhân thì phạm lỗi “do dự không thành” (do dự nên không được thành lập).

 

“Do dự không thành”: trạng huống chưa có thể xác định gọi là do dự, cũng là nghĩa chưa quyết định (uncertainty). Nếu như tự mình cương quyết chọn lấy trạng huống hoặc sự vật làm “Nhân” (lý do) mà điều đó chưa có thể xác định, tức là hoàn toàn phạm lỗi chỗ đề cử Nhân có “do dự nên không thành”.

 

Nghĩa Thông Suốt:

      Nếu “nơi” chỗ xa thấy có vật bay lên giống như “Sương mù nhiều tánh” chất. Mà phát “khởi nghi hoặc” cho là khói, nhưng “lúc đó” vẫn không thể xác định, liền căn cứ “chọn nó” để  “thành” lập Tông nói rằng: do “Tánh” của “nhiều thứ” (củi cây có thể đốt cháy cùng)“lửa hoà hợp” (cùng lửa hoà hợp) khiến“có” khói sanh khởi, do vì thấy có khói, như thế “mà” vọng chấp “có chỗ” nói năng, vì thếNhân của chỗ đề cử đây liền phạm lỗi“do dự” không xác định, do đó “không” thể “thành” lập.

 

Thí dụ thêm cho rõ:

 Thấy chỗ xa có sương mù bay lên liền tưởng lầm cho là khói, nên lập luận:

     *- Tông: chỗ kia có nhiều thứ lửa hoà hợp bay lên,

      *- Nhân: vì có khói mù,

     Nhân đây nếu là khói mù thì Tôngđây có lửa. Còn như Nhân đây là sương mù thì Tông đây không có lửa. Do đó Nhân đây có thể lập ngược lại, như:

      *- Tông:Chỗ kia không có nhiều thứ lửa hoà hợp bay lên,

      *- Nhân:Vì đó là sương mù.

      Nhân đây có thể thành lập được cả hai Tông, vừa có lửa cũng được và vừa không lửa cũng được, đó là do dự không nhất định ở bên nào, nên bị lỗi không thành.

 

 

 

      A4/- Sở Y Bất Thành.-

(chỗ nương tựa không được thành lập)

 

Luận:

 

“Hư không(là) thật có, vì(nó là“đức(làm)chỗ nương tựa”(của tất cả vạn vật), (chi Nhân đây)đối (với) Vô Không Luận(mà nói), (hoàn toàn phạm lỗi) chỗ nương tựa không thành.

 

Chú Thích:

 

     “Hư không thật có, vì chỗ nương tựa của đức”:Nếu như lập Tông nói rằng: “Hư không là thật có” là thứ gì? Liền đề cử Nhân (lý do) nói rằng: “Do vì nó là đức làm chỗ nương tựa của vạn vật, nhân đây có thể biết hư không là thật có”. “Đức”là tánh năng, tác dụng, chỉ có tánh của vạn vật là năng tác dụng. Hư không xưa nay không phải là thật pháp ở ngoài tâm, cho nên không thể cho là nhất định có, hoặc nhất định không. Chỉ có một số ngoại đạo chohư không đây là “Nhất định có” (hoặc thật có); riêng có một phái ngoại đạo thì cho hư không đây là “Nhất định không”. Có luận giả đề xướng hư không là nhất định có, công nhận là tất cả pháp đều từ hư không mà sanh, hư không bao hàm tất cả đức năng, tác dụng của vạn vật. Đạo Nho Trung Thổ cũng có lý luận như thế. Thí dụ như theo Lão Tử, “30 căm xe cộng thành một trục bánh xe, đương nhiênbánh xe là không, có xe để dùng; một vùng đất rộng lớn bằng một vạn vạn trồng cây để làm đồ, đương nhiênđồ là không, có đồ để dùng; đục cửa sổ để làm nhà, đương nhiên nhà là không, có nhà để dùng” (Lão Tử Đạo Đức Kinh, chương thứ 11) tức hư không là năng sanh, Luận có công dụng, so cùng ngoại đạo trời tây kia giống nhau. Lại nữa Nho, Đạo và Kinh Dịch đều nói: khi trời đất mới tạo, vạn vật mới mở, một mảnh (hỗn độn), như Lão Tử nói: “là vật của đạo, chỉ phảng phất chỉ lờ mờ, giống như khác nào trong nó có tượng, giống như khác nào trong đó có vật, sâu vắng tối tâm trong nó có tinh thần.” (Lão Tử Đạo Đức Kinh chương thứ 21), lại nói rằng: “Đạo sanh một, một sanh hai, hai sanh ba, ba sanh vạn vật” (Đạo Đức Kinh chương thứ 42). Đây tức là chỗ Kinh Dịch nói: Từ  “Vô Cực sanh Thái Cực, Thái Cực sanh Lưỡng Nghi (âm dương), Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng”. Vạn vật ở nơi đó sanh sôi nảy nở hưng thịnh. Lão Tử lại nói rằng: “vật của thiên hạ sanh nơi có, có sanh nơi không” (Đạo Đức Kinh chương 40). Suy cứu cho cùng mà nói, tức là ngồn gốc của Nho Đạo điều cho là “nhân không sanhLuận” (tất cả từ nơi “không” mà sanh), đúng là “trong không sanh có”! Cho nên biết Kinh Dịch và ngồn gốc của Nho Đạo đều giống nhau với “Nhân không sanh luận” của ngoại đạo Tây Thiên kia.

 

      “Đối với Vô Không Luận, sở y không thành”:“Đối” là đối......... mà nói. “Vô Không Luận”, tức là Luận không có cái không” do bậc tiền bối chấp “Không” cho là nhất “định không”, theo chánh lý của Phật nói, đây lại rơi xuống nơi riêng một mặt, nhân vì hư không mặc dù không tướng, không có thể, không thể xúc chạm sờ mó, nhưng tướng phần của tám Thức chỗ hiện tướng ngoan không (tướng không vô minh) cũng không phải hoàn toàn là không, cho nên ngoại đạo kia nơi tướng của “Duy Thức sở hiện”lại chấp cho là có cho là không, như người chấp “Không Hoa” giống như có giống như không, đều là người mê. Đối với kẻ ngoại đạo “Vô Không Luận” mà nói, nếu thiết lập “hư không là chỗ nương tựa tánh tác dụng của tất cả vạn vật” làm Nhân, ý định để chứng minh Tông của “hư không là thật có”, thì hoàn toàn bị phạm lỗi của “chỗ nương tựa không thành”. Nhân vì “Vô Không Luận đây” có thể như thế mà phản bác nói rằng: “do không có mọi vật” nên gọi là hư không; tức là bản thân hư không đã không có, thế nào có thể làm chỗ nương tựa của vật khác?” Vì thế Nhân của “chỗ nương tựa” đây không được thành lập.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

      Nếu có người lập Tông nói rằng: “hư không” laø “thật có”, mà đề cử Nhân rằng: do vì nó là “đức” (tánh năng, tác dụng)“chỗ nương tựa” của tất cả vạn vật,do đó mà suy ra chứng biết hư không nhất định là thật có. Nhưng chi Nhân đây, “đối (với) Vô Không Luận” mà nói, vẫn là hoàn toàn phạm lỗi “chỗ nương tựa không thành”.

 

Thí dụ thêm cho rõ:

      Chỗ sở y (chỗ nương tựa) của mình mà tôn giáo khác không công nhận thì cũng bị lỗi chỗ sở y không thành, như:

      *- Tông: Hư không là thật có,

      *- Nhân: Vì nó là Đức chỗ nương tựa của vạn vật.

      Nhân đây đối với phái Vô Không Luận họ không công nhận Hư Không Là Thật Có cho nên bị lỗi sở y không thành.

 

      B,- 6 Thứ Tợ Nhân của Bất Định.-

(6 thứ Tợ Nhân của Không Nhất Định)

 

Luận:

 

      Bất định có sáu: 1- Cộng, 2- Bất Cộng, 3- Đồng Phẩm một phần chuyển Dị Phẩm biến chuyển, 4- Dị Phẩm một phần chuyển Đồng Phẩm biến chuyển, 5- Câu Phẩm một phần chuyển, 6- Tương Vi quyết định.

 

Chú Thích:

 

      “Cộng” đây tức là Tợ Nhân của Cộng Bất Định. Nghĩa là nó chính là phản lại luận đề mà lại đem nó “cộng chung” và tạo cho nó “Chi Nhân” (“Nhân” đây, đã có thể dùng đến để ủng hộ phía Giáp và cũng có thể ủng hộ phía Ất), do đó Chi Nhân đây hình thành một thứ tánh “bất định”, gọi là “cộng bất cộng” (hai thứ bất định của một cộng dụng), mà không thể mặc tình dùng đến để tạo chân chánh cho Chi Nhân (lý do) của một phía nào.

(Nói cho rõ hơn: Chủ yếu ở chỗ vì Cái Nhân nay liên quan cả Đồng Dụ và Dị Dụ nên bị lỗi bất định)

 

“Bất cộng”:không cộng không định. Nghĩa là nó chính phản lại hai luận đề đều không cùng Nhân (hai phía đều không thể dùng nó), do đó Nhân đây trở thành Nhân Do Dự thì cố nhiên thứ Nhân này cũng không được thành lập.

(Nói cho rõ hơn: Chủ yếu ở chỗ cái Nhân này không liên quan với Đồng Dụ và Dị Dụ nên bị lỗi bất cộng).

“Đồng Phẩm một phần chuyển, Dị Phẩm biến chuyển”: Bất định thứ ba đây và phía dưới hai thứ: “Dị Phẩm một phần chuyển, Đồng Phẩm chuyển biến”, “Câu Đồng Phẩm một phần chuyển”, nghĩa là “Chi Nhân” đây đối vớihai luận đề chính phản lại mà nói, có chỗ chồng lên nhau, chỉ là hai bên tạo chỗbao gồm thành phần của cái lọng có chỗ sai biệt nhiều ít mà thôi.

(Nói cho rõ hơn: Đồng Phẩm đối với Nhân thì có một phần quan hệ, còn Dị Phẩm thì quan hệ hoàn toàn).

 

“Quyết định tương vi”: chỉ vìNhân đây phản lại hai Tông chính trái ngược nhau, cho nên không trao đổi gom lại, mà khiến “Nhân” trở thành bất định.

(Nói cho rõ hơn:Đồng Phẩm đối với Nhân thì quan hệ hoàn toàn, còn Dị Phẩm đối với Nhân thì chỉ quan hệ một phần).

 

Nghĩa Thông Suốt:

     Tiết mục căn bản sẽ tóm tắt tiếp theo (do văn sau sẽ nói rõ).

 

B1/- Tợ Nhân: Cộng Bất Định.

(hai bên tạo nhân chung nhau dùng cho nên trở thành bất định)

 

Luận:

 

      Trong đây(chỗ gọi là) cộng (chung cùng một nhân bất định)đó, như (lập lượng)nói: “Âm thanhlà thường”(Tông), (dùng nó làm) tánh có thể đo lường”,vì (cho âm thanh là thường); (nhưng dùng)thường cùng vô thường (Tông của hai)phẩm(đây) đều (có thể)cộng(chungcùngmột)Nhân đây(làm chỗ tạo tánh),là vì(Nhân của chỗ tạo tánh cho nên trở thành là tánh)bất định,(vì không biết nênchọn lấy Thường hoặcVô Thường).(Cuối cùng) lànhư cái bình vân vân, vìcó thể đo lường tánh (của vật vô thường, nhân đó lại nói) âm thanh là vô thường? Là như hư không vân vân, vì có thể đo lường tánh(của vật thường tánh,nhân đólại nói) âm thanhcó lẽ làthường?

 

Chú Thích:

 

     “Trong đây(chỗ gọi là)cộng”: trong đây chỗ gọi “cộng” nhân bất định đó. “Cộng”,chính là phản lại hai lập luận đều có thể chung nhau cùng một Nhân này để giữ lấy lập luận của phía mình, nhưng mà chi “Nhân” đây lại thành tánh bất định, nguyên vì nó đã có thể giữ lấy lập luận của phía mình mà lại cũng có thể giữ lấy lập luận của kẻ địch, tánh của nó lại thành bất định, mà không thể chân chánh trở thành “chi Nhân” cho bất cứ phương nào.

 

“Âm thanh có lẽ là thường, vì có thể đo lường tánh”:Nếu lập “Âm thanh là thường” để làm Tông, mà lại đề cử nói rằng “do vì âm thanh là tánh của chỗ đo lường”. Chữ “Lượng” nghĩa là đo lường, trắc lượng. “Chỗ đo lường tánh”, tức là có thể dùng đo lường, miêu tả thuật lại, giải bày ra ngoài, như dùng lớn nhỏ, cao thấp, cho đến bức chấn xa gần truyền lại..v..v...... lại đo lường, giải bày ra ngoài hình tướng của âm thanh.Âm thanh thành thực dĩ nhiên là cụ thể có khả năng đo lường tánh của nó, nhưng mà tánh có thể đo lường đây, lại không thể mang đến chứng minh âm thanh là thường hoặc vô thường;nào vả lại vậtcó thể đo lường mà lại có thể là thường và cũng có thể là vô thường, cho nên hai Tông thường cùng vô thường đây đều có thể chung nhau cùng mộtnhân của “tánh có thể đo lường”, vì thế  “Nhân”  đây nơi lập luận chính phản lại hai phía liền thành Nhân của “chung nhau có”, do đó lập trường của nólại trở thành “chân giẫm hai thuyền” (nghĩa là chân trong chân ngoài) mà lại trở thành bất định, Nhân đây phản lại mà không thể thành lập để giữ lấy “Chi Nhân” của bất cứ một phía luận chứng nào.

 

“Là như hư không vân vân, vì có thể đo lường tánh, lại nói âm thanh có lẽ là thường”: chữ “Không” là hư không, tức là không gian; không gian cũng có lớn nhỏ, cho nên trên lý luận nói, không gian không luận lớn ra sao, lại là có thể đo lường được. “có lẽ thường” chữ “có lẽ” là hư tự, không nghĩa. Đây nghĩa là: hoặc vì (lại là)như hư không vân vân, vì có thể đo lường tánh của “vật thường tánh”,  nhân đây nó nói “âm thanh là thường” hay sao?

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

“Trong đây” chỗ gọi “cộng”chung cùng nhân bất định “đây, như” lập lượng “nói: âm thanh”“thường” (Tông); vì nó là “tánh có thể đo lường”, “cho nên” âm thanh là thường (Nhân). Nhưng mà, do Tông của hai “phẩm” “thường” cùng “vô thường” “đều” có thể “cộng” chung cùng sử dụng “Nhân” đây làm chỗ tạo tánh, “là vì” Nhân của chỗ thiết lập trở thành là tánh “bất định”,cuối cùngkhông biết nó cần giữ lấy thường hay là vô thường. Đến cùng đích thực nó lại nói tánh có thể đo lường “là như cái bình vân vân”, “vì tánh có thể đo lường” của vật vô thường, rồi nhân đây nó tại sao lại nói “âm thanh là vô thường”?Hoặc “là như” “không vân vân”, “vì tánh có thể đo lường” của vật tánh thường, nhân đây nó tại sao nói “âm thanh có lẽ là thường”? (âm thanh là thường)

 

Thí dụ thêm cho dễ hiểu:

      Cái Nhân này có liên quan đến Đồng Dụ và Dị Dụ của Tông Thường và Tông vô thường nên bị lỗi bất định, như:

 

      1,- Lập luậnvề Tông thường:

*- Tông: Âm thanh là thường,

      *- Nhân:Vì nó là tánh có thể đo lường,

      *- Đồng Dụ:Như hư không vân vân, vì tánh có thể đo lường vật 

                           thường tánh.

      *- Dị Dụ: Như cái bình vân vân, vì tánh có thể đo lường của vật vô thường.

 

2,- Lập luận ngược lại về Tông vô thường:

      *- Tông: Âm thanh là vô thường,

      *- Nhân: vì nó là tánh có thể đo lường,

      *Đồng Du: Như cái bình vân vân, vì tánh có thể đo lường của vật vô thường,

     *- Dị Dụ: Như hư không vân vân, vì thánh có thể đo lường vật thường

tánh.

Chi Nhân đâybởi quan hệ cả Đồng Dụ và Dị Dụ ở nơi “Vì tánh có thể đo lường”, cho nên có thể biện chứng lập trường của cả Tông Thường và Tông vô thường, do đó bị lỗi ở vị trí không nhất định (bất định) bên nào, nên không thể thành lập.

 

 

B2/- Tợ Nhân: Bất Cộng Bất Định.-

(Hai Nhân tạo lập đây đều không

cộng chung nhau cho nên trở thành bất định).

 

Luận:

 

(Chỗ)gọi bất cộng(không dùng chung) đây, như (lập lượng)nói: “Âm thanh là thường(trụ “Tông”), vì (nó là)tánh có thể nghe”(Nhân), (nhưng mà) thường cùng vô thường (hai) phẩm đều ly cách khỏi Nhân đây(đều không nương nơi Nhân đây); vì ngoài thường cùng vô thường ra không có cái nào khác, đây là nhân do dự, tánh có thể nghe đây nó do dự như thế nào?

 

Chú Thích:

 

     “Âm thanh là thường (trụ), vì (nó là) tánh có thể nghe”:Như lập “âm thanh là thường” làm Tông; đề cử Nhân nói rằng: “vì nó là tánh có thể nghe”.

 

(Hai) phẩm thường cùng vô thường đều ly cách khỏi Nhân đây”:“Thường cùng vô thường phẩm”, nghĩa là hai phẩm thường và vô thường. “Ly” là không nương tựa, không y chỉ Nhân đây; “ly cách Nhân đây”, nghĩa là không nương tựa đây làm Nhân, cũng tức là cùng Nhân đây không quan hệ, đều không dùng đến Nhân đây. Cũng tức là “tánh có thể nghe” cùng thường hoặc vô thường đều không quan hệ; cho nên “tánh có thể nghe” đều không thể dùng đến để chứng minh âm thanh là thường hoặc vô thường. Hai Tông đây chính phản lại “Thường” cùng “Vô Thường”, đều “không dùng chung với Nhân đây”.

 

“Vì ngoài thường cùng vô thường ra không có cái nào khác”:Nhưng mà tất cả trong thế gian, trừ ngoài pháp thường cùng pháp vô thường ra, lại không có vật nào khác, không có pháp riêng biệt.

 

“Là Nhân do dự”:“do dự” tức là không nhất định, không xác định. Do đây “tánh có thể nghe” đã không được thành lập làm Nhân của “Tông Thường”, cũng không thể thành lập làm Nhân của “Tông vô thường”, Nhân đây nó ở khoảng cách của “Tánh Thường” cùng “Tánh Vô Thường”, lại không thể nói chính xác là thuộc nơi một thứ nào, do đó nó thuộc tánh (Attribute) bất định, cho nên thành lập làm riêng một thứ Nhân của tánh do dự.

 

      “Tánh có thể nghe đây, nó do dự như thế nào”:“Do dự” nghĩa là do dự như hình tượng. “Cái gì” vật gì, giống gì đó, được gọi là “tánh có thể nghe”,đây nói cho cùng “là giống gì đó đây”được gọi? Cũng tức là nó đã không phải là thuộc “Tánh thường”, cũng không thuộc “Tánh vô thường”, như thế rốt cuộcnó là thuộc về tánh gì? Chẳng lẽ thế gian lại có thứ vật “không phải thường và không phải vô thường, hoặc vật “cũng thường và cũng vô thường” hay sao?Tánh của “tánh có thể nghe” như thế không thể xác định ranh giới, tức là “bất định”; lại không thuộc một pháp nào, chính là “bất cộng” (không thể dùng chung), vì “tánh có thể nghe” là “Nhân bất cộng bất định” (chính là phản lại hai phía đều thuộc về Nhân không xác định cho nên không thể dùng chung)

 

Nghĩa Thông Suốt:

Chỗ “gọi bất cộng”Nhân bất định “đây, như”lập lượng “nói: Âm thanh” “thường” trụ (Tông); vì do nó là “tánh có thể nghe”(Nhân). Nhưng mà “Thường” cùng “Vô Thường” hai “phẩm đều ly cách Nhân đây” (đều không nương tực Nhân đây, cùng Nhân đây không quan hệ), vả lại tất cả pháp trong thế gian có lẽ ngoại trừ pháp “thường” cùng pháp “vô thường”,“ngoài ra” “không có” bất cứ pháp nàokhác, “là” vì tánh có thể nghe liền trở thành một thứ“Nhân do dự” không thật;tánh quan hệ nơi “tánh có thể nghe đây”, nó “do dự như thế nào?” (nó rốt cuộc là tánh chất gì?), nó cuối cùng là thường hay vô thường, hoặc không phải thường không phải không thường..v..v.......,cảnh đây không thể nói,cho nên chính nó trở thành phản lại hai phía đều không thể dùng chung một Nhân thuộc tánh bất định.

 

      Thí dụ thêm cho dễ hiểu:

Nhân đây thuộc loại Do Dự vì không hợp tác với Tông thường và vô thường nên bị lỗi là bất cộng, đồng thời Nhân đâykhông quan hệ với Đồng Phẩm (Đồng Dụ) và Dị Phẩm (Dị Dụ) nên bị lỗi là bất định:

 

      1, Nhân thuộc loại Do Dự bất cộng (không cộng tác) như:

      *- Tông: Âm thanh là thường trụ,

      *- Nhân: vì nó là tánh có thể nghe (tai có thể nghe)

      *- Đồng Phẩm Dụ: Như hư không (tánh của nó tai không thể nghe)

      *- Dị Phẩm Dụ: Như cỏ cây (tánh của nó tai không thể nghe)

      Tánh thường trụ của âm thanh thì không thể nghe được, nhưng Nhân thì cho rằng vì nó là tánh có thể nghe, do đó Nhân đây không hợp tác với Tông thường trụ của Âm thanh nên bị lỗi bất cộng. Chẳng những thế Nhân này không liên quan với Đồng Phẩm Dụ và Dị Phẩm Dụ vì hai tánh đây cũng không thể nghe nên bị lỗi bất định.

 

      2, Nhân thuộc loại bất định như:

      *- Tông: Âm thanh là vô thường,

      *- Nhân: vì nó là tánh có thể nghe

      *- Đồng Phẩm Dụ: như cỏ cây (vô thường)

      *- Dị Phẩm Dụ: Như hư không (thường trụ)

 

      Cũng như trên tánh vô thường của âm thanh thì không thể nghe, nhưng Nhân đây cho là có thể nghe tánh (lỗi bất cộng).  Cho đến tánh vô thường của cỏ cây (Đồng Phẩm Dụ) và tánh thường trụ của hư không (Dị Phẩm Dụ) thì cũng không thể nghe mà Nhân đây cho là có thể nghe nên bị lỗi bất định.

 

 

B3/- Tợ Nhân: Nhân Bất Định Nơi Trong Đồng Phẩm Một

Phần Chuyển, Mà Nơi Trong Dị Phẩm Biến Chuyển.

 

Luận:

 

      Đồng Phẩm(Dụ) một phần chuyển(tác dụng) Dị Phẩm (Dụ hoàn toàn)biến chuyển(tác dụng) đây, như nói: “Âm thanh không phải chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát sanh(làm Tông), (do)(nó là)tánh vô thường”. Trong đây “không phải chuyên cần dũng mãnh mới có thể phát sanh” Tông, do điện và hư không vân vân là Đồng Phẩm(Dụ) của nó. Tánh vô thường đây nơi điện vân vân thì có(tác dụng), nơi hư không vân vân thì không(tác dụng).

 

“Không phải chuyên cần dũng mãnh mới có thể phát sanh” Tông, dùng cái bình vân vân làm Dị Phẩm, nơi kia(nơi cái bình)có biến chuyển(hoàn toàn tác dụng), vì Nhân đây dùng điện, dùng cái bình làm Đồng Phẩm(Dụ), cũng là bất định. Vì như cái bình vân vân làvô thường,(mà âm thanh) kia làchuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát sanh? Vì như điện vân vân làtánh vô thường, (mà âm thanh)kiakhông phải chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát sanh?

 

Chú Thích:

 

      “Âm thanh không phải chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát sanh, vì tánh vô thường”:giả như lập lượng rằng: “Âm thanh là pháp có” thật, mà “không phải do chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát sanh” làm Tông; đề cử Nhân nói rằng: “do vì nó là tánh vô thường”.

 

“Đồng Phẩm một phần chuyển Dị Phẩm chuyển biến”:“một phần” là một bộ phận hoặc một nửa. “chuyển” là vận chuyển, vận tác, tác dụng (function, work, operate, fit into). “biến” là hoàn toàn. Nghĩa là Nhân của “tánh vô thường” đây, đối với pháp thuộc loại Đồng Phẩm chỉ có “một bộ phận” có thể tác dụng; mà đối với pháp thuộc loại Dị Phẩm đều “hoàn toàn” có thể hợp nhau, có thể tác dụng; nhưng mà “Nhân” đây lại do dự nơi giữa hai lập luận chính là phản lại nhau, không thể nhất định là giữ lấy một phía chi nào, cho nhên có lỗi bất định.

 

      “Không phải chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát sanh”: “không phải chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn”, nghĩa là không phải là người nổ lực không gián đoạn, hoặc thiên nhiên tác dụng không gián đoạn.“có thể phát sanh” nghĩa là có thể thành tựu.

 

“Do điện, hư không vân vân là Đồng Phẩn của nó”: “Đồng Phẩm” là Đồng Phẩm Dụ. Nguyên vì không phải là chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mói có thể thành tựu, Nhân đây đang dùng điện hoặc hư không..v..v..... là Đồng Phẩm Dụ của nó, mà đề cử nói rằng: “Đồng Dụ như điện, hư không”. Nguyên vì “điện” là bỗng nhiên, thời gian sát na phát sanh, cho nên không phải là do chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát sanh. Mà “hư không” là không phải tánh có thể tạo tác, cho nên cũng không phải chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn có thể phát sanh. Nguyên vì điện cùng hư không đây đều có thể trở thành là Đồng Phẩm Dụ của nó.

 

“Tánh vô thường đây, nơi điện vân vân thì có, nơi hư không vân vân thì không”: Tuy nhiên điện cùng hư không đều có thể thích hợp nơi Tông của “không phải chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới thó thể phát sanh”, mà được cho là Đồng Phẩm Dụ của chúng nó. Nhưng mà đối với chi Nhân (vì tánh vô thường), thì điện là vô thường, nên có “tánh vô thường”; chỉ hư không thì không có “tánh vô thường”; Do đó nói: Chi Nhân đây (tánh vô thường) ở trong Đồng Phẩm Dụ, chỉ có một bộ phận có thể cho là thích hợp nhau (vận tác) --- “Đồng Phẩm một phần chuyển”.

 

      “Không phải chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn có thể phát sanh ra Tông, dùng cái bình vân vân làm Dị Phẩm”:Tông “không phải chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn có thể phát sanh” đây, đang dùng Dụ cái bình vân vân làm Dị Phẩm của nó, mà đề cử Dụ nói rằng: “Dị Dụ như cái bình vân vân”.Nguyên vì cái bình chính xác là “chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát sanh” (phải nhờ sức của con người không gián đoạn dùng đất chế tạo mới có thể thành tựu, cho nên phải là chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát sanh), vì thế cho nên “không chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn có thể phát sanh” Tông không phải loại Đồng Phẩm, nhưng mà “cái bình” có thể dùng làm thành “Dị Phẩm Dụ” của Tông này.

 

      “Nơi kia hoàn toàn có”:đây là lời nói của luận văn lược bớt, mà Nhân của “tánh vô thường” nơi cái bình kia vân vân là vật “hoàn toàn có” (cái bình vân vân hoàn toàn có tánh vô thường),cũng tức là cái bình vân vân là vật có tánh vô thường (là tánh vô thường). Nhân đây, cái bình đối với “Nhân vô thường” lại giảng cũng là Đồng Phẩm (do vì cái bình cũng là vô thường).

      “Vì Nhân đây dùng điện, dùng cái bình là Đồng Pháp (pháp giống nhau), cho nên cũng là Bất Định”:“Nhân đây”, là Chi Nhân của vô thường đây, đã dùng “điện” làm Đồng Pháp Dụ (như trong văn trên đã nói), nay lại dùng “cái bình” làm Đồng Pháp Dụ. Nhưng điện thì “không phải tánh chuyên cần dũng mãnh”, mà cái bình lại là “tánh chuyên cần dũng mãnh” (chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể tạo thành), nhân đây “Nhân vô thường” đây cũng biến thành nơi trong Chi Dụ của hai tánh chất phản lại nhau (điện cùng cái bình), đều có thể tác dụng, nơi Nhân đây tức là biến thành “Nhân Bất Định” (Nhân của tánh bất định)

 

“Như cái bình vân vân vì tánh vô thường, kia là chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn có thể phát sanh”: như hôm nay Luận giảphủ định sự dùng đến tánh vô thường cho “Dị Dụ như cái bình vân vân”, mà hôm nay “âm thanh” kia sao lại thành là “chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát ra” Tông? (Nếu như thế, thì so cùng Tông của xưa nay thiết lập trái ngược với nhau).

 

“Là như điện vân vân vì tánh vô thường, kia không phải chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới cỏ thể phát sanh”: Lại là cần nói vì tánh vô thường “như điện của Đồng Dụ vân vân”, mà thành lập Tông của “âm thanh kia không phải chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát sanh”?

 

Chú Thích:

 

      Khuyết điểm của Nhân “bất định” đây xuất hiện ở nơi: phàm Nhân có thể đề cử, đối với “Tông” và “Dụ”ở nơi đầu thì phải giống nhau, cũng tức là “Nhân” đây nếu đối với “Tông” là Đồng Phẩm, đối với “Dụ” cũng phải là Đồng Phẩm, lại đều phải “hoàn toàn”, tức là hoàn toàn phù hợp; không thể có đồng thời xuất hiện “một phần tác dụng” và “hoàn toàn tác dụng”, cũng không thể đồng thời đối với Đồng Phẩm có thể tác dụng, đối với Dị Phẩm cũng có thể tác dụng; như là các tình hình nói trên, đều có thể khiến chi Nhân đây biến thành “Nhân bất định”.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

Chỗ nói Chi Nhân là “Đồng Phẩm một phần chuyển (tác dụng) Dị Phẩm biến chuyển (hoàn toàn tác tụng) đây, như” có người lập lượng “nói: âm thanh” là pháp có thật, mà lập “không phải chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát sanh” làm Tông, đề cử Nhân nói rằng: do vì nó là “tánh vô thường”.Mà“Tông” của “không phải chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát sanh” “trong” lập lượng “đây”, đang “dùng điện” hoặc “hư không vân vân làm Đồng Phẩm” Duï, nhưng Nhân của “tánh vô thường đây ở nơi điện vân vân”thì “có”(Nhân Điện là tánh vô thường), “ở nơi hư không vân vân” thì “không” (Nhân hư không không phải tánh vô thường), cho nên Nhân vô thường đây khoảng cách của hai Đồng Phẩm Dụ nơi điện và hư không trở thành một phần tác dụng (tác dụng một nửa) của Nhân bất định.

 

      Lại nữa, “không phải chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn có thể phát sanh Tông” đây, đang “dùng cái bình vân vân” là vật ‘làm Dị Phẩm Dụ” của nó, mà Nhân vô thường “nơi” cái bình vân vân Dị Dụ “kia” “hoàn toàn có” (tức là cái bình vân vân hoàn toàn là tánh vô thường), như thế lại một lần nữa, “Nhân” vô thường “đây” đã “dùng điện” làm đồng pháp, lại “dùng cái bình làm đồng pháp, cũng là” có lỗi “bất định”. Thử hỏi: ý của luận giả đây, Tông của ông “là như cái bình vân vân” thuộc Dị Dụ là “tánh vô thường”, mà sao lại lập âm thanh “kia là chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát ra”Tông? Hoặc “là như Điện vân vân” thuộc Đồng Dị là “tánh vô thường”, mà sao lại lập âm thanh “kia không phải chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát ra” Tông?

 

Thí dụ thêm cho rõ:

      Nhân đây đối với Đồng Phẩm Dụ thì có một phần tác dụng quan hệ, nhưng đối với Dị Phẩm Dụ thì tác dụng quan hệ hoàn toàn, như:

 

      *- Tông:Âm thanh không phải chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn

mới có thể phát sanh,

      *- Nhân:Vì nó là tánh vô thường,

      *- Đồng Phẩm Dụ: Như điện và hư không,

      *- Dị Phẩm Dụ:Như cái bình.

 

    Nhân đây là biện minh âm thanh vô thường cho Tông, nhưng đối Đồng Phẩm Dụ thì có một phần chuyển (một phần tác dụng quan hệ) vô thường của điện và một phần không chuyển (một phần không tác dụng quan hệ) thường trụ của hư không. Do đó Nhân đây đối với Đồng Phẩm Dụ là vô thường hay thường trụ không nhất định, nên bị lỗi bất định.

 

      Còn Dị Phẩm Dụ, Nhân đây hoàn toàn chuyển biến tác dụng quan hệ tánh vô thường của cái bình.

 

 

B4/- Tợ Nhân:

Nhân Bất Định Nơi Trong Dị Phẩm Dụ MộtPhầnChuyển

Mà Nơi Trong Đồng Phẩm Dụ Hoàn Toàn Chuyển.

 

Luận:

 

      Dị Phẩm một phần chuyển, Đồng Phẩn hoàn toàn chuyển đây, như lập Tông nói rằng: “Âm thanh thì chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát sanh, vì tánh vô thường”. “Chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát sanh” Tông, dùng cái bình vân vân làm Đồng Phẩm, tánh của nó vô thường, nơi đây hoàn toàn có. Dùng điện, hư không vân vân làm Dị Phẩm, nơi kia một phần điện vân vân thì có, hư không vân vân thì không, vì thế như trước cũng là bất định.

 

Chú Thích:

 

    “Dị Phẩm một phần chuyển Đồng Phẩm hoàn toàn chuyển”:Nhân của chỗ thiết lập nơi trong Dị Phẩm Dụ có một nửa (một phần) là có thể tác dụng (một phần chuyển), nơi trong Đồng Phẩm Dụ đều hoàn toàn có thể tác dụng (hoàn toàn chuyển).

 

“Âm thanh là chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát sanh, vì tánh vô thường”: lập lượng nói rằng: “Âm thanh” là pháp có thật, thiết lập “chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát sanh” làm Tông, đề cử Nhân nói rằng: “do vì tánh của nó là vô thường”.

 

“Dùng cái bình vân vân làm Đồng Phẩm”:nghĩa là “chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát sanh Tông” đây, như dùng cái bình vân vân làm Đồng Phẩm Dụ của nó (nhân vì cái bình là chỗ tác dụng từ nơi chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn).

 

“Tánh nó vô thường, nơi đây hoàn toàn có”:“đây” là chỉ cho cái bình. Nghĩa là tánh vô thường của Chi Nhân, nơi Dụ cái bình đây (Đồng Phẩm Dụ) là hoành toàn có (do tánh của cái bình đây hoàn toàn là vô thường).

 

“Dùng điện và hư không không làm Dị Phẩm”:nghĩa là “chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn có thể phát sanh”Tông đây lại dùng điện và hư không vân vân làm Dị Phẩm Dụ, nguyên vì điện và hư không vân vân đều là không phải chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn là chỗ tạo tác để thành Dị Phẩm Dụcủa Tông này.

 

“Nơi kia một phần điện vân vân thì có”:Nghĩa là tánh vô thường nơi trong Dụ kia, nó một nửa, điện vân vân là có tánh vô thường.

“Hư không vân vân là không”: nhưng ở nơi hư không đây một nửa (một phần) mà nói, lại là không có tánh vô thường. Nhân đây cũng trở thành “Nhân bất định”.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

      Chỗ nói nơi “Dị Phẩm một phần chuyển”mà nơi Nhân bất định của “Đồng Phẩm hoàn toàn chuyển đây, như” có người “lập Tông nói: âm thanh” là pháp có thật, lập “chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát sanh” làm Tông, đề cử Nhân nói rằng: do vì nó là “Tánh vô thường”. “Chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát sanh Tông” đây quan hệ nơi “dùng cái bình vân vân làm Đồng Phẩm” Dụ của nó (do vì cái bình cũng là chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới tạo tác ra nó). Vả lại “Tánh vô thường” của Chi Nhân “nó, nơi” Dụ cái bình của Đồng Phẩm “đây” thì “hoàn toàn” có (do vì cái bình cũng là tánh vô thường). Nhưng mà chuyên cần dũng mãnh không gián goạn mới có thể phát sanh lại là “dùng điện, hư không vân vân làm Đồng Phẩm” Dụ (Nguyên nhân điện và hư không đều không phải chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát sanh tánh, vì là Pháp Dị Phẩm), mà tánh vô thường của Chi Nhân nó “nơi” trong Dị Phẩm Dụ “kia một phần” (một nửa) “điện vân vân thì có” (vì điện là tánh vô thường), nhưng nơi “hư không vân vân” lại “là không” (vì hư không không có tánh vô thường), nguyên do tánh vô thường ở trong Dị Dụ của Chi Nhân đây, lại có một nửa có thể chuyển, một nửa không thể chuyển,”là vì” Chi Nhân đây “như trước” có lỗi “bất định”.

 

      Thí dụ thêm cho rõ:

      Nhân đây đối với Đồng Phẩm Dụ thì chuyển biến hoàn toàn, còn đối với Dị Phẩn Dụ thì một phần chuyển biến và một phần không chuyển biết, như:

 

      *- Tông: Âm thanh thì chuyên cần dũng mãnh không gián đoạnmới có thể 

                     phát sanh,

      *- Nhân: vì tánh vô thường,

      *- Đồng Phẩm Dụ: như cái bình,

*- Dị Phẩm Dụ: như điện và hư không.

 

      Nhân đây là biện minh tánh vô thường của Tông âm thanh, nhưng đối với cái bình cũng là tánh vô thường. Còn đối với Dị Phẩm Dụ, Nhân đây có một nửa tác dụng quan hệ với điện và một nửa không tác dụng quan hệ với hư không nên bị bất định. Do đó Nhân đây đối với Dị Phẩm Dụ là vô thường hay thường trụ không nhất định, nên bị lỗi bất định.

 

 

B5/- Tợ Nhân:

Nhân Bất Định Nơi Trong Câu (cả hai) Phẩm Dụ

Đều Có Một Phần Chuyển.-

 

Luận:

 

      Câu (cả hai) Phẩm một phần chuyển đây, như nói: “Âm thanh là thường, vì không chất ngại.” Trong Tông đây, dùng hư không, cực vi làm Đồng Phẩm, tánh không chất ngại nơi hư không vân vân thì có, nơi cực vi vân vân thì không; dùng cái bình, niềm vui vân vân làm Dị Phẩm, nơi niềm vui vân vân thì có, nơi cái bình vân vân thì không; vì thế Nhân đây dùng niềm vui, dùng hư không làm Đồng Pháp, cũng gọi là bất định.

 

Chú Thích:

      “Câu Phẩm một phần chuyển”: “Câu Phẩm”, nghĩa là Đồng Phẩm Dụ cùng Dị Phẩm Dụ cả hai mỗi loại đều có một phần chuyển, một phần không chuyển (một nửa chuyển, một nửa không chuyển). Như trên đã nói, nếu chỗ thiết lập là cần chân năng lập thì tất nhiên phải là “Đồng Phẩm nhất định có, Dị Phẩm nhất định không” (Đồng Phẩm hoàn toàn chuyển, Đị Phẩm không chuyển). Hiện tại Đồng Phẩm chỉ một phần chuyển, vì thế không phải là hoàn toàn chuyển(nhất định có); còn Dị Phẩm cũng một phần chuyển, mà không phải là hoàn toàn không (không chuyển), cho nên Chi Nhân đây liền băng qua Đồng Dị hai phẩm không thể xác định, do đó có lỗi Nhân bất định.

 

      “Âm thanh thì thường, vì không chất ngại”: như lập luận nói rằng” “Âm thanh là pháp có thật, dùng đang trụ làm Tông”, mà thiết lập Nhân nói rằng: do vì nó không có chất ngại”.

 

“Trong Tông đây là thường, dùng hư không, cực vi làm Đồng Phẩm”:Tông “thường” của chỗ này đương dùng hư không cùng cực vi làm Đồng Phẩm Dụ. Nguyên vì thiết lập Tông này tất nhiên phải là Thanh Luận của ngoại đạo, bọn ngoại đạo đây quan hệ chấp hư không cùng cực vi đều là thường, cho nên đối với chúng nó mà nói, hư không cùng cực vi được cho là Đồng Phẩm Dụ của “Tông Thường” mà lập lượng rằng: “Âm thanh là thường làm Tông; Nhân: vì không chất ngại, Đồng Dụ như hư không, cực vi.”

 

“Tánh không chất ngại nơi hư không vân vân thì có, nơi cực vi vân vân thì không”: Nhưng mà Tánh không chất ngại của nó nơi “Chi Nhân”, đối nơi hư không mà nói thì có (cũng tức là hư không có tánh không chất ngại, đây tức là “một phần không chuyển”). Do đó Chi “Nhân không chất ngại” đây ở nơi trong Đồng Phẩm Dụ lại thành là “một phần chuyển, một phần không chuyển” (cũng tức là Nhân không chất ngại, nơi trong Đồng Phẩm Dụ, một nửa có thể work, một nửa không thể work), cho nên có lỗi của Nhân bất định.

      “Dùng cái bình, niềm vui vân vân làm Dị Phẩm”:“niềm vui”, nghĩa là lạc thọ. Lại nữa, “Tông thường” đây, nhất định là dùng cái bình cùng niềm vui làm Dị Phẩm Dụ, mà lập lượng rằng: “Âm thanh là thường làm Tông; Nhân: vì tánh không chất ngại;  Đồng Dụ như hư không, vi trần; Dị Dụ như cái bình cùng niềm vui”. Nguyên vì cái bình là vô thường, niềm vui cũng là vô thường, Nhân đây đều được cho là Dị Dụ của Tông thường đây.

 

      “Nơi niềm vui vân vân thì có, nơi cái bình thì không”:Tuy nhiênChi “Nhân không chất ngại” đối nơi niềm vui lại giảng cho là có (niềm vui cũng là không chất ngại), cho nên“nhân không chất ngại” nơi Dụ niềm vui lại có thể chuyển ---- đây tức là nơi “Dị Phẩm một phần chuyển”. Nhưng “Nhân không chất ngại” đây đối nơi Dụ cái bình mà nói lại là không (cái bình có chất ngại, không phải không chất ngại), cho nên “Nhân không chất ngại” đây nơi “Dụ cái bình tức là không chuyển---- đây tức là “Dị Phẩm một phần không chuyển”. Hiệp nơi trên thì “Nhân không chất ngại” đây, lại nơi trong Đồng Phẩm Dụ cùng Dị Phẩm Dụ, đều mỗi thứ có một phần chuyển, một phần không chuyển, cho nên thành Nhân bất định.

 

      “Vì dùng niềm vui, dùng hư không làm Đồng Pháp, cũng gọi là bất định”: nghĩa là Nhân không chất ngại đây đã có thể dùng “niềm vui” làm Đồng Pháp Dụ, lại có thể dùng “hư không” làm Đồng Pháp Dụ, nhưng niềm vui thì vô thường, mà hư không thì thường, một thường một vô thường, đều có thể là Đồng Pháp Dụ của “Nhân không chất ngại”, cho nên “Nhân” đây có lỗi bất định.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

Chỗ nói Nhân bất định của “Câu Phẩm một phần chuyển đây, như” lập lượng “nói: âm thanh”“thường” làm Tông, đề cử Nhân nói rằng: do “vì” nó là “không chất ngại”. “Tông thường trong” lập luận “đây”, “dùng hư không” cùng “cực vi làm Đồng Phẩm” Dụ của nó (nguyên vì hư không cùng cực vi đều là thường, vì thế được làm Đồng Phẩm Dụ), nhưng mà Chi Nhân “tánh không chất ngại” của nó, “nơi hư không vân vân” thì “có”,do hư không cũng là không chất ngại, do đó Nhân không chất ngại nơi Đồng Phẩm Dụ đây là một phần chuyển. Nhưng mà Nhân của tánh không chất ngại “nơi cực vi vân vân” thì là “không”, do cực vi không phải không chất ngại, cho nên Nhân không chất ngại nơi trong Đồng Phẩm Dụ đây liền trở thành một phần không chuyển. Lại nữa Tông thường đây đang “dùng cái bình, niềm vui vân vân làm Dị Phẩm” Dụ (do vì cái bình và niềm vui đều là vô thường, nhờ đó được làm Dị Phẩm Dụ của Tông thường); nhưng mà Chi Nhân của tánh không chất ngại của nó “nơi niềm vui vân vân” “có”, nguyên vì niềm vui cũng là không chất ngại, cho nên Chi Nhân không chất ngại đây nơi trong Dị Phẩm Dụ trở thành là một phần chuyển. Nhưng Chi Nhân của tánh không chất ngại đây “Nơi cái bình vân vân” thì là “không”, nguyên vì cái bình không phải không chất ngại, vì thế Chi Nhân của tánh không chất ngại đây nơi trong Dị Dụ này, lại trở thành là một phần không chuyển. Do bởi Chi Nhân không chất ngại đây nơi trong Đồng Phẩm Dụ cùng Dị Phẩm Dụ mỗi thứ đều có hiện tượng một phần chuyển, một phần không chuyển, từ đó Dụ đây “cố nhiên cũng gọi” là có lỗi “bất định” (lý do niềm vui là vô thường, mà hư không là thường, một thường một vô thường, tánh của nó phản lại nhau, nhưng lại có thể cả hai làm Đồng Phẩm Dụ, mà Chi Nhân của nó lại có thể nơi hai tánh chấtchuyển trong Dụ phản lại nhau, bởi thế Chi Nhân đây có lỗi bất định.)

 

Thí dụ thêm cho dễ hiểu:

      Cái Nhân đây đối với Đồng Phẩm Dụ và Dị Phẩm Dụ chỉ có một phần tác dụng quan hệ, nên bị lỗi bất định (lỗi không nhất định), như:

 

      *- Tông: Âm thanh thì thường,

      *- Nhân: Vì không chất ngại,

      *- Đồng Phẩm Dụ: Như hư không và cực vi,

      *- Dị Phẩm Dụ: Như cái bình và niềm vui (lạc thọ).

 

     Nhân đây đối với hư không không chất ngại của Đồng Phẩm Dụ thì có một phần tác dụng quan hệ, còn đối với cực vi có chất ngại của Đồng Phẩm Dụ thì không có một phần tác dụng quan hệ. Chẳng những thế Nhân đây đối cái bình có chất ngại của Dị Phẩm Dụ thì không có một phần tác dụng quan hệ, còn đối với niềm vui không chất ngại thì có một phần tác dụng quan hệ. Vì thế Nhân không chất ngại đây nơi trong Đồng Phẩm Dụ và Dị Phẩm Dụmỗi thứ đều có hiện tượng một phần chuyển (quan hệ) và một phần không chuyển (không quan hệ) cho nên có lỗi bất định.

 

B6/- Tợ Nhân:

              Nhân Bất Định Của Quyết Định Trái Ngược Nhau.

 

Luận:

 

      Quyết định trái ngược nhau đây, như lập Tông nói: “Âm thanh là vô thường; vì(nó là) chỗ tạo tánh; thí dụ như cái bình vân vân”. Có chỗ lập (Tông nói:)“Âm thanh là thường; vì (nó là)chỗ tánh nghe; thí dụ như tánh âm thanh.” Vì hai Tông đây đều là do dự, cả hai gọi là bất định.

 

Chú Thích:

 

      “Quyết định trái ngược nhau”: Chi Nhân của hai Tông đây là chỉ hai Tông của chỗ tạo lập trái ngược nhau.

 

“Vì hai Tông đây đều là do dự”: Chi Nhân của hai Tông đây đều biến thành Nhân do dự. Nguyên vì “Tông vô thường” cố nhiên là “chỗ tạo tánh”, nhưng “chỗ tạo tánh” đây đều không thể dùng đến để bác bẻ “âm thanh là chỗ tánh nghe” của phía địch, để chứng minh“âm thanh không phải là chỗ tánh nghe” khiến cho Nhân của kẻ địch lập luận không được thành lập, nhân đó mà phủ định Tông của nó. Do Nhân “chỗ tạo tánh” đây không thể đạt đến mục đích phá Tông kia, cho nên trở thành là một thứ “Nhân do dự”. Thêm nữa, “chỗ tánh nghe” của “Tông thường” đã không thể chứng minh Tông của “âm thanh là thường nơi phía mình và lại không thể đả phá “chỗ tạo tánh” của phía địch.Địch và ta hai bên đã đều không thể đả phá đối phương, hai Tông lại mỗi tông trở thành tự lập tự nói, mảy may không giao tiếp với nhau, do đó Nhân của nó  đều trở thành “Nhân do dự”,không thể đạt đến xác định kết quả của lập luận (Nguyên vì địch và ta hai Tông mũi kim tương đối đều có thể cả hai cùng lập luận, vả lại không có pháp nào xác định là chính xác----  đã thế một thì chính xác, một thì phản lại, tất nhiên nhất định chỉ có một là “phải”, mà riêng một là “không phải", hôm nay Nhân của hai bên đề cử đã đều không thể chứng thật ai là phải ai là không phải, cho nên Nhân của nó trở thành là “do dự không xác định” vậy.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

Chính hai Tông phản lại “quyết định trái ngược nhau” mà Nhân phản lại của nó là bất định “đây, như” có người “lập Tông nói rằng: âm thanh là vô thường”đề cử Nhân nói rằng: do “vì” nó là “chỗ tạo tánh”: đề cử Dụ nói rằng: “thí dụ như cái bình vân vân”. Nhưng “có” đối thủ “lập” Tông nói rằng: “âm thanh” “thường”, đề cử Nhân nói rằng: “dụ như tánh của tiếng”. (Nhưng mà Nhân của hai Tông đây, chỗ tạo tánh cùng chỗ tánh nghe, đều không thể lẫn nhau bác bẻ đối phương, khiến không thể thành lập; do Chi Nhân không thể bác bẻ phá đối phương, cho nên mặc dù Tông Chỉ của nó rõ ràng trái ngược nhau, nhưng hai Tông lại có thể đồng thời đều thiết lập). Vì thế “hai” Chi Nhân “đây đều là Nhân Do Dự”, “vì” chính mình không có khả năng tác dụng xác định phá lập luận của kẻ khác, cả hai “đều gọi” là Nhân “bất định”.

 

Thí dụ thêm cho dễ hiểu:

      Nhân của ta và địch đề cử cả hai đã không thể chứng minh Tông của ai là phải và của ai là không phải, cho nên hai Tông đây trở thành là do dự không xác định, như:

 

      1.- Bên ta:

      *- Tông: Âm thanh là vô thường.

      *- Nhân: Vì nó là chỗ tạo tánh,

      *- Đồng Phẩm Dụ:Như cái bình.

 

      2.- Bên địch:

      *- Tông: Âm thanh là thường,

      *- Nhân: Vì nó là chỗ tánh nghe,

      *- Đồng Phẩm Dụ: Như tánh của âm thanh.

 

Hai lập luận này trái ngược nhaumột bên là Tông thường và một bên là Tông vô thường, nhưng đều quyết định có thể thành lập được. Nhân của chỗ tạo tánh đây không thể bác bẻ Âm thanh là chỗ tánh nghe của kẻ địch. Ngược lại Nhân của chỗ tánh nghe đây không thể bác bẻ Âm thanh là chỗ tạo tánh của ta. Vì thế  hai Tông đây trở thành do dự không xác định (do dự bất định)

 

 

C,- BỐN THỨ TỢ NHÂN TRÁI NGƯỢC NHAU.

 

Luận:

 

      Trái ngược nhau có bốn: 1- nghĩa là Pháp tự tướng trái ngược nhau với Nhân, 2- Pháp sai biệt trái ngược nhau với Nhân, 3- Hữu pháp tự tướng trái ngược nhau với Nhân, 4- Hữu pháp sai biệt trái ngược nhau với Nhân vân vân.

 

Chú Thích:

 

      “Pháp tự tướng”: tức là tự tánh của Tông Thể, cũng tức là bản ý của Tông 

                                      Thể.

“Pháp sai biệt”: tức là Luận giả đối với chỗ thầm kín của Tông Thể tự tạo tácý suy nghĩ, riêng có chỗ ý hướng, hoặc ý hàm ẩn (imply), đây không phải bản ý của Tông Thể, nên gọi là sai biệt.

 

“Hữu pháp tự tướng”: tức là bản ý của Tông Y (hữu pháp).

“Hữu pháp sai biệt”: tức là Luận giả suy nghĩa sai biệt đối với Tông Y hoặc ý hàm ẩn. Do không phải bản ý của “hữu pháp”, cho nên gọi là sai biệt.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

Tiết mục căn bản theo đây sẽ tóm lược; (vì dưới đây sẽ tường thuật tinh tế).

 

C1/- Tợ Nhân:

Tợ Nhân CùngTự TướngCủa PhápTrái Ngược Nhau.

 

Luận:

 

Trong đây tự tướng của pháp trái ngược nhau với Nhân, như nói: “Âm thanh là thường, vì chỗ tạo tánh, hoặc vì chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát sanh tánh.” (Hai)Nhân đây chỉ có nơi trong Dị Phẩm, là vì trái ngược nhau.

 

Chú Thích:

 

“Tự tướng của pháp trái ngược với Nhân”: nghĩa là Chi Nhân so cùng tự thể tướng của Tông thể trái ngược nhau.

“Nhân đây chỉ có nơi trong Dị Phẩm, là vì trái ngược nhau”:“Nhân đây”, nghĩa là chỉ cho hai Nhân: “chỗ tạo tánh” cùng “chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát sanh tánh”. “Dị Phẩm” là chỉ cho Tông vô thường cùng Tông thường. Nghĩa là “chỗ tạo tánh” và “chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn mới có thể phát sanh Tánh” hai Nhân đây, đều là chỉ ở trong “Tông vô thường” của Dị Phẩm mới có, cũng tức là: chỉ có “Tông vô thường” mới có thể thích dùng hai Chi Nhân đây, nhưng ở nơi “Tông thường” lại không thích hợp, sở dĩ hai Nhân đây cùng Tông thể trái ngược nhau, cho nên gọi là Nhân trái ngược nhau.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

“Trong đây” chỗ nói “Nhân đây” của “Tự” thể “Tướng” (tự tánh) cùng “pháp” (Tông thể) “trái ngược nhau, như”lập lượng “nói rằng: âm thanh” “thường” làm Tông,do “vì” nó là “chỗ tạo tánh, hoặc”  do “vì” nó là “chuyên cần dũng mãnh không gián đoạn có thể phát sanh tánh”làm Nhân. Nhưng hai “Nhân đây” đều “chỉ nơi trong” Tông vô thường mới có thể “có” (mới có thể dùng thích hợp), nhưng ở đây Thông thường thì không thiùch hợp, “cho nên” có lỗi Chi Nhân cùng Tông Thể“trái ngược nhau”.

 

      Thí dụ thêm cho rõ:

      Bất cứ Nhân nào cũng phải đầy đủ tánh chất của Tông thì hợp pháp. Nếu Nhân thiếu  tánh chất của Tông thì không hợp pháp bị lỗi trái ngược nhau, như:

 

      *- Tông: Âm thanh là thường,

      *- Nhân: Vì nó là chỗ tạo tánh hoặc vì nó chuyên cần dũng mãnh không 

          gián đoạn có thể phát sanh Tánh.

 

      Nhân đây là nói lên tánh vô thường cho nên trái ngược nhau với Tông 

      âm thanh là thường, nên bị lỗi.

 

 

 

C2/- Tợ Nhân:

Tợ Nhân Cùng Tướng  Sai Biệt Của Pháp Trái Ngược Nhau.

 

Luận:

 

      Nhân (cùng)pháp sai biệt trái ngược nhau đây, như (lập tượng)nói: “Nhãn căn vân vân tất nhiên là chỗ khác(chỉ cho chỗ Thân căn hoặc Thần Ngã) thọ dụng; vì tánh chứa nhóm; như ngoạ cụ vân vân”(Đồng Dụ). Nhân đây như có thể thành lập Nhãn căn vân vân “tất nhiên là chỗ khác (thân căn) thọ dụng”(thuộc Tông), như thế (lỗi phản lại ở chỗ)cũng có thể thành lập chỗ lập pháp sai biệt trái ngược nhau với chứa nhóm,cho chỗ khác(Thần Ngã) thọ dụng: vì các ngoạ cụ vân vân là tánh chứa nhómcho chỗ khác(cho Thân căn)thọ dụng. 

 

Giải Thích:

 

      “Nhân pháp sai biệt trái ngược nhau”: “Pháp” là Tông Thể. “sai biệt”, không phải bản ý của Tông Thể, mà là bản ý giúp cho hoặcám chỉ trong bí mật của Luận giả. “Trái ngược nhau” so cùng Tông Thể trái ngược nhau. “Nhân” đây là chỉ cho Chi Nhân.

 

“Nhãn căn vân vân tất nhiên là chỗ khác thọ dụng”: “Nhãn căn vân vân” là chỉ cho năm căn, đây là “pháp có thật” (hữu pháp). “tất nhiên là chỗ khác thọ dụng”, đây là chỉ cho Tông Thể. “Dụng” là thọ dụng. “Tha” là chỉ cho vấn đề mấu chốt lập luận của chỗ khác được kết tựu nơi trên “chỗ khác”. Mà “chỗ khác” đây là chỉ cho “Thân Căn”.Nếu như nói: Nhãn căn vân vân các căn tất nhiên nhất định là hoàn toàn làm chỗ thọ dụng của thân căn, như thế thì không có vấn đề gì khác. Nhưng mà lập luận đây là chỉ có ở ngoại đạo, nơi “chỗ khác” đây trong tâm của Luận giả không phải là thân căn, mà chính là ám chỉ “Thần Ngã”. Nguyên vì người ngoại đạo tin có Ngã, mà “Ngã” của họ lại có hai thứ: 1- Thần Ngã, là thể của chân thường không sanh không diệt. 2- Thân Ngã, là do chỗ chứa nhóm bốn đại tạo thành, là có sanh có diệt, đây là chỗ thọ dụng của Thần Ngã.

 

      “Vì tánh chứa nhóm”:Nguyên vì Nhãn căn vân vân là căn tánh chứa nhóm (bốn đại vân vân chứa nhóm tạo thành), lại là chỗ thọ dụng của thân. Sở dĩ Luận giả ngoại đạo liền sử dụng đây mà suy rộng ra liền thành:

*- Nhãn căn (tánh chứa nhóm) ---->làm chỗ thọ dụng của thân,

      *- Thân (tánh chứa nhóm) -----> làm chỗ thọ dụng của Thần Ngã.

 

Nhưng mà suy luận đoạn thứ hai lại không tin chỗ hàm ẩn, mà đem chữ “Thân” thuộc “tánh chứa nhóm của Nhãn căn ----- làm chỗ thọ dụng của thân” đổi thành chữ “chỗ khác” bao gồm ý mơ hồ khó hiểu, sau đó ý định dùng chữ “chỗ khác” đây để ám chỉ cho “Thần Ngã”.

 

“Như ngoạ cụ vân vân”: Ngoạ cụ đây cũng là tánh chứa nhóm (vì ngoạ cụ cũng là do bốn đại chứa nhóm tạo thành), mà ngoại đạo nói: Nhân vì nó chứa nhóm giúp cho thân thọ dụng. Luận giả liền dùng Dụ này cần yếu so sánh biết “thân cũng là tánh chứa nhóm, cũng là hoàn toàn giúp cho Thần Ngã thọ dụng”. Chỗ phạm sai lầm của Luận giả: cho “ngoạ cụ của tánh chứa nhóm là hoàn toàn giúp cho thân thọ dụng”, cũng không thể chứng minh “thân căn của chứa nhóm là hoàn toàn giúp cho Thần Ngã thọ dụng”. Nguyên nhân là:

 

1, Ngoạ cụ của tánh chứa nhóm là chỗ thân của tánh chứa nhóm thọ dụng; nhưng Thần Ngã đều không phải tánh chứa nhóm, làm sao có thể thọ dụng như thân của tánh chứa nhóm?

2, Thần Ngã có hay là không còn hoàn toàn chưa có thể xác chứng, làm sao có thể thọ dụng hiện tiền như thân có xác chứng?

 

      3, “Ngoạ cụ là chỗ thọ dụng của thân” còn hoàn toàn không thể dùng đến để chứng minh “Nhãn căn vân vân các căn là chỗ thọ dụng của thân”, lại huống hồ có thể dùng đến để chứng minh “thân căn là chỗ thọ dụng của Thần Ngã”.

 

Nguyên vì nói ba thứ đây: thứ nhất là có thật, thứ hai là suy tưởng, thứ ba là hoàn toàn tưởng tượng, vả lại ba thứ đây thuật chuyện là “song hành” (parallel), không có giao tiếp tập hợp, cũng tức là khoảng cách kia và đây đều không có quan hệ nhân quả, thì cố nhiên những thứ nói trên suy luận không thể thành lập.

 

      “Nhân đây như có thể thành lập Nhãn cănvân vân tất nhiên là cho chỗ khác thọ dụng”: “Nhân đây” là Nhân của tánh chứa nhóm. “Thành lập”là chứng thật, ủng hộ (support). “Nhãn căn vân vân tất nhiên là người khác thọ dụng”, Nhãn căn vân vân các căn tất nhiên là hoàn toàn khiến cho “chỗ khác” (Thân căn) thọ dụng.

 

“Như thế cũng có thể thành lập pháp sai biệt trái ngược nhau chứa nhómđể cho chỗ khác thọ dụng”: “Như thế”mỗi lần phản lại thì nói: “thành lập”,ủng hộ (ở nơi ý đây là bác bẻ). “Chỗ lập pháp” nghĩa là chỗ lập Tông, tức là “tất nhiên cho người khác thọ dụng”.“Chỗ lập pháp sai biệt”, tức là chỉ cho Thần Ngã.(Xưa nay “chỗ lập pháp” là chỉ cho Thân căn, mà ý của Luận giả chỗ “sai biệt” hàm ẩn đều là chỉ cho Thần Ngã.) “Trái ngược nhau”, nghĩa là trái ngược ở sau lưng. “Chứa nhóm cho chỗ khác thọ dụng”, nghĩa là tánh chứa nhóm để cho chỗ khác thọ dụng. Hợp lại câu trên nói rằng: nếu như “Nhân của tánh chứa nhóm” đây thật có thể dùng để ủng hộ (chứng thật) “Nhãn căn vân vân các căn tất nhiên là Tông, làm chỗ cho thân căn thọ dụng. Như thế lỗi phản lại là nói Nhân đây cũng có thể dùng đến để chứng thật: Nhân đây là chỉ cho Thần Ngã (chỗ lập pháp sai biệt) là hoàn toàn trái ngược ở sau lưng của tánh chứa nhóm (không phải tánh chứa nhóm), cho nên Nhân của thân căn đây đều không phải là chỗ “khác” thọ dụng.

 

      “Các ngoạ cụ vân vân, là vì chứa nhóm cho chỗ khác thọ dụng”:Nguyên vì chính các ngoạ cụ vân vân đều giống nhau, bản thân của ngoạ cụ là tánh chứa nhóm, mà lại cũng giống nhau là tánh chứa nhóm để làm chỗ thọ dụng của “thân khác”. Lý giống nhau có thể chứng minh, nếu “Thần Ngã” cần thọ dụng thân căn của tánh chứa nhóm này thì bản thân của “Thần Ngã” tất nhiên cũng phải là tánh chứa nhóm giống nhau thân căn này; nhưng “Thần Ngã” đều không phải là tánh chứa nhóm, cho nên Thần Ngã không thể thọ dụng thân căn này.Lại nữa, nếu ông thay đổi tính toán nói “Thần Ngã cũng là tánh chứa nhóm” thì Thần Ngã cũng trở thành vô thường, thì Thần Ngã  trái ngược với Tông của ông chủ trương rằng “Thần Ngã là chân thường, không sanh không diệt”. Cho nên Tông của ông thiết lập: cho “là chỗ khác thọ dụng” thì không được thành lập.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

Chỗ nói “Nhân đây” cùng “pháp sai biệt trái ngược nhau, như” lập lượng “nói rằng: Nhãn căn vân vân” các căn “tất nhiên là”chỗ“khác”(thân căn hoặc Thần Ngã) thọ “dụng” (đây là Tông), thiết lập Nhân nói rằng: do “vì” nó là “tánh chứa nhóm”;đề cử Đồng Dụ nói rằng: “như ngoạ cụ vân vân”, do vì ngoạ cụ là tánh chứa nhóm, toàn bộ tất nhiên là chỗ thọ dụng của thân khác. Nhưng mà “Nhân” của tánh chứa nhóm “đây như có thể thành lập” (ủng hộ), Tông của “Nhãn căn vân vân tất nhiên là chỗ khác thọ dụng, như là”, cólỗi phản lại “cũng có thể thành lập” (ủng hộ), “chỗ lập pháp sai biệt” (Thần Ngã) là “trái ngược nhau” nơi tánh “chứa nhóm” (Thần Ngã không phải tánh chứa nhóm), nguyên vì thân căn không phải “chỗ khác” thọ “dụng” (Thần Ngã không phải tánh chứa nhóm, không có pháp thân của tánh chứa nhóm thọ dụng). Chính giống nhau như bản thân của “các ngoạ cụ vân vân là Tánh chứa nhóm”, mà lại “khác”nhau ở “chỗ thọ dụng”; nhưng mà trong lập lượng đây, Nhân của chỗ thiết lập đối với pháp sai biệt có lỗi trái ngược nhau, cho nên trở thành Tợ Năng Lập.

 

Thí dụ thêm cho dễ hiểu:

      Cái Nhân cùng pháp sai biệt trái ngược nhau, như:

 

      *- Tông: Nhãn căn vân vân tất nhiên là chỗ khác (thân căn hay Thần Ngã) 

                     thọ dụng.

       *- Nhân: Vì là tánh chứa nhóm,

      *- Đồng Dụ: Như ngoạ cụ.

 

      Nhân và pháp (Tông) sai biệt ở chỗ Thần Ngã và trái ngược nhau ở chỗ  chứa nhóm và thọ dụng:

 

      1, Sai biệt nhau như:

          *- Nhân vì là tánh chứa nhóm, nhưng Thần Ngã thì không có tánh chứa 

               nhóm,

          *- Nhãn căn vân vân vì có tánh chứa nhóm nên vô thường, nhưng Thần                   

              Ngã vì không có tánh chứa nhóm nên chân thường,

          *- Thân căn vì có tánh chứa nhóm nên bị sanh diệt, nhưng Thần Ngã thì 

             không có tánh chứa nhóm nên không bị sanh diệt.

 

      2, Trái ngược nhau như:

          *- Thần Ngã không phải là tánh chứa nhóm thì không thể thọ dụng như 

 như Thân căn có tánh chứa nhóm.

*- Thần Ngã có thật hay không có thật chưa có xác chứng thì không thể 

 thọ dụng hiện tiền như Thân căn có xác chứng.

          *- Toạ cụ là chỗ thọ dụng của Thân căn còn không thể dùng để chứng 

              minh Nhãn căn vân vân là chỗ thọ dụng của Thân căn thì làm sao có 

              thể chứng minh Thân căn là chỗ thọ dụng của Thần Ngã.

 

Bao nhiêu điều trình bày trên cũng đủ chứng minh giữa Nhân (tánh chứa  nhóm) và Tông (Thần Ngã), giữa Thân căn và Thần Ngã sai biện và trái ngược nhau nên không thể thành lập.

 

C3/- Tợ Nhân:

      Tợ Nhân Cùng Tự Tướng Của Hữu Pháp Trái Ngược Nhau.

 

Luận:

 

      Nhân đây của tự tướng hữu pháp trái ngược nhau, như nói: “Có tánh, không phải thật không phải đức không phải nghiệp; vì có mộtđiều thật, vì cóđứcnghiệp; như tánh Đồng Dị”. Nhân đây như có thể trở thành che đậy điều Thật vân vân, như thế cũng có thể trở thành che đậy hữu tánh, vì đều quyết định.

 

Chú Thích:

 

“Tự tướng hữu pháp”: “Hữu pháp” tức là Tông Y. “Tự tướng” tức là nói giải bày (như nói chỗ giải bày), cũng tức là nó biểu hiện bên ngoài, là ý nghĩ trực tiếp (đều không phải ý hàm ẩn của lời nói bên ngoài).

 

“Không phải thật không phải đức không phải nghiệp”: ngại đạo Thắng Luận Ấn Độ có thiết lập “Sáu Cú Nghĩa”:

 

1, Thật Cú: nghĩa là thật thể của các pháp là chỗ nương tựa của Đức và Nghiệp; Thât Cú Nghĩa có 9 thứ: Địa, Thủy, Hoả, Phong, Không, Thời, Phương, Ngã, Ý. (đây chính là chân thật).

2, Đức Cú:là công năng thuộc tánh của Thật Cú Nghĩa, cộng chung có 24 Đức: Sắc, Hương, Vị, Xúc, Số, Lượng, Biệt Tánh, Hợp, Ly, Bỉ Tánh, Thử Tánh, Giác, Lạc, Khổ, Dục, Sân, Cần, Dũng, Trọng Tánh, Dịch Tánh, Nhuận Tánh, pháp, Phi Pháp, Hành, Thinh. (đây là nương nơi chân thật).

3, Nghiệp Cú:đây là vận động của các Thật Cú Nghĩa, cộng chung có năm nghiệp: Thủ, Xả, Khuất (co lại), Thân (duỗi ra), Hành (đi). (đây là tát dụng chân thật)

4, Đại Hữu Cú: Thể của “Hữu” đây là duy nhất, nghĩa là ba thứ Thật, Đức, Nghiệp đây là “có” đồng nhất, nên gọi là Đại Hữu.

5, Đồng Dị Cú: nghĩa là do pháp của cú này mà khiến các pháp có chỗ Đồng và Dị. (Cũng tức là tất cả các pháp đây “Đồng và Dị của nguyên tắc chung, hoặc động lực chung; ngoại đạo cho Cú đây là có thật).

6, Hoà Hợp Cú: nghĩa là do nơi pháp của cú đây mà có thể khiến tất cả các pháp hoà hợp (tức là vì cú đây tất cả pháp “động lực chung hoà hợp”, nếu không cú này tất cả các pháp đều không đặng hoà hợp; ngoại đạo cho cú này là có thật). Lại nữa nghĩa là do tác dụng của Hoà Hợp Cú mà có thể khiến cho năm Cú: Thật, Đức, Nghiệp, Đại Hữu, Đồng, Dị thu hút lệ thuộc lẫn nhau và không xa lìa nhau.

 

      Trong sáu Cú Nghĩa của sư Thắng Luận thiết lập, kỳ thật là do “Đại Hữu” (Being) làm trung tâm, làm chủ thể, nguyên vì họ nói:“Đại Hữu” hàm chứa Thật, Đức, Nghiệp (ôm lấy cả Thật, Đức, Nghiệp), nhưng “Đại Hữu” lại là độc lập, là một thể và “Đại Hữu” là lớn nơi Thật, Đức, Nghiệp, thường hiển bày tánh của Thật, Đức, Nghiệp, nhưng bản thân của “Đại Hữu” đều không phải Thật, Đức, Nghiệp; đã không phải tổng hợp của Thật, Đức Nghiệp và cũng không phải tánh phân biệt của Thật, Đức, Nghiệp; thí như Phạm Thiên đã ôm giữtất cả chúng sanh, nhưng bản thân của Phạm Thiên đều không phải tất cả chúng sanh, hoặc bất cứ chúng sanh nào. Cho nên Sư Thắng Luận kia lập lượng nói rằng: “Đại Hữu không phải là Thật, không phải là Đức và cũng không phải là Nghiệp”. Đây hoàn toàn biểu thị “Đại Hữu” là tồn tại “vượt qua” tất cả, lại không phải giống nơi tất cả”.

 

“Vì có mộtđiều Thật, một Đức, một Nghiệp”:Đây là Nhân của ngoại đạo thiết lập. Là nói cái gì “Đại Hữu không phải là Thật, không phải là Đức, không phải là Nghiệp” lý do tại sao?“Vì” Đại Hữu ôm lấy cả“Thật Cú cả Đức Cú, cả Nghiệp Cú”, Đại Hữu không những ôm lấy cả Thật Cú Nghĩa, mà lại cũng ôm lấy cả Đức Cú Nghĩa cùng Nghiệp Cú Nghĩa; nhân đây Đại Hữu không phải Thật, không phải Đức, không phải Nghiệp. Luận lý của ngoại đạo lập luận là: “Đại Hữu” đã ôm lấy “Thật Đức Nghiệp” thì bản thân nó đã không phải là Thật Đức Nghiệp, nhân vì “nó có ôm lấy” (the possessor), mà Thật Đức Nghiệp thì “bị nó có ôm lấy” (the possessed);“nó có ôm lấy” thì không có khả năng vân vân nơi “bị nó có ôm lấy”, nhân vì “nó có ôm lấy” phải to lớn hơn nơi “bị nó có ôm lấy”, “Đại Hữu” là to lớn hơn nơi tất cả “có”, nên gọi là “Đại Hữu”. Nếu dùng hình thức Luận Lý (formula) biểu thị, tức là như:

 

      *- “Đại Hữu” có ôm lấy “Thật Đức Nghiệp”

      *- “Đại Hữu” > “Thật Đức Nghiệp”

      *- “Đại Hữu” =/= “Thật Đức Nghiệp” (“Đại Hữu” không phải Thật Đức 

            Nghiệp)

*- “Đại Hữu không phải Thật, không phải Đức, không phải Nghiệp” 

           thành lập Tông.

(*- Đọc là “Nhân vì”; Đọc là “sở dĩ).

 

      Lập luận như thế có điểm biểu tượng “Luận ngựa trắng không phải ngựa”. Nhưngđọc giả phải biết, luận “Đại Hữu” của ngoại đạo đây, cho đến tất cả sáu Cú Nghĩa đều không thể nói đùa, mục đích sau cùng của nó ở chỗ muốn thành lập “Phạm Ngã” “Thần Ngã” vượt tự nhiên, ôm lấy tất cả hữu, nhưng lại không thuộc nơi tất cả.

Lại nữa, chữ “Hữu của ngoại đạo là một điều Thật, có Đức Nghiệp” lại có riêng một lớp ý nghĩa, tức là: nơi ngoài “Đại Hữu Cú”, quyết định riêng có thật thể tồn tại độc lập của Thật, Đức, Nghiệp Cú, nhưng Thật Đức Nghiệp đây tuy là tồn tại độc lập, lại “Đại Hữu” chính là chỗ ôm lấy các hữu(các thật thể của Thật Đức Nghiệp).Họ lập lượng rằng: “Thật Đức Nghiệp là Hữu Pháp, là Tông: lìa ngoài tánh Đại Hữu quyết định có đặc biệt; đề cử Nhân nói rằng: vì có một điều Thật, vì có Đức Nghiệp”.

 

“Như tánh Đồng Dị”: đây là “Đồng Dụ” của Luận giả đề cử, nghĩa là dụ như tánh của “Đồng Dị”, “Đồng Dị” cùng “Đại Hữu” giống nhau, là tánh của Thật Hữu, mà lại nó cũng giống nhau cùng “Đại Hữu, không phải Thật không phải Đức không phải Nghiệp”.

 

“Nhân đây như có thể trở thành che đậây điều Thật vân vân”: “Nhân đây” chỉ “Có” một điều Thật, có Đức Nghiệp” (nguyên vì Đại Hữu ôm lấy Thật Đức Nghiệp, cho nên bản thân của Đại Hữu không phải là Thật Đức Nghiệp). “Thành” là thành lập. “che đậy”, làm trở ngại khiến không thành tựu, khiến không thành lập (invalidate; repudiate). “Điều Thật vân vân” là Thật Đức Nghiệp vân vân. Nghĩa là Chi Nhân đây nếu như có thể khiến “Đại Hữu” tức là Thật Dức Nghiệp” thì không thể thành lập, Nhân mà có thể thành lập thì “Đại Hữu” không phải Thật Đức Nghiệp”.

 

“Như thế cũng có thể trở thành che đậy hữu tánh”:“Hữu Tánh” là bản tánh của Đại Hữu, tức là Đại Hữu có khả năng ôm lấy tánh của Thật Đức Nghiệp. Nghĩa là Nhân đây cũng có thể dùng đến khiến tánh của “Đại Hữu có Thật Đức Nghiệp thì không được thành lập. Là tại sao?Đã thế ông nói: “Đại Hữu không phải Thật, không phải Đức, không phải Nghiệp”, thì trong Đại Hữu phải có tánh của Thật Đức Nghiệp; nếu trong “Đại Hữu” không có tánh của Thật Đức Nghiệp, thì không thể nói “Đại Hữu” có Thật Đức Nghiệp; Nhân đây, “Hữu Tánh” của “Đại Hữu” lại thành “vô tánh”, nguyên vì trong “Đại Hữu” không Thật Đức Nghiệp, tức là không một vật, cho nên không thể tái xưng là “Hữu Tánh” của “Đại Hữu”, cũng không thể xưng bản thân của “Đại Hữu” là tánh của Thật Hữu, do vì trong nó không có vật. Lại nữa, nếu bản thân của “Đại Hữu” không phải Thật Đức Nghiệp, nhưng một ngày sau khi có Thật Đức Nghiệp, tức là hàm chứa có tánh của Thật Đức Nghiệp, đúng là hoàn toàn không thể nói “Đại Hữu không phải Thật Đức Nghiệp”. Hơn nữa trong “Đại Hữu” ngoại trừ Thật Đức Nghiệp, đều không có vật nào khác,  cho nên chỗ xuất hiện tánh của “Đại Hữu”, tánh thật của nó tức là Thật Đức Nghiệp; Đại Hữu đã có Thật Đức Nghiệp, vả lại ngoại trừ Thật Đức Nghiệp ra, trong “Đại Hữu” đều không có vật khác, mà lại tánh chỗ hiện ra của Đại Hữu, cũng là chỉ có tánh của Thật Đức Nghiệp, nhân đây kiên quyết nói “Đại Hữu không phải Thật không phải Đức không phải Nghiệp”,là không thể thành lập.

 

      “Vì đều quyết định”:“Đều” đây là chỉ “hai thứ che đậy đã nói ở trên: “Che đậy điều Thật vân vân” và “Che đậy Hữu Tánh”. Hai thứ che đậy đây đều là quyến định thành lập. Nói đơn giản, Nhân của ông đề cử nếu có thể che đậy Đại Hữu “là Thật Đức Nghiệp” (mà khiến Tông thành lập của “không phải Thật không phải Đức không phải Nghiệp”) tất nhiên cũng có thể che đậy Đại Hữu là “tánh của Hữu Pháp” (liền trở thành: “Hữu Tánh” của Đại Hữu không phải cóThật Đức Nghiệp---- mà chính là Vô Tánh), vì thế Nhân đây trở thành là Nhân của “Tự tướng (tự tánh) Hữu Pháp trái ngược nhau”.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

Chỗ nói “Nhân đây của tự tướng (tự tánh)cùng“Hữu Pháp trái ngược nhau, như”có người lập lượng “nói rằng:” “Tánh” của Đại “Hữu” (có tất cả, nhưng bản thân thì) “không phải Thật, không phải Đức, không phải Nghiệp” (làm Tông); thành lập Nhân nói rằng: do “vì” Đại Hữu “có Thật” Thể, cũng “có Đức” cùng “Nghiệp”,Đại Hữu có tất cả, Đại nơi tất cả, cho nên không phải Thật Đức Nghiệp. Dụ “như tánh Đồng Dị”. Nhưng mà Chi “Nhân” đây “như có thể thành” lập “che đậy”ngăn trở Đại Hữu tức là “Thật” Đức Nghiệp “vân vân”, mà khiến Tông thành lập của Đại Hữu không phải Thật Đức Nghiệp, “như thế” phản lại “cũng có thể thành” lập “che đậy” ngăn trở “hữu tánh” của Đại Hữu, mà thành lập “không có tánh (vô tánh); do “vì” hai thứ che đậy đây “đều quyết định” thành lập, Nhân đây lại có lỗi cùng tự tướng của hữu pháp (Tông Y) trái ngược nhau.

 

Thích Luận:

 

Sư Thắng Luận lại xưng là Vệ Thế Sư, lại gọi là Hưu Lưu Tiên Nhơn.“Ông là người xuất thế ở trước Phật 800 năm, khi người dùng Thơ Tịch Thinh Sắc của ông, ở ẩn Sơn Tẩu, đêm vừa dứt tai nghe mắt thấy mới đi khất thực, xem có hơi giống chim Hưu Lưu, nên gọi ông là Hưu Lưu Tiên Nhơn. Và ông chứng được Ngũ Thông, liền luận nói mười vạn bài kệ, nghĩa là chứng quả bồ đề, liền hân hoan nhập diệt”.  Đệ tử được truyền pháp sau đó là Ngũ Đảnh (được thấy trong Tam Tạng Pháp Số 48 trang nhất, Vệ Thế Sư Điều và Khuy Cơ Đại Sớ).

 

      Lại nữa, thuyết “Đại Hữu” của sư Thắng Luận Ấn Độ, Trung Thổ so sánh cũng không được xinh đẹp đặc biệt, do vì Lão Tử Trung Thổ cũng có loại thuyết tương tợ. Lão Tử nói: “Có vật do hỗn độn thành, trước khi trời đất sanh, vắng lặng, độc lập mà không biến đổi, đi khắp mà không biếng trể, có thể là mẹ thiên hạ (tức là khả năng sanh và bao hàm tất cả), tôi không biết tên của nó, chữ của nó gọi là Đạo,mạnh khoẻ tên gọi là Đại.”(Lão Tử Đạo Đức Kinh, thiên Thượng, chương thứ 25).Trong đây “Độc lập mà không biến đổi” tức là giống nhau với tánh Đại Hữu của Thắng Luận, là có thật tánh tự thể, lại có thể lìa tất cả pháp mà có (độc lập), vả lại tánh của nó đều là “Thường” (không biến đổi). “Có thể là mẹ của thiên hạ), tức là có thể sanh tất cả pháp, hàm có tất cả pháp. “Gọi là Đại”, nghĩa là giống nhau cùng với “Đại Hữu”.

 

      Thí dụ thêm cho dễ hiểu:

      Nhân đây giải bày (tự tướng) Tông Y (hữu pháp) trái ngược nhau, như:

 

      *- Tông: Tánh của Đại Hữu không phải thật, không phải đức, không phải 

                      Nghiệp,

      *- Nhân: Vì Đại Hữu có điều thật, có đức, có nghiệp,

      *- Dụ: Đồng Dị: là tánh thật hữu giống nhau với Đại Hữu không phải thật 

                  đức nghiệp.

 

      Nhân đây trái ngược nhau với Tông ở chỗ:

      1, Nhân đây cho rằng “vì Đại Hữu có thật thể, có đức nghiệp”, như thế Nhân đây cũng có thể trở thành che đậy tánh của Đại Hữu, vì Tông đây nói rằng “Tánh của Đại Hữu không phải thật, không phải đức không phải nghiệp”.

 

      2, Đại Hữu không phải thật đức nghiệp thì trong Đại Hữu phải có tánh của thật đức nghiệp. Nếu trong Đại Hữu không có tánh của thật đức nghiệp thì không thể nói Đại Hữu có thật đức nghiệp.

 

      3, Nhân đây, Đại hữu có tánh trở thành không tánh, nguyên vì Đại Hữu không có thật đức nghiệp, nghĩa là không có vật. Nhưng tánh chỗ hiện ra của Đại Hữu chính là tánh của thật đức nghiệp

 

      Nhân đây cương quyết nói: “Đại Hữu không phải thật không phải đức không phải nghiệp”của Tông Y là không thể thành lập.

 

      C4/- Tợ Nhân:

      Tợ Nhân So Cùng Hữu Pháp Sai Biệt Trái Ngược Nhau.

 

Luận:

Hữu pháp sai biệt trái ngược nhau với Nhân đây, như là Nhân đây, tức là nơi Tông, trước có pháp sai biệt tạo tánh hữu duyên, cũng có thể thành lập cùng với sai biệt đây tạo không phải tánh hữu duyên, như che đậây chân thật vân vân, vì đều quyết định.

 

Chú Thích:

 

      “Hữu pháp sai biệt nhau”: “Hữu Pháp” tức là Tông Y, như “Đại Hữu” trong chương trước. “Sai biệt nhau” cùng với “Tự Tướng” tương đối là “ý chuẩn y” của Hữu Pháp (chỗ chuẩn y tự ý của Luận Giả), cũng tức là: ý ám chỉ trong tâm của Luận Giả, cũng tức là ý tứ chân chánh của họ.Như “Đại Hữu” đây là ý trực tiếp của một Tông Y làm “Hữu Tánh”, nhưng Luận Giả lại ám chỉ “Đại Hữu” lìa tất cả pháp mà có tánh”, đây chính là chỗ “tướng sai biệt” của “Hữu Pháp”.

 

“Nhân đây”: tức là Chi Nhân “có một thứ Thật, có một thứ Đức và có một   

         thứ Nghiệp”.

 “Tức là nơi Tông trước”: tức là Tông “không phải Thật, không phải Đức,

không phải Nghiệp”.

 

      “Hữu Pháp sai biệt”: Hữu Pháp của Tông đây là “Đại Hữu”, căn cứ nơi Thắng Luận nói, tức là “Đại Hữu” đây có thật thể, mà tướng sai biệt của nó tức là “Đại Hữu của không thật thể”.

 

“Tạo có tánh duyên”: “Duyên” đây tức là Nhân. “Tạo có tánh duyên” liền trở thành là Nhân của “Hữu”, mà thành lập: “Tánh của Đại Hữu là lìa tất cả pháp có tự tánh”.

 

      “Cùng trái ngược nhau đây tạo không phải có tánh duyên”:“Không phải có” tức là không. Nghĩa là Chi Nhân đây cũng không thể thành lập (ủng hộ), “không phải có” trái ngược nhau cùng “có thật thể”, như thành lập Nhân của “câu không phải có Thật, câu không phải có Đức, câu không phải có Nghiệp”, mà ngoại đạo đây nói “Thật Đức Nghiệp” đều là có thật, Nhân đây liền mâu thuẫn với tự tướng.

 

      “Như che đậy Thật vân vân, vì đều quyết định”: như che đậy “Đại Hữu là có thật”, hoặc che đậy “Đại Hữu không phải có thật”, cả hai đây đều có thể dùng đồng thời thành lập (quyết định),cho nên “Nhân” đây cùng với “sai biệt nhau của hữu pháp (Trung tâm ngoại đạo ám chỉ rằng: “Đại Hữu lìa tất cả pháp có thật thể”) trái ngược nhau.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

Chỗ nói nơiTrung Tâm Luận Giả ám chỉ là “Nhân đây trái ngược nhau”của tướng “hữu pháp sai biệt, như là” Chi “Nhân” vì có một pháp Thật, có một Đức,có một Nghiệp “đây, tức là”chỉ chotướng “hữu pháp sai biệt” của “Tông” đã tường thuật “ở trước”, nếu có thể “tạo” làm “tánh duyên”(tánh nhân) của “Hữu”, mà thành lập tánh của Đại Hữu là lìa tự tánh của tất cả Pháp Hữu, thì “cũng có thể thành lập”luận “cùng” đích thực“trái ngược nhau đây”, để“tạo” làm “tánh duyên (tánh nhân) không phải có” của nó,nghĩa làthành lập câu không phải có Thật, câu không phải có Đức, câu không phải có Nghiệp.Chính “như” chỉ“che đậy”Đại Hữu cho là “thật” có cùng không phải thật có “vân vân”, hai thứ đây “đều” là “vì quyết định”, cho nên Nhân đây có lỗi “trái ngược nhau tướng sai biệtcủa Tông Y.

 

Chú Thích:

 

      Đại ý của chương đây, nói đơn giản là:

a> “Luận đúng”: *- “Đại Hữu” có Thật Đức Nghiệp.

   *- “Đại Hữu” lìa tất cả pháp có tự tánh.       

(*- Nó có tự tánh.*- Mới có thể ôm lấy pháp hữu

khác.*- “Đại Hữu” lìa tất cả pháp có tự tánh của

nó.) (*- Tụng cho là “làm Nhân”; Tụng cho là “sở dĩ”.

b> “Luận phản lại”: *- “Đại Hữu” có Thật Đức Nghiệp.

*- “Đại Hữu” lìa tất cả pháp không tự tánh.

                               (*- Tánh có của “Đại Hữu”, tức là tánh “có của

ThậtĐức Nghiệp”, cũng tức là  “Đại Hữu” chỗ cho “Đại Hữu là có”, là Nhân “có Thật Đức Nghiệp”, cũng tức là nó “có” tức là “Thật Đức Nghiệp”;cũng tức là, chỗ “có” của nó đây tức là Thật Đức Nghiệp, ngoại trừ Thật Đức Nghiệp, “Đại Hữu” đều không có sở hữu. *- “Đại Hữu” không thể lìa Thật Đức Nghiệp mà có tánh.*- “Đại Hữu” lìa tất cả pháp liền không tự tánh.)

 

      Thí dụ thêm cho dễ hiểu:

      Nhân đây so cùng Hữu Pháp tức là Tông Y sai biệt trái ngược nhau

như:

 

     *- Tông: Đại Hữu có thận đức nghiệp.

     *- Nhân: lìa tất cả pháp không tự tánh.

 

Đại Hữu theo phái Thắng Luận là Hữu Tánh, nghĩa là tánh của Hữu

Pháp mà Hữu Pháp tức là chỉ cho Thật Đức Nghiệp, là sở hữu của Đại Hữu. Đại Hữu không thể lìa thật đức nghịệp mà có tánh. Đại Hữu nếu lìa tất cả pháp của thật đức nghiệp liền không có tự tánh gọi là vô tánh mà Đại Hữu không có tánh thì không thể ôm lấy (bao hàm) pháp hữu khác. Nhưng Nhân đây lại nói, Đại Hữu lìa tất cả pháp không tự tánh, thức là Đại Hữu không có tánh. Do đó Nhân đây sai biệt trái ngược nhau với Tông Hữu Pháp, nên không thể thành lập.

      3.- Tợ Dụ:

 

Luận:

 

      Đã nói Tợ Nhân, đang nói Tợ Dụ.

      Tợ Đồng Pháp Dụ nó có 5 thứ: 1- Năng Lập Pháp không thành, 2- Sở Lập Pháp không thành, 3- Câu không thành, 4- Vô Hạp, 5- Đảo Hạp.

      Tợ Dị Pháp Dụ cũng có năm thứ: 1- Sở Lập không trái, 2- Năng Lập không trái, 3- Câu không trái, 4- Bất Ly, 5- Đảo Ly.

 

Chú Thích:

 

Chỗ gọi là “Dụ”, tức là sự dụ, cũng tức là phía sau của Tông đề xuất (mệnh đề) cùng Nhân (lý do), tất nhiên phải đề cử sự thật cụ thể lần nữa, cũng chính là chứng cứ (evidence), mới có thể chứng minh Tông và Nhân chỗ đề xuất của nó là có căn cứ trên “sự thật”. Nguyên vì “Mệnh Đề” (Tông) cùng lý do (Nhân) chỗ đề xuất của nó, nơi cơ bản đều là trên lý luận, là nó “tự chấp nhận”, cũng chính là chủ quan, tuy nhiên là từ chỗ đầu mối tinh vi xuất hiện trong khung tạo dựng nơi “tự giáo” của nó, nhưng chỉ là ở trong lý luận chủ quan của nó tự thành một nhà, thành “lý thuyết của lời nói”, nhưng mà giáo nghĩa của chúng nó đối với giáo nghĩa của kẻ khácmà nói thì đều không nhất định thành lập. Nhân đây, nó tất nhiên phải đề xuất “trên sự việc” một ít “khách quan”, lại cùng “Tông” và “Nhân” đều có quan hệ, vả lại đều có thể chỉ khoảng cách cho ra “Tông” cùng “Nhân” tánh luận lý tất nhiên “sự thật cụ thể”, một sự thật cụ thể (tangible thing or fact) như thế, lại là “Dụ” chỗ nói của Nhân Minh.Sở dĩ “Dụ” trong Nhân Minh tương đương nơi chứng cứ (evidence) hoặc “Chứng Dụ” (Evidential Analogy), hoặc “Dụ Chứng” (Analogical Evidence). Đây là chỉ “Dụ Năng Lập” mà nói, cũng có thể là đủ để ủng hộ chỗ lý luận chứng minh Dụ của (Tông và Nhân). Nhưng mà Dụ của chỗ đề cử nếu như chỉ có hình thức Dụ của nó, nhưng trên bản thân của nó lại có mọi thứ thiếu sót hoặc sai lầm thì Dụ đây không thể tạo công dụng “làm chứng” đến cùng cho “Tông và Nhân”, cho nên Dụ đây lại gọi là “Tợ Năng Lập Dụ”, mà không thể thành lập chân chánh.

 

Nghĩa Thông Suốt:

      Tiết mục đây chỉ giản lược, đề sau này tường thuật rõ hơn.

 

A)- Tợ Đồng Dụ.-

Tợ Đồng Dụ 1: Tợ Đồng Dụ của Pháp Năng Lập Không Thành.-

 

Luận:

 

      Pháp Năng Lập không thành(Dụ) đây, như nói: “Âm thanh là thường(làm Tông); vì không chất ngại; (do)các (vật của tánh)không chất ngại (chúng ta đều)thấy (được)nó là thường. Dụ như cực vi”. Nhưng cực vi (của Đồng Dụ)kia là pháp sở thành lập, (liền cho)tánh thường là có, (thế là) pháp không chất ngại không thể thành lập, do vì các tánh chất ngại của cự vi.

 

Chú Thích:

 

“Pháp Năng Lập”: tức là “Nhân”; nguyên vì chỉ có trông cậy vào xuất sắc của “Chi Nhân” để ủng hộ, thì “Tông” mới có thể thành lập, cho nên “Nhân” đây tức là Năng Lập, mà “Tông” tức là Sở Lập.

 

      “Âm thanh là thường; vì không chất ngại”: như lập lượng rằng: “Âm thanh là thường” làm Tông; đề cử Nhân nói rằng: “do vì nó không chất ngại”. Đây là “Hợp lại” của Ngũ Phần Luận “Tông, Nhân, Dụ, Hợp, Kết”, ý nói rằng: dùng các vật của tánh không chất ngại, chúng ta đều thấy được chúng nó là thường, do đây có thể biết tất cả không chất ngại đều là thường; từ đó “kết” luận rằng: âm thanh là thường. Chẳng qua “kết luận” đây ở trong văn luận thì hoàn toàn tỉnh lược.

“Dụ như cực vi”: đây tức là Dụ của chỗ đề cử. “Cực Vi”, dụ như ngày nay gọi là nguyên tử, là đơn vị vật chất rất nhỏ.

 

“Pháp sở thành lập”: tức là “Tông”.

      “Nhưng cực vi kia là pháp sở thành lập, tánh thường thì có”:Nhưng Dụ của “cực vi” đây đối với Tông (là pháp chỗ muốn thành lập) mà nói, nó có tánh thường; cũng tức là: có tánh thường; cũng tức là: cực vi, mặc dù cùng Tông không khác, là có tánh thường.

 

“Không có thểthành lập pháp không chất ngại”: “Có thể thành lập pháp”, tức là Nhân. Nghĩa là: chỉ cực vi thì không có “tánh không chất ngại” của chỗ “Chi Nhân” nói, cũng tức là cực vi không phải “không có tánh chất ngại”, cho nên cùng Chi Nhân không hạp.

 

“Do vì các tánh chất ngại của cực vi”:nguyên vì các cực vi thì có tánh chất ngại, cho nên “Dụ Cực Vi” đây đối với “Chi Nhân” (vì không chất ngại) mà nói, không thể thành lập; do nơi “Dụ cùng Nhân trái ngược nhau”, cho nên có lỗi của “Pháp năng lập không thành”.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

      Chỗ nói “Pháp năng lập không thành” Dụ “đây, như” lập lượng “nói: âm thanh”“thường” làm Tông,“vì” nó dùng “không chất ngại” làm Nhân, hợp lại nói rằng: do “các” vật của tánh “không chất ngại”, chúng ta đều “thấy” được “nó là thường”, mà âm thanh là không chất ngại, cho nên là thường. Đồng Dụ: “dụ như cực vi”. Nhưng” Dụ của “cực vi kia” nơi “tánh thường của pháp” (Tông),“chỗ” muốn “thành lập”liền cho “là có” (liền cho cực vi là tánh thường), nhưng nơi tánh “không chất ngại” của “pháp năng thành lập” (Nhân) lại là “không”(cực vi không phải không có chất ngại),“do vì các cực vi” vốn là có “tánh chất ngại”,do đó tánh của Dụ đây cùng Chi Nhân không hợp nhau, cho nên Dụ cùng Nhân trái ngược nhau, thế là pháp năng lập có lỗi không thể thành lập.

 

Thí dụ thêm cho rõ:

Pháp năng lập là chỉ cho Nhân còn pháp sở lập là chỉ cho Tông. Nguyên vì cái Nhân là nhằm để thành lập cái Tông. Nhưng Dụ này trái ngược với Nhân nên bị lỗi không thành. Như:

 

*- Tông:Âm thanh là thường,

      *- Nhân: Vì nó không chất nhại,

      *- Đồng Dụ: Như cực vi.

 

      Dụ cực vi đây là tánh thường thì thích hợp với tánh thường của Tông, nhưng Dụ cực vi là tánh có chất ngại cho nên trái ngược với tánh không chất ngại của Nhân, vì thế bị lỗi bất thành.

 

Tợ Đồng Dụ 2:

      Tợ Đồng Dụ của Pháp Sở Lập Không Thành.

 

Luận:

 

      Pháp Sở Lập không thành đây, nghĩa là nói: “như hiểu biết”(Dụ).Như thế tất cả hiểu biết là pháp năng thành lập không có chất ngại. Pháp sở thành lập không có tánh thường trụ; do vì tất cả hiểu biết đều vô thường.

 

Chú Thích:

 

      “Pháp sở lập”: tức là Tông chỗ muốn lập.

“Nghĩa là nói như hiểu biết”:đây là tiếp nối Tông đã tường thuật ở trước: “Âm thanh là thường, vì không chất ngại”, đây là “Dụ” của chỗ tạo tác.“Hiểu biết” là thứ 11 của Đức Cú trong 6 Cú Nghĩa của Thắng Luận, tương đương danh từ chung của Tâm Tâm Sở Pháp nơi trong Phật Pháp. “Hiểu biết” đây có thể hiểu là Giác Tri (perception), cũng có thể hiểu làGiác Thọ (sensation).

 

“Như thế tất cả hiểu biết, là pháp năng thành lập không có chất ngại”: “Pháp năng thành lập” tức là Chi Nhân; Chi Nhân đây là có “tánh không chất ngại”(cũng tức là tánh “hiểu biết” không chất ngại), do đó Dụ đây đối với Chi Nhân lại giải thích là có thể thành lập.

 

“Pháp sở thành lập không có tánh thường trụ”:“Pháp sở thành lập” là pháp muốn thành lập, tức là Chi Tông. “Thường Trụ” là do nơi chỗ lập “Tông: “Âm thanh là thường”, cho nên “Thường Trụ” tức là “Tông” của Luận này (chỗ thành lập pháp). “Không” là tánh không của Dụ này, trong Dụ Không chỗ nói tánh “hiểu biết” cũng tức là: “Tông” của thường trụ đây, là tánh của không “hiểu biết”; nguyên vì tánh của “Dụ” đây cùng tánh của “Tông” trái ngược nhau,(Dụ cùng Tông trái ngược), cho nên có lỗi “Pháp sở lập không thành”.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

Chỗ nói “Pháp sở lập không thành” Dụ “đây, nghĩa là” như trước Tông của chỗ lập: Âm thanh là thường, do vì nó không chất ngại, mà đề cử Dụ “nói: như hiểu biết” vân vân,“như thế tất cả hiểu biết” (Tâm và Tâm Sở Pháp) nơi tánh “không chất ngại” của “Pháp năng thành lập” (Nhân) là “có” (tánh hiểu biết là không chất ngại), nhưng nơi “tánh thường trụ” của “pháp” (Tông) “sở thành lập” thì lại “không”có (Tánh hiểu biết cho nên không phải thuộc pháp thường trụ), “do vì tất cả hiểu biết” giác thọ “đều” là “vô thường”, cho nên Dụ đây cùng Tông trái ngược, mà có lỗi pháp sở lạâp không thành.

 

Thí dụ thêm cho rõ:

      Pháp sở lập là chỉ cho Tông. Nhưng Đồng Dụ đây trái ngược với Tông nên bị lỗi không thành. Như:

 

      *- Tông: Âm thanh là thường,

      *- Nhân:Vì nó không chất ngại,

      *- Đồng Dụ: Như hiểu biết.

 

     Dụ hiểu biết đây không chất ngại thì thích hợp với không chất ngại của Nhân. Nhưng hiểu biết là tánh vô thường cho nên trái ngược tánh thường của Tông, vì thế bị lỗi bất thành.

 

      Tợ Đồng Dụ 3:

      Tợ Đồng Dụ của Câu (Tông và Nhân)Không Thành.-

 

Luận:

 

      Câu (Tông và Nhân)không thành đây lại có hai thứ: có (Dụ)và không phải có(Dụ).Nếu nói: “Như cái bình”, có (thì) câu (cả hai)không thành. Nếu nói: “Như cái Không”, đối với luận không phải có, tức là không, câu (tông và nhân cũng) không thành.

 

Chú Thích:

 

      “Câu không thành”: “Câu” là chỉ cho Tông cùng Nhân. Nghĩa là Dụ đây đối với Tông cùng Nhân cả hai mà nói, đều không thể thành lập, nguyên vì tánh của Dụ đây cùng với tánh của Tông và Nhân đều không hợp nhau.

 

      “Có và không phải có”: tức là có Dụ và không phải có Dụ.

      “Nếu nói như cái bình”: đây chỉ là nương theo nơi Tông đã lập ở trước: “Âm thanh là thường, do vì nó không chất ngại”. Đề cử Dụ nói rằng: “Như cái bình”.

 

“Có (thì)câu(cả hai đều) không thành”: “Có” nghĩa là cái bình tuy là có (là vật có cụ thể).“Câu không thành”, chỉ vì Nhân của cái bình là vô thường, lại có chất ngại, cho nên so cùng thường (Tông) và không chất ngại (Nhân) đều trái ngược nhau,là vì Dụ đây đối với Tông cùng Nhân, cả hai mà nói, đều không thể thành lập.

 

“Nếu nói: như cái Không”:giống nhau là nương theo Tông đã lập ở trước: “Âm thanh là thường, do vì nó không chất ngại”, đề cử Dụ nói: “Như cái Không”.

 

“Đới với luận không phải có và không đều không thành”: “Luận không phải có”, tức là ngoại đạo của luận không có cái “Không”, tức là tính của cái “Không” không phải có. “Không”là không có cái Không.  “Đều không thành” thì Dụ cái Không đây đối với không có cái Không của luận giả lại giảng, đã là không có cái Không, sao lại nói cái “Không” ở trên là thường hoặc vô thường, có chất ngại hoặc không chất ngại? Do đó, Dụ đây đối với không có cái Không của Luận giả đãø nói, nơi “Tông” cùng “Nhân” có lỗi trái ngược nhau, cho nên đều không thành (câu không thành).

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

Chỗ nói đối với Tông cùng Nhân, Dụ “đây câu không thành”, “hai thứ” đây “lại có”, tức là “có” Dụ “và không phải có”Dụ.“Nếu” lập lượng “nói:”Âm thanh là thường làm Tông, do vì nó không chất ngại làm Nhân; đề cử Dụ rằng: “Như cái bình”; cái bình tuy là “có”, nhưng nguyên vì cái bình là vô thường, lại có chất ngại, cho nên Dụ đây đối với Tông cùng Nhân mà nói “cả haikhông” thể “thành” lập.  Lại nữa “nếu” đề cử Dụ “nói: như cái Không”; Dụ đây đối với có của cái Không, Luận giả lại giảng là có (thì có thể dùng để thành lập), nhưng “luận” của ngoại đạo nói “đối với không phải có” cái Không, tức là “không có” (thì không thể thành lập), nguyên vì chúng nó nói: đã là không có “cái Không” (cái “Không” đã là hoàn toàn không có) mà luận thế nào được rằng, cái “không” là thường hoặc vô thường? Là có chất ngai hoặc không chất ngại? Do đó, Dụ đây đối với Tông cùng Nhân mà nói, “cả hai đều không” thể “thành” lập.

 

Thí dụ thêm cho rõ:

      Dụ này trái ngược với Tông và Nhân. Nguyên vì chọn Dị Dụ làm Đồng Dụ, cho nên bị lỗi không thành. Như:

 

      *- Tông: Âm thanh là thường,

      *- Nhân:Vì nó không chất ngại,

      *- Đồng Dụ: Như cái bình, như cái không.

 

      Dụ như cái bình thuộc về vô thường và có chất ngại thì trái ngược với Tông âm thanh thuộc về thường và không có chất ngại; còn Dụ như cái Không thì không có thường hay vô thường, có chất ngại hay không chất ngại, vì thế Dụ này không thể xác định giá trị không chất ngại của Nhân. Hơn nữa cái bình thuộc về Dị Dụ lại đem thay thế Đồng Dụ, cho nên cả hai đều bị lỗi không thành (câu bất thành).

 

      Tợ Đồng Dụ 4:

Tợ Đồng Dụ Không Hợp.

 

Luận:

Không hợp đây, nghĩa là nơi chỗ không có phối hợp, nhưng nơi cái bình vân vân hai pháp năng lập và sở lập hiện gấp đôi, như nói:“Nơi cái bình, thấy tánh sở tạo và tánh vô thường”.

 

Chú Thích:

 

“Không hợp”: “Hợïp”, nghĩa là phối hợp, kết hợp. “Không hợp”, là từ không có phối hợp. Chỉ cho Dụ đây không thể hiển bày được sự liên quan luận lý của Tông và Nhân, cùng Tông và Nhân không thể phối hợp mật thiết, lại dùng để chứng minh Tông chỗ thành lập. Pháp sư Chơn Giới nói rằng: “Dường như tất cả lập lượng, nên trình bày từ thích hợp, như nói: “Các điều tạo tác đây đều là vô thường vân vân”; nay thiếu từ của nó, cho nên chỗ này thành lỗi”.

 

      “Nơi chỗ”: nghĩa là nơi Dụ này.

“Không có phối hợp”: “Phối hợp”, nghĩa là sắp xếp phối hợp. Đây chỉ khoảng cách của “Dụ” cùng “Tông và Nhân” không thể phối hợp rất tốt, để đạt đến tác dụng nên có ở nơi “Dụ” của nó.

 

“Chỉ nơi cái bình vân vân”: “Cái bìnhvân vân” là Dụ (“Cái bình vân vân” đây chỉ là một thí dụ mà nói). Đây nghĩa là: chỉ có trong Dụ đã đề cử, thí dụ như “Cái bình” vân vân.

 

“Hai pháp năng lập và sở lập hiện gấp đôi”: “Hiện gấp đôi” là chỉ nêu ra song song. “Năng lập” tức là chỉ cho Chi Nhân. “Sở lập” tức là chỉ cho Chi Tông. Nghĩa là chỉ ở nơi trong sự Dụ đã đề cử, tánh hai pháp của Tông cùng Nhân song song được nêu ra, trung gian đều không giao tiếp với nhau.

 

“Như nói: nơi cái bình, thấy tánh sở tạo và tánh vô thường”:Như lập lượng nói: “Âm thanh là vô thường” làm Tông; “do vì tánh chỗ tạo tác của nó” làm Nhân; đề cử Đồng Dụ nói rằng: “Nơi cái bình (trong thí dụ đích thật như thế), (chúng tôi đều có thể thấy đến cái bình đích thật có Chi Nhân) Tánh chỗ tạo tácvà (Chi Tông) tánh vô thường”.Ở trong Dụ đây chỉ hoàn toàn đề xuất “cái bình” có đủ tánh của Tông cùng Nhân, nhưng lại không có dựa vào khoảng cách của hai cá tánh đây rốt ráo có liên quan như thế nào; cũng tức làchờ đến lúc có thể đề xuất cung cấp một chứng cứ, đạo lý đây lại chứng minh “nguyên vì là tánh chỗ tạo tác, cho nên là vô thường”.Nơi khi đề cử Dụ phải biết: mục đích của “Dụ” nơi đã đề cử là cần đến một sự thật thí dụ để ủng hộ “tánh chỗ tạo tác” (Nhân) tức là “vô thường” (Tông); cũng tức là dùng một sự thật thí dụ để chúng minh “do vì tánh chỗ tạo tác, vì vô thường”. Nhưng hiện tại luận giả chỉ đem hai tánh của “cái bình đặt song song”(đặt bằng nhau),  khoảng cách của hai đây đều khôngcó bất cứ liên quan luận lý nào, cho nên đều không thể Tông và Nhân hoà “hợp” để phát khởi giúp cho Tông và Nhân đã thành lập có chút liên quan mật thiết của luận lý(tánh hết sức tất yếu).

 

Lại nữa,chỗ then chốt thiếu mất của Dụ đây ở nơi chữ “và”,nguyên vì chữ “và” là từ liên tiếp đối với vân vân;hiện tại nếu cần bổ cứu chỗ thiếu mất đây, tất nhiên phải cải chánh rằng: “Âm thanh là vô thường, do vì tánh đã tạo tác, Đồng Dụ như cái bình, (phối hợp nói rằng:)các chỗ tạo tác đây đều là vô thường.Ởnơi đó thêm một câu từ “pháp hợp”, tức là có thể khiến “Dụ” cùng hai pháp “Tông và Nhân” kết hợp mật thiết nhau. Luận giả nguyên gốc chỗ lập Tông và Nhân, trên luận lý mặc dù không mảy may bệnh hoạn (không lỗi), đều có thể thành lập, đây chỉ là họ nương nơi “lý” mà “tự chấp nhận” (có thể tự cho nó đã chu đáo nên nói), chỗ gọi là chủ quan, tức là khiến có thể “nói chỗ lý hoàn thành”, chỉ là hoàn toàn không có khách quan chứng minh sự thật (chứng cứ); hiện tại đề cử Dụ, tức là ngoài Tông và Nhân nơi “trên lý”, lại đề xuất một chứng cứ cụ thể khách quan “trên sự” để chứng minh “Tông và Nhân” của chỗ thiết lập là sự thật có căn cứ, đều không phải vọng tưởng không bằng chứng, do đó “Dụ” đây liền có thể chứng minh tánh chính xác cùng tánh thực tại  của “Tông” và “Nhân” .Vì thế Dụ đây không chỉ phải hiển bày tánh của “Tông” cùng “Nhân”, lại còn phải có thể chỉ bày tánh  luận lý liên quan khoảng cách của “Tông” cùng “Nhân”: tức là tánh hết sức tất yếu.  “Dụ” như thế mới có thể trở thành là có năng lực chứng cứ trên sự thật của “Tông cùng Nhân”.

 

Nghĩa Thông Suốt: 

 

      Chỗ nói Dụ của “không” luận lý phối “hợp đây, nghĩa lànơi chỗ” Dụ đối với Tông và Nhân,“không có” thể luận lý khiến nó quan hệ “đi tới” kết “hợp”;“nhưng” (chỉ) “nơi” trên Dụ “cái bình” của chỗ đề cử,do pháp đồng cấp “song hiện”ra tánh “hai pháp” của Nhân “năng lập” cùng Tông “sở lập”, nguyên vì Dụ cùng Tông và Nhân đều không thể phối hợp mật thiết để đạt đến tác dụng có thích ứng của Chi Dụ.“Như” lập lượng “nói rằng:”âm thanh là vô thường làm Tông; do vì tánh chỗ tạo tác của nó làm Nhân; đề cử Dụ nói rằng: “nơi cái bình”, chúng ta đều “thấy” nó là “tánh của chỗ tạo tác và tánh vô thường”. (Dụ đây tuy hoàn toàn hiển bày đầy đủ “tánh vô thường” của Tông và “tánh chỗ tạo tác” của Nhân, nhưng “tánh chỗ tạo tác” cùng “tánh vô thường” đây, nơi đó chỉ là cùng nêu lên, đề cử một lược mà lập song song, kia và đây không có giao tiếp nhau, nên không thể dùng đây để chứng minh: “tánh chỗ tạo tác” nhất định là “tánh vô thường”, do đó không có pháp giúp đỡ (ủng hộ) cho Nhân của tánh chỗ tạo tác để nhất định có thể thành lập Tông của “vô thường”), do đó Dụ đây có lỗi không hợp.

 

Thí dụ thêm cho rõ:

Dụ đây không có lời phối hợp để kết thúc cho dễ hiểu, như:

 

      *- Tông: Âm thanh là vô thường,

      *- Nhân: Vì tánh chỗ tạo tác của nó,

      *- Đồng Dụ: Như cái bình.

 

      Dụ cái bình đây chỉ hiển bày đầy đủ tánh vô thường của Tông và tánh chỗ tạo tác của Nhân. Nhưng tánh chỗ tạo tác của Nhân và tánh vô thường của Tông không có chút giao tiếp quan hệ lẫn nhau để nói lên về tánh vô thường. CònDụ đây lại không có lời phối hợp nhằm chứng minh tánh chỗ tạo tác của Nhân nhất định là tánh vô thường để ủng hộ tánh vô thường của Tông, cho nên bị lỗi không hợp.

 

Tợ Dồng Dụ 5:

Tợ Đồng DụPhối Hợp BịĐiên Đảo.

 

Luận:

 

(Phối)Hợp (bị điên)đảo đây, nghĩa là phải nói rằng: “Các chỗ tạo tác đây đều là vô thường, mà lại điên đảo nói rằng: “Các vô thường đây đều là chỗ tạo tác”. Như thế gọi là phẩm Tợ Đồng Pháp Dụ.

 

Chú Thích:

 

Hợpđảo”: nghĩa là lờiphối hợp bị điênđảo. “Hợp” đây là hợp pháp; cũng là Hợp củamột trong Ngũ Phần Luận “Tông,Nhân, Dụ, Hợp, Kết).

 

“Nghĩa là phải nói rằng “các chỗ tạo tác đây đều là vô thường”, mà lại nói điên đảo rằng “các vô thường đây đều là chỗ tạo tác”:“Các chỗ tạo tác đây” là Nhân; “Vô thường” là Tông, đúng ra phải dùng “Nhân” để chứng minh cho “Tông” mà không phải dùng “Tông” để chứng minh cho “Nhân”; vì thế hợp pháp của trong “Dụ” đây là nói điên đảo.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

Chỗ nói điên “đảo” laø trình bày Dụ của từ “Hợp, nghĩa là”nơi trong Dụ đúng ra “phải nói rằng”: Đồng Dụ như cái bình, hợp pháp nói rằng: “Các chỗ tạo tác đây đều là vô thường, mà lại nói điên đảo rằng: các vô thường đây đều là chỗ tạo tác.” Như thế tức là có lỗi hợp pháp bị điên đảo.

 

“Như thế gọi” là các “phẩm” của “Tợ Đồng Pháp Dụ”(Trên đây đã giải thích năm thứ Tợ Đồng Pháp Dụ).

 

Thí dụ thêm cho rõ:

      Lời kết thúc phối hợp của Đồng Dụ đúng ra phải nói Nhân trước rồi nói Tông sau. Nhưng Đồng Dụ ở đây lại nói Tông trước rồi nói Nhân sau nên bị lỗi phối hợp điên đảo. Như:

 

      *- Tông: Cái bình là vô thường.

      *- Nhân: Vì chỗ tạo tác,

      *- Đồng Dụ: Các vô thường đây đều là chỗ tạo tác.

 

      Đúng ra Dụ đây phải nói: Các chỗ tạo tác đây (Nhân) đều là vô thường (Tông). Nhưng ở đây phối hợp lại nói đảo ngược như: Các vô thường đây (Tông) đều là chỗ tạo tác (Nhân), cho nên bị lỗi phối hợp điên đảo.

 

B)- Tợ Dị Dụ.

*- Tợ Dị Dụ 1: Tợ Dị Dụ Của Sở Lập Không Bỏ.-

 

Luận:

 

Trong pháp Tợ Dị (Dụ), sởlập không bỏ(Dụ) đây, nếu như có nói: “Các vô thường đây thấy nó (có) chất ngại, thí như(Dị Dụ) cực vi.” Do nơi cực vi (Dị Dụ vô thường) phápsở thành lập(Tông cho là) thường tánh (Nhân thì) không bỏ(Tông), (nhưng) vì họ (Ngoại Đạo) lập cực vi là thường tánh, phápcó thể thành lập không chất ngại(tức là) không (bị lỗi không bỏ).

 

Chú Thích:

 

      “Tợ Dị Pháp”: là pháp Tợ Dị Dụ.Đây tức là pháp đúng ra không phải pháp Dị Dụ có thể thành lập;  “Thật ra pháp Dị Dụ” đây chỉ là “giống nhau ở bề ngoài” (ngoại hình tương tợ nhau) mà thôi. Phàm là mục đích cần lập pháp Dị Dụ thì phải “hiển bày ngược lại” (tương phản: contrast) với Nhân. Sở dĩ nếu tưởng rằng  “vô thường” cho là hiển bày ngược lại với Tông “thường” và tưởng rằng “có chất ngại” cho là hiển bày ngược lại với Nhân “không chất ngại”,do đó phải cần lập “Dị Dụ” thì mới có thể hiển bày ngược lại với “Đồng Dụ”. Vì thế, Dị Dụ cũng có thể nói là một thứ “phản chứng” (dùng phương pháp tương phản để chứng minh).

 

      “Sở lập không bỏ”:“Sở lập” tức là Tông. “Bỏ” tức là loại bỏ, trừ khử, trừ khỏi. “Không bỏ” là tánh của Dụ đây nơi trong Tông không thể trừ khỏi; cũng tức là trong Chi Tông có tánh của Dụ này (Tánh của Tông cùng Dụ giống nhau).

 

“Các vô thường đây thấy kia có chất ngại”:Như lập lượng nói rằng: “Âm thanh là thường” làm Tông; “do vì không chất ngại” làm Nhân; các vô thường đây chúng tôi đều thấy nó có chất ngại, mà âm thanh thì không chất ngại, cho nên âm thanh không phải vô thường, mà chính là thường.

 

“Thí như cực vi”: nương nơi Tông trên, kế tiếp nói rằng: “Dị Dụ như cực vi”. Cực vi tuy là có chất ngại, có thể làm Dị Dụ của “Nhân không chất ngại”, nhưng trong pháp ngoại đạo kia lập cực vi cho là “Thường”, mà Tông “âm thanh cũng là thường”, cho nên Dụ cực vi là “Thường”, mà Tông cũng là “Thường”, giống nhau ở chỗ là “Thường”, do đó, cực vi không được thành lập làm “Dị Dụ” cho “âm thanh”.

“Chỗ thành lập pháp thường tánh không bỏ”:“Chỗthành lập pháp” tức là Tông. “Thường tánh” là Nhân, nguyên do Tông của sở lập là “Âm thanh là thường”. “Không bỏ” là không thể trừ bỏ. Nghĩa là Dị Dụ của cực vi đây đều không thể “thường tánh để phản lại bỏ” Tông; nguyên vì ngoại đạo lập cực vi là thường, cho nên tánh của “Dụ” đây cùng tánh của “Tông” đã là giống nhau, thì không thể “phản lại bỏ” (phản chứng) tánh của nó.

 

      “Pháp có thể thành lập không chất ngại không”:“Pháp có thể thành lập” tức là Nhân; nguyên vì “Nhân” của sở lập: là “do vì không chất ngại”. “Không chất ngại tức là không”: nghĩa là nó không tánh chất ngại tức là không “có lỗi không bỏ”. Nguyên vì Nhân thành lập ban đầu là “không chất ngại”, mà cực vi thì có chất ngại, Nhân đây dùng cực vi tạo làm Dị Dụ, đối với “Chi Nhân” mà nói, tức là không bị lỗi “không bỏ tánh của nó”. Phối hợp với ở trên mà nói,tức là Dụ của cực vi đây, nơi “Nhân” có thể thành Dị Dụ, nơi “Tông” thì không thành Dị Dụ.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

Nơi “trong pháp Tợ Dị” Dụ, thứ nhất Dụ “đây sở lập không bỏ”, “nếu như có” người lập lượng “nói:” âm thanh là thường làm Tông: do vì nó không chất ngại làm Nhân: do “các vô thường đây” chúng ta đều “thấy kia” có “chất ngại”, mà âm thanh không chất ngại, cho nên âm thanh không phải vô thường, do đó âm thanh là thường; Dị Dụ là: “dụ như cực vi. Do nơi” Dụ của “cực vi” đây đối với “tánh thường” của “pháp sởthành lập” (Tông) đều “không” thể trừ “bỏ”, do “vì” ngoại đạo “kia” đã “lập cực vi là tánh thường”, không thể dùng tánh thường của cực vi phản lại hiển bày tánh thường của âm thanh, cho nên mất công năng của Dị Dụ.Nhưng mà Dụ đây nơi tánh “không chất ngại” của “pháp có thể thành lập” (Nhân), tức là “không có” lỗi không bỏ. Do đó, Dụ đây nơi Nhân có thể thành Dị Dụ, nơi Tông thì không thể thành Dị Dụ, do vì nó có lỗi sở lập không bỏ.

 

      Thí dụ thên cho rõ:

      Dị Dụ này không trái với Tông nên bị lỗi, như:

 

      *- Tông: Âm thanh là thường,

      *- Nhân: vì nó không chất ngại,

      *- Dị Dụ: Như cực vi là thường, nhưng nó có chất ngại.

 

      Dị Dụ cực vi này theo ngoại đạo cho là thường thì không trái với Tông, nhưng nó có chất ngại vì thế trái với Nhân nên bị lỗi không bỏ.   

 

*- Tợ Dị Dụ 2: Tợ Dị Dụ của Năng Lập Không Bỏ.-

 

Luận:

 

      Năng lập (Nhân) không bỏ đây, nghĩa là nói: “Như nghiệp”(Dị Dụ). Chỉ bỏ sở lập(Tông), không bỏ năng lập(Nhân): vì kia (ngoại đạo) bảo các nghiệp không chất ngại.

 

Chú Thích:

 

      “Năng lập không bỏ”: “Năng lập” tức là Chi Nhân. “Không bỏ”, là không thể trừ bỏ. Nghĩa là Dị Dụ đây đối với “Nhân” mà nói, không thể trừ bỏ tánh giống nhau của nó so với cùng “Dụ”: cũng tức là tánh của “Dụ”cùng tánh của “Nhân” không phải khác nhau, vì thế Dụ đây đối với “Chi Nhân” mà nói, không được là “Dị Dụ”, do vì tánh của hai đây giống nhau.

 

      “Nghĩa là nói: như nghiệp”:tức là như lập lượng ở trước: “Âm thanh là thường làm Tông, do vì nó không chất ngại làm Nhân; Dị Dụ như nghiệp”.

      “Chỉ bỏ sở lập”: “Chỉ” tức là không những. “sở lập” tức là Tông. Nghĩa là Dụ của “Nghiệp” đây, chỉ có thể phản lại để bỏ tánh của “Chi Tông”; nguyên vì Tông này là “thường”, mà nghiệp là “vô thường”, “nghiệp” của vô thường có thể dùng phản lại để bỏ (phản lại biển bày) “Tông thường” và Nhân đây được làm Dị Dụ của “Tông thường”.

 

      “Không bỏ năng lập, vì kia bảo rằng các nghiệp không chất ngại”: “Năng lập” tức là Chi Nhân; Chi Nhân đây là “không chất ngại”. “Kia” là chỉ cho ngoại đạo. Những ngoại đạo ấy cũng nói nghiệp là không chất ngại, do đó, tánh của “nghiệp” lại cùng với tánh của “Chi Nhân” giống nhau, đều là không chất ngại, cho nên “Nghiệp Dụ” đây đều không thể dùng để hiển bày phản lại (phản lại bỏ) tánh của “Chi Nhân”. Vì thế “Nghiệp Dụ” đây không được thành là Dị Dụ của “Chi Nhân”. Phối hợp ở trên mà nói, tức là “Nghiệp Dụ” đây, nơi “Tông” thì được thành Dị Dụ, nơi “Chi Nhân” thì không được thành Dị Dụ.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

      Chỗ nói nơi Nhân “năng lập không” thể phản lại để “bỏ” (phản lại hiển bày) tánh Dị Dụ của nó “đây, nghĩa là” lập luận “nói rằng:” âm thanh là thường làm Tông; do vì nó không chất ngại làm Nhân: Dị Dụ “như nghiệp”.Nhưng Dụ của nghiệp đây, “chỉ” có thể phản lại để “bỏ” (phản lại hiển bày) thường tánh của “sở lập” (Tông), lại “không” thể phản lại để “bỏ” (phản lại hiển bày) tánh không chất ngại của “năng lập” (Nhân), do “vì” ngoại đạo “kia” cũng “nói các nghiệp” “không chất ngại”, thì Dụ Nghiệp cùng Chi Nhân đây đều là tánh không chất ngại, cho nên Dụ đây nơi Nhân đều không công dụng phản lại để bỏ, do đó không được thành là Dị Dụ của Nhân.

 

Thí dụ thêm cho rõ:

      Tợ Dị Dụ này không trái ngược với Nhân nên bị lỗi không bỏ, như:

      *- Tông:Âm thanh là thường,

      *- Nhân:Do vì nó không chất ngại.

      *- Dị Dụ:Như nghiệp.

 

      Tợ Dị Dụ này chỉ trái ngược với Tông là vô thường, nhưng giống nhau với Nhân cũng là không chất ngại, cho nên bị lỗi.

 

*- Tợ Dị Dụ 3: Tợ Dị Dụ của Câu Không Bỏ(Không Trái).-

 

Luận:

 

Câu (cả hai)không bỏ (không trái)đây, đối với kia có luận, nói rằng” “như hư không”. Do hư không kia không bỏ tánh thường trụ không chất ngại, do vì nói hư không là tánh thường, vì không chất ngại.

 

Chú Thích:

 

“Câu không bỏ”: tức là Dị Dụ đây đối với Tông cùng Nhân mà nói, đều không thể hiển bày phản lại tánh của nó, nguyên vì “Dụ” đây cùng “Tông và Nhân” vừa đúng đều là đồng tánh.

 

“Như đối với kia có luận nói”:“có luận” là có luận về hư không. Câu đây nghĩa là thí như nói “không luận về hư không đây” đối với“có luận về hư không đây”.

 

“Như hư không”: đều nói là: cũng như ở trước lập lượng nói rằng: “Âm thanh là thường làm Tông, do vì nó không chất ngại làm Nhân, Dị Dụ như hư không”.

 

“Do hư không kia không bỏ thường trụ”:“do”nghĩa là do nơi, là nhân vì. “Thường trụ”đây chỉ cho âm thanh là Tông của thường trụ. Do nơi Dụ của hư không kia đều không thể trừ bỏ Tông của thường trụ, nguyên vì hư không cùng Tông đây đều là thường trụ.

 

      “Tánh không chất ngại”:Nghĩa là Dụ hư không đây cũng không thể phản loại bỏ tánh không ngại của Chi Nhân, nguyên vì hư không cùng Chi Nhân đều là tánh không chất ngại.

 

      “Do vì nói hư không là tánh thường, vì không chất ngại”: “do”, là nhân vì. Nguyên vì ngoại đạo kia nói tánh của hư không là thường trụ, lại không chất ngại. Do đó Dụ của hư không đây cùng hai chi Tông và Nhân chính là giống nhau, vì thế không thể hiển bày phản lại tánh của nó, cho nên có lỗi của “câu (cả hai) không bỏ”.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

Chỗ nói Dị Dụ của “Câu (cả hai) không” thể phản lại “bỏ đây”, thí như không có hư không,nhưng “Luận” giả “đối với” (hư không)“kia (cho là “có” nên lập lượng “nói rằng:” Âm thanh là thường(Tông), do vì không chất ngại (Nhân), Dị Dụ “như hư không. Do”nơi Dị Dụ của “hư không kia” đều “không” có thể phản lại để “bỏ” (hiển bày phản lại) Tông của âm thanh là “thường trụ” (nguyên vì hư không cùng âm thanh đều là thường trụ); cũng không thể hiển bày phản lại Tánh không chất ngại của Chi Nhân. “Do vì” ngoại đạo kia “nói hư không là tánh thường”.Vả lại “vì không chất ngại”, do đó Dụ Hư Không đây, tánh của nó cùng Chi Tông và Chi Nhân đều không khác nhau, cho nên có lỗi cả hai đều không bỏ, mà không thể trở thành là Dị Dụ.

 

Thí dụ thêm cho rõ:

                   *-Tông: Âm thanh là thường trụ,

                   *- Nhân:Vì tánh không chất ngại

                   *- Dị Dụ: như hư không cũng là tánh thường và cũng là tánh không 

                                    chất ngại.

      Theo lẽ Dị Dụ phải trái ngược với Tông và Nhân, nhưng ở đây Dị Dụ không trái ngược với Tông và Nhân nên bị lỗi.

 

*- Tợ Dị Dụ 4: Tợ Dị Dụ Không Lìa Bỏ.-

 

Luận:

 

Không lìa bỏ đây, nghĩa là nói: “như cái bình, thấy tánh vô thường, có tánh chất ngại”.

 

Chú Thích:

 

      “Không lìa bỏ”: “Lìa bỏ” nghĩa là không gắn liền dựa vào nhau;ý của “Lìa” cùng “bỏ” gần nhau. “Không lìa bỏ” tức là không thể lìa bỏ. Lỗi của Dị Dụ đây, cùng lỗi “không hợp” thứ tư của Đồng Dụ thuộc loại tương tợ; nơi trong Dị Dụ đây nhân vì “tánh vô thường” cùng “tánh có chất ngại” ở nơi đó cũng là song song đều là ngang hàng nhau, chỉ vì không hiển bày được sự dựa vào nhau của lìa bỏ, cho nên tánh luận lý đối với Tông cùng Nhân không có pháp phối hợp để đem hết công năng phản lại mà trừ bỏ nó.

 

      “Như cái bình”:Như lập lượng nói rằng: “Âm thanh là thường (Tông); do vì nó không có chất ngại (Nhân), Dị Dụ như cái bình.” Do cái bình là vô thường, lại có chất ngại, cho nên được làm Dị Dụ.

 

“Thấy tánh vô thường, có tánh chất ngại”: chúng ta đều thấy được cái bình là tánh vô thường, lại có tánh chất ngại.Nếu như cần Dụ nào đó làm thành “Dị Dụ” của một lập luận, ngoài ra không thể không kể tánh của nó,lẽ tất nhiên khi kể thì phải so cùng tánh của Tông và Nhân đóng vai khác nhau, mà còn nơi trần (trình bày tường) thuật Dụ đây để tạo làm pháp hợp thời thì phải biểu hiện ra tánh luận lý liên quan hai thứ tánh chất của nó, cũng chính là hai tánh Tông và Nhân chỗ phối hợp của Dụ này (tánh vô thường cùng tánh có tánh chất ngại), còn phải hiển bày kia và đây có một thứ “đầy đủ tánh cần thiết”, do đó mới có thể “phản chứng” khoảng cách của Tông và Nhân, cũng là có “đầy đủ tánh cần thiết” như thế (nếu và chỉ nếu, if and only if).Nhưng mà hiện tại luận giả khi trần thuật hai tánh của Dụ này (tánh vô thường cùng tánh có chất ngại), chỉ là đem hai tánh đây đều trình bày (cùng tình hình giống nhau “không hợp” của Tợ Đồng Dụ ở trước), do đó đều không thể biểu thị ra “có tánh chất ngại là vô thường”, dùng để hiển bày phản lại “không có tánh chất ngại là thường”. Nếu cần bổ cứu thì tất nhiên phải cải tạo: “Âm thanh là thường (Tông); do vì không chất ngại (Nhân); Dị Dụ như cái bình, (do) các vô thường đây (chúng ta đều) thấy kia (có) chất ngại, dụ như cái bình vân vân.”

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

Chỗ nói Dị Dụ“không” thể “lìa” bỏ “đây, nghĩa là” như lập lượng “nói”: Âm thanh là thường (Tông); do vì không chất ngại (Nhân), Dị Dụ “như cái bình”, chúng ta đều “thấy” cái bình là “tánh vô thường”, vì nó “có tánh chất ngại”.(Nhưng trong Dị Dụ đây đều chưa hiển bày có tánh chất ngại là vô thường, cho nên không có pháp phản lại Tông và Nhân cũng như chưa hiển bày không có tánh chất ngại là thường, lẽ cố nhiên Dị Dụ đây vì không hiển bày được sự lìa bỏ Tông và Nhân, cho nên có lỗi không lìa bỏ, do đó mà thành Tợ Dị Dụ.)

 

Thí dụ thêm cho rõ:

      Dị Dụ không có lời kết thúc để lìa bỏ Tông và Nhân:

 

      *- Tông:Âm thanh là thường.

      *- Nhân: Do vì không chất ngại.

      *- Dị Dụ: Như cái bình. 

 

     Dị Dụ về cái bình đây không giải thích rõ tánh vô thường và có tánh chất ngại của nó nhằm phối hợp để kết thúc lìa bỏ tánh thường của Tông và tánh không chất ngại của Nhân, cho nên bị lỗi không lìa bỏ.

 

*- Tợ Dị Dụ 5:Tợ Dị Dụ Của Lìa Bỏ Bị Đảo Ngược.-

 

Luận:

 

      Lìa bỏ bị đảo ngược đây, nghĩa là như nói: “Cácchất ngại đây đều là vô thường.”

 

Giải Thích:

 

“Lìa bỏ bị đảo ngược đây”: khi đề cử Đồng Dụ thì phải dùng ‘phối hợp”, khi đề cử Dị Dụ thì phải dùng “lìa bỏ”. Phápbiểu thị “phối hợp” của Đồng Dụ,tất nhiên phải là “Nhân trước Tông sau”; nhưng pháp biểu thị “lìa bỏ” của Dị Dụ thì ngược lại, tất nhiên phải “Tông trước Nhân sau”.Nếu “lìa bỏ” của Dị Dụ là Nhân trước Tông sau thì trở thành “lìa bỏ bị đảo ngược”.

 

“Các chất ngại đây, đều là vô thường”:Như lập lượng nói rằng: “Âm thanh là thường (Tông); do vì không chất ngại (Nhân); Dị Dụ (đề cử phản chứng) như cái bình, các chất ngại đây đều là vô thường.” Đây là Dụ của “lìa bỏ bị đảo ngược”, chính xác hơn tức là hiển bày phản lại “lìa khỏi” mà nói: “Dị Dụ như cái bình, các vô thường đây, thấy kia có chất ngại.”

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

Chỗ nói Dị Dụ của “lìa khỏi bị đảo ngược đây”, nghĩa là như nói rằng:” âm thanh là thường (Tông); do vì không chất ngại (Nhân); Dị Dụ như cái bình, “các”“chất ngại đây đều là vô thường”, như thế liền có lỗi của lìa khỏi. (nên nơi trong Dị Dụ tạo “lìa khỏi” mà nói: Dị Dụ như cái bình, các vô thường đây thấy kia đều có chất ngại, như cái bình vân vân; như thế trần(trình bày, tường) thuật của tạo “lìa khỏi” thì không có lỗi của “lìa khỏi bị đảo ngược”.)

 

Thí dụ thêm cho rõ:

      Dị Dụ nhằm kết thúc để lìa khỏi Tông và Nhân lại phối hợp trái ngượcnên có lỗi, như:

 

      *- Tông: Âm thanh là thường,

      *- Nhân: Do vì không chất ngại

      *- Dị Dụ: Như cái bình, các cất ngại đây (Nhân) đều là vô thường (Tông),                                                                                                                          

                       thế là có lỗi lìa khỏi bị đảo ngược.

 

      Đúng ra để kết thúc Dị Dụ phải nói Tông trước và Nhân sau, như:Dị Dụ: Các vô thường đây (Tông) thấy kia đều có chất ngại (Nhân) như cái bình vân vân. Đây là không bị lỗi đảo ngược.

 

      4.- Kết Ngữ (Lời kết luận)

 

Luận:

 

Như thế tất cả Tợ Tông, Tợ Nhân, Tợ Dụ đã nói qua không phải là Năng Lập chân chánh.

 

Giải Thích:

 

      “Như thế tất cả Tợ Tông, Tợ Nhân, Tợ Dụ”: “Như thế tất cả” là những thứ này. “Tợ Tông Tợ Nhân Tợ Dụ” là Tông Nhân Dụ tương tợ.

 

“Đã nói qua không phải là năng lập chân chánh”:“Nói” tức là lời nói. “Chánh” tức là chân chánh. Chúng ta lại nói chúng nó là không phải Tông, Nhân, Dụ của năng lập chân chánh, mà những thứ này là Tợ Tông, Tợ Nhân, Tợ Dụ,chỉ cóhình thức tương tợ ở nơi Tông, Nhân, Dụ, nhưng đều không thể chân chánh phát khởi tác dụng của Tông, Nhân, Dụ.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

      “Như thế tất cả Tông, Nhân, Dụ” tương “tợ”, chúng ta liền “nói” nó là “không phải” là Tông, Nhân, Dụ của “năng lập”chân “chánh”,do vì chỉ hình thức tương tợ nơi Tông Nhân Dụ mà thôi.

 

IV.- HAI MÔN LƯỢNG CỦA TỰ NGỘ.-

A. Chân Hai Môn Lượng.

Luận:

Thứ đến, vì tự khai ngộ, đương nhiên biết chỉ có hai lượng hiện và tỷ.

Nghĩa Thông Suốt:

“Thứ đến, là” hoàn toàn khiến “tự” mình đã thâu hoạch được lợi ích của

“khai ngộ, đương nhiên biết chỉ có hai lượng hiện và tỷ”.(Cũng tức là chỉ có thông suốt qua hai lượng hiện và tỷ thì mới có thể đạt đến lợi ích của tự ngộ, ngoại trừ đây, riêng không có pháp nào khác).

 

      1, Chân Hiện Lượng.

Luận:

      Trong hiện lượng đây, nghĩa là không phân biệt; nếu có chánh trí, nơi nghĩa sắc vân vân, lìa thứ danh vân vân chỗ có phân biệt, hiện lượng chuyển biến riêng biệt, nên gọi là hiện lượng.

 

Chú Thích:

 

“Hiện lượng”: Hiện” là hiển hiện, hoặc hiện tiền. “Lượng” có thể dùng đo

lường mà mô thức đây là kiểu mẫu xác định (đối chiếu xác định). “Hiện lượng”, Pháp sư Chân Giới nói rằng: “Tức là dùng trí hiện tiền chiếu soi hiện lượng, (chỉ) ở nơi chỗ tự tướng chuyển (không phang duyên chấp trước tướng khác, chỗ khác),“quyến định không sai lầm, đích thân được pháp thể”, gọi là hiện lượng.

 

      “Vô phân biệt”: tức là trí vô phân biệt.Trí vô phân biệt tức là trí “lìa phân biệt”. Đại sư Khuy Cơ dẫn Nhân Minh Chánh Lý Môn Luận nói rằng: “Nhưng lìa phân biệt lược có bốn loại:

 

      a)- Ngũ Thức Thân (năm Thức trước)

      b)- Ngũ Câu Ý (Ý Thức cùng năm Thức trước đồng thời phát khởi),

      c)- Chư Tự Chứng (Tất cả Tự Chứng Phần của Tâm Vương Tâm Sở duyên noi 

            phần thấy của nó),

      d)- Người Tu Định (Người tu định nơi trong định lìa giáo pháp phân biệt, cũng

tức là trong định Độc Đầu Ý Thức duyên cảnh thiền định).

 

Bốn thứ đây đều xưng là Vô Phân Biệt, lại cũng xưng là “bốn loại tâm”. Lại nữa có chỗ gọi “Phân biệt” có ba thứ:

 

      a/- Tự Tánh Phân Biệt,

      b/- Tùy Niệm Phân Biệt,

      c/- Kế Độ Phân Biệt.

 

      Theo Đại sư Ngẫu Ích nói thì nếu như chỉ có “Tự Tánh Phân Biệt” mà không có “Tùy Niệm Phân Biệt” và “Kế Độ Phân Biệt” đó gọi là “Hiện Lượng”. (Tùy Niệm tức là “vọng tưởng”). Trí Vô Phân Biệt đây, theo như Kinh Viên Giác nói: “Thí như Nhãn Quang thấy rõ cảnh hiện tiền, đạt được chỗ không yêu ghét”, đây lại là Hiện Lượng Vô Phân Biệt: “Thấy rõ cảnh hiện tiền” tức là “Tự Tánh Phân Biệt” (hoặc liễu biệt), cũng chính là “Chánh Trí”. “Đạt được chỗ không yêu ghét” tức là không “Tuỳ Niệm và Kế Độ Phân Biệt”.“Nhãn Quang” tức là Nhãn Căn, Nhãn Căn hoặc phân biệt rõ của năm Thức trước, là lập tức phân biệt rõ hiện tiền, không có cảm tình hổn tạp, cũng không giá trị phán đoán hổn tạp, cũng không phang duyên pháp hoặc cảnh khác của nó, đây chính là hiện lượng. Tuy nhiên trong hiện lượng vô phân biệt, có một thứ cứu cánh tột cùng --- cũng tức là dùng trí căn bản để chứng lý chân như ----- đây là chỗ chứng đắc của bậc Thánh Nhân, nhưng mà “Trí hiện lượng vô phân biệt đây” lại ở trong năm Căn Thức của tất cả chúng sanh đều có nó: tất cả phàm phu ở chỗ đất xấu cằn cỗi,  cho đến đường dị sanh lông lá, liền khiến điên đảo hôn mê làm sao, cũng đều vốn đầy đủ chánh trí hiện lượng này, chỉ là sử dụng hàng ngày mà không tự hiểu biết đấy thôi. Đây là một hơi thở nhanh chóng tối trọng yếu của Tập Nhân Minh Pháp Tướng mang đến giúp chúng ta: Hiện lượng chánh trí vô phân biệt đây phàm thánh đều có đủ, chỉ là giác ngộ cùng không giác ngộ mà thôi.

 

      “Nếu có Chánh Trí”: “Chánh Trí” tức là ánh sáng tiêu biểu không phải là “Tà Trí”nương nơi tà giáo, cũng không phải là “Trí mê loạn” nương nơi tâm vọng hiện của mình, thí dụ như Kinh Lăng Nghiêm nói: do mắt bị che lấp mà thấy có lông năm màu luân chuyển, hoặc thấy mặt trăng thứ hai..v..v...... Tạp Tập Luận nói rằng: “Hiện Lượng đây, tự mình chính sáng tỏ rỏ rành không có nghĩa mê loạn”. Chỗ nói trong đây đích thực là “Chánh Trí”, cũng chính là “không mê loạn” của Tạp Tập Luận nói. “Không mê loạn” đây là không mê không loạn, như lìa khỏi vọng thấy hoả luân xoay tròn..v..v.......(Chỉ có một bó đuốc, đều không có “hoả luân”; bó đuốc thì có thật, còn hoả luận thì không phải có thật, do duyên hợp vọng sanh; nếu nhận cho hoả luân là có thật, tức là mê loạn. Hoả Luân đã là như thế, mười tám giới cũng là như thế.)

 

“Nơi nghĩa sắc vân vân”:“Sắc vân vân” tức là năm cảnh giới: sắc, thinh, hương, vị và xúc. “Nghĩa” tức là cảnh giới. Trong Duy Thức Học cho “Cảnh” xưng là “Nghĩa” như thế nào?Nguyên vì“Nghĩa” đây có ý là nghĩa lý, ý nghĩa, mà năm cảnh đây không phải là trần cảnh mê loạn của Tâm Sở “loạn duyên loạn thủ”, cho nên gọi là “Nghĩa” hoặc “Nghĩa Cảnh”.

 

      “Lìa danh chủng vân vân chỗ có phân biệt”:“Danh” là danh ngôn. “Chủng” là chủng loại. Nhân Minh Chánh Lý Môn Luận nói rằng: “Xa lìa tất cả chủng loại danh ngôn, giả lập các môn phân biệt không khác.” Chủng loại tức là phân loại, đây có hai chủng loại, chủng loại thế gian và chủng loại ngoại đạo. Chủng loại thế gian, như sanh vật, vật lý, hoá học, triết học..v..v...... đem tất cả sự vật, phân ra bộ môn, riêng biệt từng loại, mỗi thứ đặt cho nó một tên.Chủng loại của ngoại đạo như Thắng Luận Sư đã lập “Sáu cú nghĩa”, Đại Hữu, Đồng Dị, Hoà Hợp vân vân. Cho đến Số Luận Sư đã lập “ba Đức” vân vân, hoặc hai nghi của Nho và Đạo là Tứ Tượng, Bát Quái, Âm Dương, Ngũ Hành vân vân. Như con mắt một người vọng thấy bên đường có hoa, Nhãn căn soi rõ, liền biết là hoa, đây là niệm thức nhất, lúc đó chính nó không phân biệt kia hoặc liên tưởng (phang duyên, vọng tưởng, tính toán). Nơi sát na thư hai, liền khởi niệm là: “Đây là hoa gì?”, đó là “Danh ngôn phân biệt chủng loại”, cũng chính là “Y Tha Khởi Tánh”.Đó là thường tưởng: tưởng là hoa đinh hương hoặc hoa dã cúc..v..v..... ; sau đó lại tưởng: đây là thuộc giống gì, thứ gì (niệm sanh vật tốt); hoa đây có thể không phải loại thuốc (niệm y dược tốt); hoa đây đẹp tuyệt, thích hợp vẻ cảnh thật, để vào sách, thích hợp để vào thơ, thích hợp bình hoa (đây là niệm văn học tốt, nghệ thuật, người làm vườn), tất cả niệm như thế, tức là kế độ phân biệt của sát na thứ ba, hoặc “Tánh Biến Kế Sở Chấp”, Sáu Cú Nghĩa, Ba Đức, Âm Dương, Ngũ Hành vân vân cũng đều thuộc nơi đây. Mà cảnh giới hiện lượng tức là lìa nơi Y Tha Khởi và phân biệt Biến Kế vân vân của tất cả phàm phu và ngoại đạo.

 

      “Hiện Lượng Biệt Chuyển”:“Hiện hiện” có hai thứ giải thích. 1, Hiện tiền hiện khởi, gọi là hiện hiện. 2, Nghĩa là nơi thể hiện khởi của “bốn loại tâm”, nguyên vì thể của nó hiện ra không phải một (Lời trùng nhau là tiêu biểu không chỉ có một, mà là số nhiều), cho nên gọi là hiện hiện. “Biệt” là riêng rẻ nhau, nghĩa là mỗi mỗi riêng biệt nhau. “Chuyển” là vận chuyển; “bốn loại tâm” tạo nghiệp nắm lấy cảnh, gọi là chuyển. Nhân Minh Chánh Lý Môn Luận nói rằng: “Do không cùng duyên, hiện hiện vận chuyển riêng biệt, nên gọi là hiện lượng”. Đại sư Khuy Cơ giải thích rằng: “Năm căn đều chiếu sáng tên cảnh tự hiện; Thức nương nơi đây gọi là hiện hiện; mỗi mỗi nắm lấy cảnh riêng biệt, gọi là biệt hiện; vì cảnh mỗi mỗi riêng biệt gọi là không cùng duyên.” Pháp sư Chân Giới nói rằng: “Những cảnh không duyên nơi bí ẩn, tối tăm, che giấu, ngăn cách và quá (khứ) vị (lai), cho nên gọi là hiện lượng. Tự tướng (tướng căn bản của các) cảnh chứng (đắc) không giống (nơi) cộng tướng của sáu Thức duyên, nên gọi là Hiện Hiện Biệt Chuyển. Do nơi (chỉ ở) chỗ tự tướng (vận) chuyển (lại không duyên riêng biệt tướng khác), cho nên gọi là Chân Hiện Lượng”. Hợp lại nói rằng, “Hiện hiện biệt chuyển” cũng chính là: bốn loại tâm chỉ ở trên cảnh tự thân của hiện tiền hiện khởi, cá biệt vận chuyển (lập tức đương thể chiếu soi thấy rõ ràng),ngoạitrừ đây, không có ngang dọc các thứ phang duyên suy nghĩ tính toán: ở phương diện “ngang”, không phang duyên loại khác mà phát khởi tính toán; ở phương diện “dọc” không tham tướng của tự loại quá khứ vị lai; nhân đây tự, tha, cộng ba tướng, trước sau đoạn trừ ba cõi, chỉ có bản tướng của thể đương nhiên ngay lập tức, lìa tất cả phân biệt nhớ tưởng, nên gọi là hiện lượng.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

      “Trong đây”chỗ nói “hiện lượng chính là” Trí “Vô Phân Biệt”, “nếu có chánh trí” nương nơi không mê loạn,“nghĩa là” cảnh “nơi sắc” thinh hương vị xúc“vân vân”, có thể “lìa” nơi “danh” ngôn, “chủng” loại (phân loại) “vân vân chỗ có” y tha, biến kế “phân biệt”, chỉ khiến cảnh của tâm nơi “hiện” tiền “hiện” khởi, đều vận “chuyển riêng biệt”,do chánh trí đều chọn lấy cảnh riêng biệt, không duyên nơi tướng biến kế khác, hoặc tự tướng của quá khứ và vị lai, “nên gọi”“Hiện Lượng”.(nói đơn giản, hiện lượng tức là ngay lập tức nhìn đến chọn lấy, không vọng tưởng phân biệt, không phang duyên tính toán, mà biết rõ tướng trí thanh tịnh của nó.)

 

2, Chân Tỷ Lượng.

 

Luận:

 

Nói tỷ lượng đây, nghĩa là dựa vào các tướng mà quán nơi nghĩa. Tướng có ba loại, như trước đã nói. Do nơi kia làm Nhân, nơi chỗ so sánh nghĩa có chánh trí sanh, biết rõ có lửa, hoặc vô thường vân vân, là gọi Tỷ Lượng.

 

Chú Thích:

 

      “Tỷ Lượng”: là xét biết qua suy luận. “Tỷ” là ý có suy luận (infer), suy lý, suy loại. Tức là dùng “Nhân” đã biết suy luận chứng minh “Tông” chưa biết, mà chánh trí được phát sanh. Tỷ lượng tuy nhiên không như chánh trí thân chứng của hiện lượng, nhưng cũng thuộc chỗ thâu lấy của chánh trí, thường khiến người nơi chánh lý được tín giải chân chánh, cuối cùng cho dẫn vào hiện lượng chánh trí, vì tỷ lượng nơi bậc phàm phu và bậc hiền, phần trọng yếu: tất cả Bồ Tát và phàm phu, do nơi thánh giáo tu tập, mà đặng trí tỷ lượng, cho nên có thể  tiến nhanh tới cứu cánh vô thượng bồ đề; nói ngược lại, nếu không trí tỷ lượng dù ở trong bàng sanh  thì tất cả chúng sanh không có phương pháp từ phàm vào thánh, tức là ở nơi Thánh đạo vĩnh viễn không đặng vào. Theo Du Già Sư Địa Luận, Tỷ lượng có năm thứ:

 

      a)- Tướng Tỷ Lượng ---- tức là theo tướng trạng có quan hệ, hoặc do hiện tại (hoặc trước kia) chỗ đã thấy, mà suy độ cảnh giới chỗ muốn biết; như thấy khói suy độ biết có lửa, thấy tràng phan suy độ biết có xe.Đây tức là:do tướng quan hệ tướng trạng mà suy biết.

 

      b)- Thể Tỷ Lượng ---- Do hiện thấy bộ phận tự thể của một vật, mà “suy loại” bộ phận chỗ không hiện của nó. Như dùng hiện tại mà suy loại quá khứ, dùng quá khứ mà suy loại vị lai..v..v...... hoặc dùng việc gần mà suy loại việc xa..v..v...... Đây tức là do bộ phận mà suy biết toàn thể.

 

      c)- Nghiệp Tỷ Lượng ---- Do tác dụng mà suy biết chỗ nương tựa. Như thấy trên đất có hang sâu bị động vật đào khoét mà suy biếtcó chuột đào đất..v..v...... Đây tức là do chỗ tác nghiệp mà suy biết khả năng tác giả.

 

d)- Pháp Tỷ Lượng ---- do pháp nào đó mà “suy biết” cùng pháp gần nhau lệ thuộc nhau; như do pháp vô thường mà “suy biết” là khổ, do pháp khổ mà “suy biết” là không, do pháp không mà “suy biết” là vô ngã..v..v... .. Đây tức là do pháp Giáp mà suy biết pháp Ất gần nhau.

 

e)- Nhân Quả Tỷ Lượng ---- Do tướng nhân quả chuyển biến mà suy biết. Như thấy người đang đi “suy biết” nhất định đến phương khác; hoặc thấy người nào đó đã đến chỗ anh Ất mà “suy biết” người đó trước kia chưa đến ở chỗ anh Ất,nay quyết định có việc nên phải đi bộ hoặc đi xe. Đây tức làdo nhân mà suy biết quả, hoặc do quả mà suy biết nghiệp nhân,hoặc do thành quả mà suy biết phương pháp.

 

Nói đơn giản,trí của tỷ lượng là suy luận, trí của suy lý, đây là trong trí huệ của nhân loại, một thứ tối trọng yếu cũng là luận lý, luận lý học là cột trụ của chỗ nương tựa, và một thứ trí tuệ tối trọng yếu của chỗ cần phát triển. Nguyên vì thế gian có vạn sự vạn vật vô lượng, lý lại vô tận, người không khả năng có thể thấy, có thể thân chứng hiện tiền nơi trước mắt,vì đại bộ phận chỗ nhiếp lấy, tri thức học tập, học vấn, kinh nghiệm, đạo lý và trí tuệ của con người, tuyệt đối đại đa số là trải qua do trí tỷ lượng mà tiến hành.(Như “đề cử” một gốc cạnh mà dùng phản lại ba gốc cạnh ----- xem đến một gốc của mặt cao, liền biết nó lại có riêng ngoài ba gócmặt cao ----- tức là công dụng của trí tỷ lượng.) Nhơn đây trí tỷ lượng là y cứ và công cụ trọng yếu mà đạt được đại trí tuệ (trí hiện lượng). Tuy nhiên trí tỷ lượng không trực tiếp và đích thân thấy trí hiện lượng thân chứng cứu cánh viên mãn, nhưng nó lại là nương nơi chánh trí, làm cho chánh trí chỗ nhiếp lấy đều là tất cả phàm phu thông suốt và an trụ đường lối tất nhiên do thánh trí hiện lượng: tất cả “tín, giải, hạnh” đều là nương nơi Thánh Ngôn Lượng mà trí tỷ lượng phát khởi lại tu; do nương nơi tín giải hạnh của trí tỷ lượng mà có được “chứng ngộ” của hiện lượng; cho nên có thể biết trí tỷ lượng là nhân của thánh trí hiện lượng.

 

“Dựa vào các tướng mà quán nơi nghĩa”: “Các tướng” là chỉ các thứ tướng lệ thuộc nhau và quan hệ nhau. “Nghĩa” là cảnh là ý nghĩa cảnh giới.

 

“Tướng có ba thứ”:tức là đồng tướng (Tướng của hai vật giống nhau), Dị tướng (tướng của hai vật khác nhau) biến tướng là tướng của cộng đồng (là tướng từ ba vật trở lên).

 

“Do kia làm nhân, nơi chỗ cảnh suy luận, có sanh chánh trí”: do dựa vào các tướng kia làm nhân, mà đối với ý nghĩa cảnh giới cần nơi tưởng để suy biết, có chánh trí sản sanh, nhân đây tỷ lượng là thuộc nơi chánh trí thâu nhiếp; cũng chính là nói, nếu kết quả của suy lý, có thể sanh khởi chánh trí, đây mới là chân tỷ lượng. Ngược lại, kết quả của suy lý, đều không thể sanh khởi chánh trí, cho đến sanh khởi tà trí, thì không phải chân tỷ lượng, mà là tợ tỷ lượng, hoặc tà tỷ lượng.

 

“Biết rõ có lửa”: nghĩa là do thấy khói, mà biết rõ có lửa; đây là trí tỷ lượng của thế gian.

 

“Hoặc vô thường vân vân”:  nghĩa là do chỗ tạo tánh vân vân mà biết rõ vô thường; đây là trí tỷ lượng của xuất thế gian.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

      Chỗ “nói tỷ lượng đây, nghĩa là dựa vào các tướng” lệ thuộc nhau quan hệ nhau “mà quánnơi ý nghĩa” củacảnh giới.“Tướng có ba thứ” đồng, dị và biến,“như trước đã nói.”Trải qua “do” các tướng “kia làm nhân”, đối với “nơi chỗ ý nghĩa” cảnh giới muốn “suy” biết,có thể “có chánh trí sanh” khởi, mới có thể xưng là trí tỷ lượng. Như do khói mà “biết rõ có lửa, hoặc” do chỗ tạo tánh, mà biết rõ “vô thường vân vân. Đây tên”“Tỷ Lượng”.

 

      3,- Lời Kết Luận.

Luận:

 

      Nơi trong hai lượng, tức là trí cũng gọi là quả, là vì chứng tướng, như vì có tác dụng mà hiển hiện, cũng gọi là lượng.

 

Chú Thích:

 

      “Nơi trong hai lượng”: “Hai lượng” tức là hiện lượng và tỷ lượng.

“Tức là trí cũng gọi là quả”:Trí chính là quả. Cũng tức là trí vô phân biệt của hiện lượng và trí có phân biệt của tỷ lượng, đều là quả, cũng là quả không phân biệt.

 

“Vì là chứng tướng”: Đây chỉ hiện lượng là chứng tướng, do vì trí hiện lượng có thể chứng biết cảnh không phân biệt.

 

“Như vì có tác dụng mà hiển hiện”:“Có tác dụng”, tức là tác dụng của cảnh giới hiện lượng. “Hiển hiện” nghĩa là hiển hiện rõ ràng, khiến người thấy được, biết được. Đây là chỉ cho trí của “chân tỷ lượng” có thể chứng biết cảnh của duyên khởi sai biệt, cố nhiên mặc dù chưa hiện thấy bản thể của cảnh giới hiện lượng, nhưng cũng có thể thấy mọi thứ tác dụng hiển hiện của bản thể, theo đó mà được khế hợp chánh trí.Đây tức là nói: do “trí hiện lượng” mà có thể thân chứng thể cứu cánh của chân thường; do “trí tỷ lượng” lại có thể chứng biết các nghĩa vô thường, khổ, không vân vân của chân thể chỗ hiện.

 

      “Cũng gọi là lượng”: “Lượng” là chứng lượng. Nghĩa là cũng có thể xưng là Nhất Chủng Chứng Lượng.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

      “Nơi trong hai lượng” của hiện và tỷ đây, “tức là” nó có chánh “trí” phân biệt và không phân biệt, đều được “gọi” “quả”,do “vì” hiện lượng cố nhiên “là tướng” của thánh “thân chứng”, được gọi là quả, mà chân tỷ lượng tuy chưa thân chứng pháp thể, nhưng do “v씓như có tác dụng mà” hiển hiện phân minh của cảnh giới hiện lượng, “cũng” có thể “gọi là” một thứ chứng “Lượng”.

 

B.  Tợ Hai Môn Lượng.

1, Tợ Hiện Lượng.

 

Luận:

 

      Có trí phân biệt ở nơi dị chuyển, gọi là hiện lượng. Cái bình hoàn toàn nương nơi các phân biệt mà sanh, do vì nơi nghĩa kia không dùng tự tướng làm cảnh giới, gọi là Tợ Hiện Lượng.

 

Chú Thích:

 

“Nơi nghĩa dị chuyển”: “Dị chuyển”, nghĩa là khác nơi bản tướng màchuyển; nghĩa là các trí phân biệt không xưng là cảnh thật (cùng các cảnh thật không hợp nhau), mà riêng biệt phát sanh giải thích hư vọng, gọi là dị chuyển. Pháp sư Chơn Giới nói rằng: “Tại Sao nói: nghĩa là (nơi) nam nữ trong trời đất đều thấy (có) một tướng hạp, gọi là tợ hiện lượng. Một tướng hạp đây, do các duyên hoà hợp, nắm lấy tất cả vi tế làm thành sắc, hợp năm uẩn làm thành người, gọi là một tướng hạp. Thấy như thế đó, là có trí phân biệt nơi nghĩa dị chuyển.”

“Cái bình hoàn toàn nương nơi các phân biệt mà sanh”: “Hoàn toàn”

là phân biệt hoàn toàn. “Phân biệt” là phân biệt hư vọng. Nghĩa là cái bình chỗ phân biệt hoàn toàn đều là nương các thứ vật mỗi thứ hợp nhau giả lập, đều không phải cảnh thật của vật, đều là do phân biệt hư vọng mà sanh.

“Do vì nơi nghĩa kia không dùng tự tướng làm cảnh giới”:Nguyên vì

cái bình nương theo loại chỗ duyên của chúng nó, không phải là do pháp “tự tướng bản nhiên” của nó làm cảnh giới sở duyên, mà là do “tướng hư vọng giả hợp chỗ hiện của tự tâm” làm cảnh giới.

 

“Gọi là tợ hiện lượng”: nguyên vì chỗ thấy biết của nó đó là “hiện

lượng của tương tợ”, không phải là hiện lượng chân thật.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

 Do “trí” của “hữu phân biệt, nơi nghĩa” các cảnh sáu trần của loại

bình, “khác” nơi bản tướng của nó mà “chuyển”,gọi là tợ hiện lượng.“Nghĩa là có các trí” của năng liễu biệt, “liễu” biệt nơi “cái bình nương tựa” mọi thứ vật giả tướng hòa hợp, thật tế đều do vọng tướng của “phân biệt mà sanh”, không phải cảnh thật của vật bản nhiên, “do vì nơi” các “nghĩa” cảnh của các cái bình “kia” đều “không do tự tướng” của pháp bản nhiên “làm cảnh giới” của sở duyên, mà là tự tâm phang duyên, phân biệt cảnh giới của pháp ở ngoài, không phải các pháp suy lường của bản nhiên hiện tiền, nên “gọi là hiện lượng” tương “tợ”.

 

      2, Tợ Tỷ Lượng.

 

Luận:

 

      Nếu trí tợ nhân làm trước, chỗ phát khởi các trí tợ nghĩa, gọi là Tợ Tỷ Lượng. Tợ Nhân có nhiều thứ, như trước đã nói. Dùng nó làm nhân, nơi chỗ tợ tỷ có các trí sanh, không thể gọi là chánh giải, mà gọi là Tợ Tỷ Lượng.

 

Chú Thích:

 

“Trí tợ nhân làm trước”: “Tợ Nhân”, bao gồm trước kia chỗ nói Chi Nhân của bất kỳ mười bốn thứ lỗi đều xưng là “Tợ Nhân”. “Trước” là con đường trước. Nghĩa là do bao gồm có “vọng trí Tợ Nhân” của mười bốn lỗi làm con đường trước.

 

“Chỗ phát khởi các trí tợ nghĩa”:Chỗ sanh khởi “tà trí tợ nghĩa” của các hư vọng phân biệt, tức là không thể chánh giải thật tướng, đây là “Tợ Tỷ Lượng”.

“Tợ chỗ suy luận”: nghĩa là suy luận loại tương tợ, suy lý tương tợ.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

      “Nếu” do vọng “trí tợ nhân” của bao hàm mười bốn lỗi “làm” con đường “trước, chỗ” sanh “khởi”“trí tợ nghĩa” của  “các” hư vọng phân biệt, không thể chánh giải thật tướng, “gọi là tợ tỷ lượng”.“Nhân” của tương “tợ”“nhiều thứ, như trước” kia “đã nói”, nếu “dùng” nhân tương tợ “kia làm” Chi “Nhân”, tức là thành tà nhân, “nơi chỗ” trong loại “suy luận” tương “tợ” liền khiến “các hữu trí sanh” khởi, cũng không phải chánh trí, cho nên “không thể chánh giải” đế lý thật tướng, mà trở thành tà huệ, tức “gọi là tỷ lượng” tương “tợ”.

 

      V.- BỘ MÔN CHÂN NĂNG PHÁ.-

 

Luận:

 

Lại nữa, nếu hiển bày lỗi lầm năng lập gọi là năng phá. Nghĩa là đầu tiên tánh năng lập bị lỗi thiếu mất, tánh lập tông bị lỗi, tánh không thành nhân, tánh trái ngược nhau với nhân và táng dụ bị lỗi; Hiển bày lời nói đây, là mở lối rõ ràng có chỗcho người hỏi, nên gọi là năng phá.

 

Chú Thích:

 

“Nếu hiển bày lỗi lầm năng lập”:Nếu như có thể chỉ rõ chỗ có lỗi lầm “Tợ Năng Lập” của đối phương, lại xưng là chân năng phá.

 

“Đầu tiên tánh năng lập bị lỗi thiếu mất”: “Đầu tiên”, nghĩa là ban đầu, mở đầu trước nhất. “Năng lập” là Tợ Năng Lập. Giây phút thứ nhất tức là lỗi của Tợ Năng Lập có các thứ thiếu mất.

 

“Tánh lập Tông bị lỗi”: thứ đến, giây phúc thứ hai lập Tông có chín thứ lỗi, cũng tức là “Chín lỗi Tợ Tông” đã nói ở trước:

 

      1, Hiện Lượng trái ngược nhau,

      2, Tỷ Lượng trái ngược nhau,

      3, Tự Giáo trái ngược nhau,

      4, Thế Gian trái ngược nhau,

      5, Tự ngữ trái ngược nhau,

      6, Năng Biệt bất cực thành,

      7, Sở Biệt bất cực thành,

      8, Câu bất cực thành,

      9, Tương phù cực thành.

 

      Không thành Tánh Nhân”:Đối phương hoặc phạm bốn thứ không thành tánh nhân,tức là loại thứ nhất của Tợ Nhân, “Bốn thứ không thành”:

 

      1, Lưỡng Câu không thành,

      2, Tùy Nhất không thành.

      3, Do Dự không thành,

      4, Sở Y không thành.

 

“Tánh Nhân Bất Định”:Hoặc phạm sáu Tánh Nhân bất định, tức là loại thứ hai của Tợ Nhân, “Sáu thứ Nhân bất định”:

 

      1, Cộng Bất Định,

      2, Bất Cộng Bất Định,

      3, Đồng Phẩm một phần chuyển, Dị Phẩm biến chuyển,

      4, Dị Phẩm một phần chuyển, Đồng Phẩm biến chuyển,

      5, Câu Phẩm một phần chuyển,

      6, Quyết Định trái ngược nhau.

 

“Tánh Nhân trái ngược nhau”: Hoặc phạm bốn thứ Tánh Nhân trái ngược nhau, cũng tức là loại thứ ba của Tợ Nhân, “Bốn thứ Nhân trái ngược nhau”:

 

      1, Nhân Pháp Tự Tướng trái ngược nhau,

      2, Nhân Pháp Sai Biệt trái ngược nhau,

      3, Nhân có Pháp Tự Tướng sai biệt nhau,

      4, Nhân có Pháp Sai Biệt trái ngược nhau.

 

“Và Dụ lỗi tánh”: Hoặc phạm mười thứ lỗi tánh của Tợ Đồng Dụ và Tợ Dị Dụ:

 

a)- Năm thứ Tợ Đồng Dụ:

      1, Pháp Năng Lập không thành,

      2, Pháp Sở Lập không thành,

      3,  Câu không thành,

      4, Không Hợp,

      5, Đảo Hợp.

 

b)- Năm thứ Tợ Dị Dụ:

      1, Sở Lập bất khiển

      2, Năng Lập bất khiển,

      3, Câu bất khiển,

      4, Không lìa,

      5, Lìa Đảo,

 

“Hiển bày lời nói đây:đều có thể khiến họ vạch ra.

“Mở lối rõ ràng cho kẻ hỏi”:cho đến người kia có nghi vấn, đều có thể khiến họ khai mở rõ ràng.

 

Nghĩa Thông Suốt:

      “Lại nữa, nếu” có thể “hiển bày lỗi mất” chỗ có nơi Tợ “Năng Lập” của đối phương, “gọi tên” lên án là Chân “Năng Phá”.Chính “nghĩa là” từ Tợ “Năng Lập ban đầu” có mọi thứ “Tánh lỗi kém thiếu” mở lối trước hết, kế đến, nó hoặc phạm chín “Tánh lỗi” của “lập Tông”, hoặc phạm bốn “Tánh Nhân không thành”, hoặc phạm sáu “Tánh Nhân bất định”, hoặc phạm bốn “Tánh Nhân trái ngược nhau, và”phạm mười thứ “Tánh lỗi” của Đồng và Dị “Dụ”, phàm các lỗi đây, đều có thể “hiển bày lời nói đây”, bao gồm có thể “mở lối rõ ràng” có chỗ cho “người hỏi , nên gọi” là Chân “Năng Phá”.

 

      VI.- BỘ MÔN TỢ NĂNG PHÁ.-

Luận:

 

Nếu hiển bày nói lỗi không thật của năng lập, gọi là Tợ Năng Phá. Nghĩa là nơi năng lập viên mãn, nói hiển bày thiếu mất tánh; nơi Tông không lỗi, nói Tông có lỗi; nơi Nhân thành tựu, nói Nhân không thành tựu; nơi Nhân quyết định, nói Nhân không quyết định; nơi Nhân không trái nhau, nói Nhân trái nhau; nơi Dụ không lỗi, nói Dụ có lỗi; nói năng như thế, gọi là Tợ Năng Phá, do vì không thể hiển bày Tông của họ bị lỗi mất, vì họkhông lỗi, đây chỉ  việc riêng.

 

 

Chú Thích:

 

      “Nếu nói hiển bày lỗi không thật của năng lập, gọi là Tợ Năng Phá”:“Hiển bày không thật” là không thể hiển bày chân thật. “Nói lỗi của năng lập”, nghĩa là nói lỗi năng lập của phía địch. “Tợ Năng Phá” là năng phá tương tợ, không phải năng phá chân thật.

“Nơi năng lập viên mãn, hiển bày lời nói thiếu mất tánh”: Nghĩa là đối với phía địch thật tại là viên mãn không thiếu sót, luận thuyết của năng lập, nó liền nói chỗ kia có thiếu mất.

 

“Nơi Tông không lỗi, nói Tông có lỗi”: Nơi Tông kia thật tại không lỗi mất, nó nói rằng “Tông kia có lỗi”.

 

“Vì họ không lỗi,đây chỉ việc riêng”:Chỗ kia lập lượng, thật tại không có tội lỗi, Nhân đây không nên bài xích. “việc riêng” là việc của bài xích đây.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

“Nếu không” có thể chân “thật hiển” bày “lời nói lỗi” mất nơi Tông

“năng lập” của phía địch, đó “gọi là năng phá” tương “tợ”, mà không phải chân năng phá. Tức “Nghĩa là nơi” luận chân “năng lập”của phía địch thật tại là “viên mãn”, mà nhà ngươi nói năng phản tác dụng bằng cách “hiển bày”hư vọng cho họ có “thiếu mất tánh”;“nơi Tông” của họ thật “không lỗi”, nhà ngươi nói năng ngược lại cho là “Tông có lỗi”; hoặc “nơi Nhân” của chân “thành tựu”, nhà ngươi “nói” năng phản tác dụng cho kia laø “Nhân không thành”; hoặc “nơi” họ thật là “Nhân quyết định”, nhà ngươi lại “nói” năng cho nó là “Nhân không quyết định”; hoặc “nơi Nhân không trái ngược nhau” của họ, nhà ngươi lại “nói” năng phản tác dụng bảo “Nhân” của họ “trái ngược nhau”; hoặc “nơi” họ “Dụ” thật “không lỗi”, nhà ngươi“nói” năng trách móc phản bác họ cho là “Dụ có lỗi”; những “lời nói như thế” được “gọi”“năng phá tương tợ”, không phải chân năng phá, “do không thể hiển bày lỗi mất” của “Tông họ”, nguyên vì “họ” thật “không lỗi, đây chỉ việc riêng” không nên vọng phá.

 

VII.- KỆ TỤNG TỔNG KẾT.

 

Luận:

 

Đã ban bố ít cú nghĩa, vì người mới lập phương thức,

      Trong nó thật lý không lý, diệu biện nơi chỗ dư thừa.

 

Chú Thích:

 

      “Ít cú nghĩa”: một ít nghĩa câu văn, lời nói khiêm tốn của luận giả.

 

“Vì người mới lập phương thức”: “phương thức” là phương vị, là kim chỉ nam; dụ như La Bàn của thuyền đi biển. “Người mới”: là chỉ cho người mới phát tâm. Nghĩa là lời nói chút ít đây là làm phương châm chỗ thiết lập cho kẻ ban đầu đã du lịch nơi biển Phật Pháp, nguyên vì người mới phát tâm dùng Nhân Minh đây, tức là có thể biện luận tà chánh, biết chỗ trở về chánh đạo.

 

      “Trong nó thật lý không lý”: “Trong nó” là nơi trong nó. “Lý” tức là ba Chi và Chân Hiện Lượng, Chân Tỷ Lượng của “Chân Năng Lập”.

 

“Diệu biện nơi chỗ dư thừa”: Không lý thì có thể phá, thật lý thì không thể phá: mà tất cả Luận Tạng, không lỗi thì ở nơi biện minh “Lý” đây, hoặc “không lý”, những biện luận khéo léo đây tất nhiên ở trong “Tạng Luận” kia mở rộng làm chỗ ứng dụng, cho nên nói “diệu biện nơi chỗ dư thừa”; mà chỗ đây chỉ là đưa ra cung cấp nguyên lý, phương pháp và kỹ xảo nơi Nhân Minh của những biện luận khéo léo kia,để làm lợi ích cho người học vào nơi bộ môn chánh lý.

 

Nghĩa Thông Suốt:

 

Tôi “đã” ban bố chút “ít cú nghĩa”, chính là hoàn toàn “vì” người “mới” nhập đạo mà “lập phương thức” (phương châm) hành đạo, nơi trong “phương thức”, “thời gian” ta hiển bày “thật lý” của Chi, Chân Hiện Lượng, Chân Tỷ Lượng hoàn toàn Chân Năng Lập, và “không lý” củaba Chi, Tợ Hiện Lượng, Tợ Tỷ Lượng của Tợ Năng Lập; cho đến dùng môn học Nhân Minh này mà hiển bày công dụng của “diệu biện”,chuẩn bị chuyên chở “nơi chỗ dư thừa” (Tất cả trong Luận Tạng---- kẻ có chí nên phát tâm chuyên cần học tập nó).

--- 2001.11.30 Nghĩa Quán Hoàn Cảo nơi Đài Bắc (Đại Tỳ Lô Tự)

---2002.5.12  nơi Mỹ Quốc “Biến Chiếu Tự”  ba lần so sánh mới hoàn tất.

---2002.8.5 nơi Mỹ Quốc “Biến Chiếu Tự” bốn lần so sánh mới hoàn tất.

 

C.- PHỤ LỤC: Thư Mục Tham Khảo:

 

1.-Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận Sớ, đời Đường, Pháp sư Huy Cơ biên 

      soạn. Đại Chánh Tạng quyển 44 (91 – 142). Tác giả ngoài đời gọi đây

là“Đại Sớ” hoặc “Nhân Minh Đại Sớ”.

2.- Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận Nghĩa Đoạn, đời Đường, Sa Môn 

      Huệ Chiểu thuật.  Đại Chánh Tạng quyển 44 (143-158).

3.- Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận Sớ Tiền Ký, đời Đường. Sa Môn Trí 

     Châu biên soạn. Vạn Tục Tạng tập thứ 86 (448-491). Đây là sớ giải 

     của Pháp sư Thích Khuy Cơ.

4.- Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận Trực Giải, đời Minh, Sa Môn Ngẫu

Ích Trí Húc thuật. Vạn Tục Tạng tập thứ 87 (77-85). Đây là một trong 

     Tướng Tông Bát Yếu Trực Giải.

5.- Du Già Sư Địa Luận.

6.- Giải Thâm Mật Kinh.

7.- Lăng Già Kinh

8.- Lăng Nghiêm Kinh.

9.- Viên Giác Kinh.

         10.- Encyclopedia Americana. (Đại Mỹ Bách Khoa Toàn Thư, Bản Anh   

                 Văn).

          11.- Đại Mỹ Bách Khoa Toàn Thư (Bản Hán Dịch)

          12.- Triết Học Đại Từ Thư, Phụ Đại Xuất Bản Xã, bản năm 1977.

          13.- Tây Dương Triết Học Từ Điển, Hạng Thối Kết Biên giải thích, Hoa 

                  Hương Viên Xuất Bản Xã, bản hai Dân Quốc năm 81.

          14.- Trung Quốc Đại Bách Khoa, Cẩm Tú Xuất Bản Xã, 1993.

          15.- Danh Dương Bách Khoa Đại Từ Điển, Danh Dương Xuất Bản Xã, Dân

Quốc năm 73.

          16.- Phật Quang Đại Từ Điển, Cao Hùng Phật Quang Sơn, 1988.

          17.- Phật Học Đại Từ Điển, Đinh Phúc Bảo biện soạn.

          18.- Đại Tạng Hội Duyệt, Pháp Sư Hội Tánh trước tác, Thiên Hoa Xuất 

                  Bản Xã, năm Dân 68.

         19.- Tam Tạng Pháp Số, nhà Minh. Pháp sư Nhất Như biên soạn.

          20.- Khương Hy Tự Điển.

          21.- Hình Âm Nghĩa Tổng Hợp Đại Từ Điển,Chánh Trung Thư Cuộc, 1998.

          22.- Từ Hải.

          23.-Lão Tử.

          24.- Lão Tử Dực, Nhà Minh, Tiều Hồng biên soạn.

         25.- Kinh Dịch.

 

Thích Thắng Hoan dịch tạm xong tác phẩm này ngày 4 tháng 7 năm 2017